Dẫn truyền của cú sốc giá lương thực vào lạm phát

Một phần của tài liệu Ảnh hướng của cú sốc giá dầu và giá lương thực thế giới đến lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển (Trang 58 - 62)

5. Nội dung và kết quả nghiên cứu

5.4.3. Dẫn truyền của cú sốc giá lương thực vào lạm phát

Lương thực là một trong những hàng hóa đặc biệt quan trong trong sản xuất và tiêu dùng ở hầu hết các nước Châu Á đang phát triển. Một sự gia tăng trong giá lương thực sẽ tác động đến nền kinh tế thông qua hai kênh chính, một là lạm phát và hai là sự gia tăng trong chi phí tài chính của việc trợ cấp lương thực. Vì đây được xem là một loại hàng hóa thiết yếu nên việc chính phủ các nước trong khu vực có các khoản trợ cấp cũng như thực hiện các biện pháp kiểm soát giá của mặt hàng này là hết sức quan trọng để bảo vệ người tiêu dùng và ổn định cuộc sống của người dân. Phần lớn các nước Châu Á còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung lương thực thế giới do dân số đông, nhu cầu tiêu thụ lương thực lớn trong khi đó sản lượng lương thực ở hầu hết các nước còn thấp do: (i) kỹ năng quản lý mùa vụ của nông dân còn yếu, (ii) việc sử dụng các loại hạt giống rẻ, cho năng suất không cao, (iii) thiếu cơ sở hạ tầng nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, (iv) thiếu kinh nghiệm cũng như đầu tư cho nghiên cứu và vẫn tồn tại sự khác biệt lớn giữa nghiên cứu và thực

tiễn. Sự phụ thuộc cao vào nguồn cung của thế giới có thể là nguồn gốc sự dẫn truyền cao từ giá lương thực vào lạm phát ở các nước trong khu vực.

Kết quả ước lượng đầu tiên chỉ ra rằng có sự dẫn truyền cao từ giá lương thực thế giới vào lạm phát trong nước ở các quốc gia có tỷ trọng lương thực trong CPI cao. Việt Nam và Philippines là hai đại diện tiêu biểu. Như đã từng đề cập ở phần nguồn gốc lạm phát, Việt Nam và Philippines thuộc nhóm nước có tỷ trong lương thực trong CPI cao, con số này ở hai nước lần lươt là 40% và 47%. Hệ số dẫn truyền của giá lương thực vào lạm phát CPI ở Việt Nam cao nhất trong 10 quốc gia quan sát, đạt đến 1%. Hệ số dẫn truyền này ở Philippines là 0,36%. Trong khi đó, sự dẫn truyền của yếu tố này ở các nước còn lại chỉ khoảng 0,05% đến 0,15%.

Kết quả thứ hai được tìm thấy là tương tự như giá dầu, sự dẫn truyền giá lương thực vào lạm phát cao hơn đáng kể ở những nước nhập khẩu lương thực như Indonesia, Malaysia, Philippines và có sự dẫn truyền thấp hơn ở nhóm nước xuất khẩu như Cambodia, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan (ngoại trừ Việt Nam do Việt Nam có đặc điểm tỷ trọng lương thực trong CPI cao đã phân tích ở trên). Sở dĩ có điều này là do các nước nhập khẩu lương thực có sự phụ thuộc cao hơn vào nguồn lương thực thế giới hơn là những nước xuất khẩu tương tự như giá dầu.

Kết quả thứ ba, giá lương thực dẫn truyền vào lạm phát CPI-NF cao hơn lạm phát

CPI-F ở đa số các nước, ngoại trừ Singapore và Trung Quốc. Xem xét ở Việt Nam, 1% tăng lên của giá lương thực thế giới sẽ làm giá lương thực trong nước tăng 0,4%, trong khi đó giá các hàng hóa tiêu dùng không tính đến lương thực sẽ biến động gấp 4 lần giá lương thực trong nước là bị đẩy lên 1,6% giá trước đó. Ở các nước như Brunei, Ấn Độ, Malaysia cũng cho kết luận tương tư, khi hệ số dẫn truyền vào giá lương thực trong nước ở ba nước này lần lượt là 0,08%, 0,04%, 0,07% thì hệ số dẫn truyền vào lạm phát phi lương thực tương ứng là 0,13%, 0,12% và 0,17%. Ở Singapore do nền nông nghiệp trong nước ít phát triển nên lương thực trong nước phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nhiều hơn các hàng hóa khác nên hệ số dẫn truyền vào giá lương thực trong nước đạt 0,035%, cao hơn hệ số dẫn truyền vào giá phi

lương thực 0,03%. Trung Quốc do ưu tiên xuất khẩu quá mạnh trong giai đoạn giá lương thực thế giới tăng cao nên nguồn cung nội địa càng hạn chế dẫn đến kết quả dẫn truyền tương tự như Singapore.

Ngoài ra khi xem xét sự dẫn truyền ở từng quốc gia riêng lẻ nhận thấy rằng, Việt Nam là quốc gia có sự dẫn truyền giá lương thực vào lạm phát CPI cao nhất 1% do các đặc điểm sau :

- Ở Việt Nam lương thực là hàng hóa trọng yếu, và tỷ trọng lương thực trong

rổ hàng hóa tính CPI cao (40%)

- Việt Nam có chế độ tỷ giá neo cố định truyền thống (theo thống kê IMF – bảng 5.3) nên khi cú sốc lương thực xảy ra tỷ giá không có sự kinh hoạt tự điều chỉnh theo thị trường để hấp thụ một phần ảnh hưởng của sốc, dẫn đến cú sốc dẫn truyền vào giá nội địa cao.

- Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cũng

như hàng hóa bao gồm lương thực và kể cả hàng hóa phi lương thực nên chịu sự tác động của cú sốc giá thề giới thông qua giá nhập khẩu.

Ấn Độ có sự dẫn truyền tương đối thấp hơn so với dự đoán, hệ số dẫn truyền cú sốc giá lương thực vào CPI là 0,06%, CPI-F và CPI-NF lần lược là 0,02% và 0,08%. Sở dĩ Ấn Độ có hệ số dẫn truyền giá lương thực thế giới vào giá lương thực trong nước thấp như vậy hoàn toàn trùng khớp với kết quả nghiên cứu của ADB (2008) về việc chính phủ Ấn Độ đã can thiệp khá nhiều để làm giảm tác động của cú sốc này vào nền kinh tế trong nước. ADB đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn 1998 – 2002 Ấn Độ có thăng dự gạo và lương thực do trong giai đoạn này chính phủ thực hiện trợ cấp thông qua hỗ trợ giá mua và chi phí đầu vào. Điều này đã làm tăng động lực cho nông dân sản xuất. Tuy nhiên, khi giá lương thực thế giới tăng cao nguồn gạo thặng dư vẫn không đủ cung ứng cho nhu cầu gia tăng dẫn đến năm 2007 Ấn Độ bước vào giai đoạn thâm hụt lương thực. Trước tình hình đó, chính phủ Ấn Độ đã chuyển hướng phát triển nền kinh tế sang mở rộng đầu tư lĩnh vực nông nghiệp nhằm có thể tự cung tự cấp loại hàng hóa này. Đồng thời tăng cường các chính sách trợ cấp nông

nghiệp như trợ cấp chi phí đầu vào, phân bón và thủy lợi, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn. Kết quả là Ấn Độ không những hạn chế được mức độ tác động của cú sốc giá lương thực vào trong nước mà thời gian sau đó đã trở thành một trong những nước xuất khẩu lương thực của khu vực.

Indonesia và Philippine cũng là hai quốc gia có nhiều khoản trợ cấp lương thực. Như đã trình bày ở phần các nguyên nhân của sự gia tăng giá lương thực va giá dầu, theo kết quả điều tra của ADB năm 2008 thì chi phí trợ cấp gạo của Philippines năm 2008 đã đạt đến P32,8 tỷ với mức giá mua là P29,4/kg và bán với mức giá P7,25/kg. Ngân sách trợ cấp lương thực ở Indonesia là Rp9,8 nghìn tỷ, tăng từ 7,2 nghìn tỷ sao với năm trước (tăng 36%). Tuy đã thực hiện các khoản trợ cấp lớn nhưng vì chi phí tài chính cho trợ cấp trong giai đoạn giá lương thực quá cao này quá tốn kém nên các nước này không thể duy trì các khoản trợ cấp này trong thời gian dài điều này đã làm cho hệ số dẫn truyền giá lương thực vào lạm phát CPI ở Philippines kỳ 4 là 0,04% lên 0,25% sau 3 tháng, con số này ở Indonesia là 0,08% ở kỳ thứ 2 và 0,16% ở kỳ thứ 4.

Hình 5.12 : Hệ số dẫn truyền tích lương thực thế giới vào lạm phát, giai đoạn 2000-2012

Nguồn: Kết quả ước tính thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Ảnh hướng của cú sốc giá dầu và giá lương thực thế giới đến lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)