Ngân hàng Phát triển Đức

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 31 - 33)

Ngân hàng phát triển Đức (KfW) là ngân hàng chính sách của Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức, thành lập năm 1948 theo Luật KfW về khuyến khích tái thiết nền kinh tế. Mục đích ban đầu của KfW là cung cấp nguồn tài chính dài hạn cho các ngành công nghiệp cơ bản như than và thép. Năm 1952, KfW bắt đầu cung cấp nguồn vốn trung, dài hạn cho hỗ trợ xuất khẩu. Năm 1961, KfW mở rộng hoạt động, tham gia vào chương trình cho vay phát triển các vùng trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các dự án

có hiệu quả kinh tế. Ngân hàng cũng khởi động một chương trình cung cấp các khoản vay của Chính phủ cho các nước phát triển; đến năm 1973 thực hiện thêm chức năng bảo lãnh.

Từ năm 1980, KfW đã duy trì được sự cân bằng giữa các hoạt động kinh doanh cho vay trong và ngoài nước, tập trung cho vay trong nước đối với các dự án bảo vệ môi trường và cho vay các chính quyền địa phương để mở rộng chương trình hỗ trợ xuất khẩu tại nước ngoài. Năm 1994, ngân hàng đã thực hiện một chương trình mới nhằm khuyến khích nghiên cứu và phát triển trong nước, qua đó tiếp tục củng cố vị thế của KfW như một tổ chức tài trợ chính sách tổng hợp có khả năng đáp ứng tức thời và phù hợp với những thay đổi về chính sách theo thời gian.

KfW cũng tài trợ cho các dự án xuất khẩu và các nghiệp vụ này thực hiện tương tự như các NHTM. Đối với các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên, KfW duy trì lãi suất thấp bằng cách cân đối các nguồn vốn huy động từ các quỹ công cộng. Ngoài ra để có đủ nguồn vốn cần thiết, KfW dùng vốn vay với lãi suất thấp từ quỹ đặc biệt của Chương trình khôi phục Châu Âu, ngân sách Liên bang, hoặc phát hành trái phiếu huy động vốn trực tiếp từ thị trường, nhận vốn uỷ thác từ Chính phủ Liên bang.

Với ưu thế là tổ chức tài chính của Nhà nước và được Chính phủ đặc biệt hậu thuẫn, KfW có mức tín nhiệm được xếp hạng AAA, trung bình hàng năm KfW huy động khoảng 55 tỷ Euro. Về quản lý và điều hành nguồn vốn, KfW thực hiện chiến lược quản lý tập trung nguồn vốn; KfW không phải đóng thuế, tất cả lợi nhuận được giữ lại dưới hình thức dự trữ.

Việc tài trợ đầu tư của KfW luôn sẵn có cho các dự án ở ba lĩnh vực chính: (i) thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ, (ii) bảo vệ môi trường và (iii) các biện pháp cơ cấu khác.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w