0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Yếu tố cấu trúc và tính chu kỳ

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỚNG CỦA CÚ SỐC GIÁ DẦU VÀ GIÁ LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI ĐẾN LẠM PHÁT Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 33 -34 )

5. Nội dung và kết quả nghiên cứu

5.2.1. Yếu tố cấu trúc và tính chu kỳ

Yếu tố cấu trúc là một trong những cơ sở giải thích những gì đã xảy ra với giá lương thực thế giới trong những năm gần đây. Theo nghiên cứu của ADB(2008b) đã tìm thấy rằng giá cổ phiếu về gạo và các loại ngũ cốc khác trên toàn thế giới giảm mạnh biểu thị một sự thật rằng tăng trưởng sản xuất đã giảm xuống dưới mức tăng trưởng tiêu thụ trong nhiều năm. Mức sản xuất gạo và lúa mì giảm sút, năm 2008 vào khoảng 200 triệu tấn, so với 350 triệu tấn năm 2000, giảm khoảng 43% (USDA2008) . Vào năm 2008, việc tăng giá gạo trên thị trường thương mại quốc tế không chỉ phản ánh mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ mà còn phản ánh nỗ lực làm tăng giá của nhóm cổ phiếu này và tạo một áp lực lớn trong quan hệ cung-cầu. Thị trường gạo thế giới không vững chắc là do tính không đối xứng giữa phần lớn các quốc gia tiêu thụ và số ít các nước sản xuất để xuất khẩu.

Một yếu tố khác thuộc về mặt cấu trúc là sự khan hiếm dầu ngày càng tăng do sự trì trệ nguồn cung cấp từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và sự suy giảm

trong sản xuất ở các nền kinh tế phi OPEC ( non-OPEC economics), thậm chí phải

đối mặt với sự suy thoái G3 và suy thoái theo chu kỳ dự kiến trong sự phát triển thế giới năm 2008, giá dầu tiếp tục đạt những mức cao mới. Mối quan hệ chặt chẽ giữa giá dầu và giá lương thực đã góp phần đẩy giá lương thực tăng cao.

Các yếu tố mang tính chu kỳ cũng có những ảnh hưởng không tốt đối với xu hướng giá lương thực. Thời tiết bất lợi gồm có hạn hán làm thất bại vụ thu hoạch lúa mì tại Úc năm 2007 và lũ lụt ở Nam Á gây thiệt hại sản xuất và dịch rầy nâu phá hoại ở

Việt Nam. Cuộc khủng hoảng thị trường tài chính năm 2008 cũng tạo ra một hiệu ứng theo chu kỳ làm cho các nhà đầu tư chuyển sang đầu tư vào những mặt hàng với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao như vốn chủ sở hữu, trái phiếu và các công cụ thị trường tiền tệ hơn là đầu tư vào những mặt hàng lợi nhuận thấp như các sản phẩm sản xuất cũng là nguyên nhân làm giảm sản lượng cung ứng của lương thực và các mặt hàng sản xuất khác.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỚNG CỦA CÚ SỐC GIÁ DẦU VÀ GIÁ LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI ĐẾN LẠM PHÁT Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 33 -34 )

×