Ngân hàng Phát triển Nhà nước Trung Quốc

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 30 - 31)

Nhằm tách bạch các hoạt động cho vay thương mại và chính sách, tháng 3/1994 Ngân hàng Phát triển Nhà nước Trung Quốc (CDB) được thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng 4 cho vay các dự án cơ sở hạ tầng qui mô vừa và lớn, các dự án khôi phục công nghiệp. Hai ngân hàng chính sách khác là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc cũng được thành lập, lần lượt vào tháng 5 và 6/1994. Tháng 12/1998, Ngân hàng Đầu tư bị giải thể và sáp nhập vào CDB.

Cơ cấu tổ chức của CDB giống như 1 Bộ của Chính phủ, nó được xem ngang hàng với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương) và Bộ Tài chính. Thống đốc của CDB có hàm tương đương với Bộ trưởng. CDB chịu sự điều hành trực tiếp từ Quốc Vụ viện, CDB phải trình báo cáo hoạt động lên Quốc Vụ viện theo quy định. Hội đồng quản lý được thành lập như 1 đơn vị điều hành nội bộ; bao gồm những thành viên đại diện cho: Uỷ ban kế hoạch nhà nước, Uỷ ban thương mại và kinh tế nhà nước, Bộ ngoại thương và hợp tác kinh tế, Kiểm toán.

Nguồn vốn của CDB phần lớn từ phát hành trái phiếu. Trái phiếu của CDB phát hành trong nước được Chính phủ bảo lãnh. Phần lớn các trái phiếu 5 năm được các NHTM và trái phiếu 8 năm do tiết kiệm bưu điện mua. Lãi suất do Ngân hàng Nhân dân quyết định và có cân nhắc tới lãi suất của các công cụ tài chính khác có cùng thời hạn. Từ 1998, CDB đưa ra một phần hệ thống đấu thầu thông qua việc kết hợp một nhóm các NHTM để quyết định

lãi suất của trái phiếu, nên huy động được vốn với lãi suất thấp. Do được Chính phủ bảo lãnh, nên trái phiếu của CDB được Công ty Moody đánh giá ở mức A3, tương đương với độ an toàn cao nhất.

CDB về cơ bản cung cấp tài chính cho các dự án được Ủy ban kế hoạch Nhà nước phê duyệt và các dự án quan trọng, những chương trình mục tiêu lớn. CDB đã thành công trong việc tài trợ các dự án lớn mà chủ yếu là các dự án thuộc lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông, năng lượng và các dự án cơ sở hạ tầng khác. CDB cũng cho vay các ngành công nghiệp yếu kém như than và dệt, tuy nhiên tỷ trọng của các khoản vay này nhỏ và có thể kiểm soát được. Chỉ trong một thời gian ngắn từ khi được thành lập CDB đã có ảnh hưởng lớn trong khu vực tài chính với tư cách là người cho vay chính đối với các dự án lớn của Nhà nước như dự án Đập Tam Hiệp, các nhà máy điện nguyên tử, dự án đường sắt Bắc Kinh- Cao Hùng, dự án xây dựng sân bay mới ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu.

Từ tháng 12/2008, theo phê chuẩn của Quốc Vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, CDB được tái cấu trúc thành Tập đoàn Ngân hàng phát triển Trung Quốc (China Development Bank Corporation) và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w