Cơ sở đưa hai biến lạm phát CPI-F và lạm phát CPI-NF trong mô hình

Một phần của tài liệu Ảnh hướng của cú sốc giá dầu và giá lương thực thế giới đến lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển (Trang 35 - 41)

5. Nội dung và kết quả nghiên cứu

5.3. Cơ sở đưa hai biến lạm phát CPI-F và lạm phát CPI-NF trong mô hình

hình VAR

Như đã trình bày ở trên, việc giá dầu và giá lương thực thế giới tăng cao ngày càng cho thấy có nhiều mối liên hệ với sự gia tăng của lạm phát ở hầu hết các nước Châu Á đang phát triển. Đồng thời các chính sách phản ứng lại với sự tăng giá hàng hóa thế giới trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều kết quả trái chiều nhau, mà nguyên nhân có thể là do sự khác nhau về nguồn gốc lạm phát ở mỗi nước. Chính vì vậy việc xác định nguồn gốc lạm phát cũng như mức độ dẫn truyền càng trở nên ý nghĩa hơn. Tuy nhiên để có một kết quả chính xác thì mô hình được sử dụng phải đảm bảo có độ tin cậy. Nội dung trọng tâm của phần này là thực hiện một số đo lường nhằm mục đích xem xét cơ sở của việc đưa hai biến lạm phát CPI-F và CPI-NF vào mô hình VAR ước lượng mức độ dẫn truyền của cú sốc giá dầu và giá lương thưc vào lạm phát thay thế cho hai biến IPI và PPI. Cơ sở để xem xét mức độ thích hợp của hai biến này bao gồm ba nội dung chính sau:

Một là thực hiện thống kê mô tả của hai biến lạm phát CPI-F và CPI-NF để xem xét mức độ biến động cũng như độ lệch chuẩn và độ dốc của hai biến này ở mẫu 10 quốc gia được quan sát trong bài. Qua đó có sự so sánh về mức độ biến động và độ

dốc của hai biến để xem biến nào biến động nhiều hơn và xem xét trong giai đoạn giá dầu và giá lương thực biến động mạnh thì hai biến này có biến động mạnh tương ứng không ? Đồng thời trong phần phân tích cơ sở của việc thay thế biến này thì mẫu của chúng tôi sẽ được sắp xếp theo thứ tự GDP/người giảm dần từ trái qua phải nhằm xem xét liệu có sự liên quan nào giữa biến động của CPI-F và CPI-NF với thu nhập trung bình ở các nước hay không ?

Cơ sở thứ hai để đánh giá mức độ hợp lý của hai biến CPI-F và CPI-NF trong mô hình là độ dai dẳng của lạm phát hai chỉ số giá này. Lý do cho việc lựa chọn độ dai dẳng làm cơ sở đánh giá sự phù hợp của các biến trong mô hình là một biến được đưa vào mô hình như một nhân tố tác động đến lạm phát chỉ khi nó là một cú sốc trung – dài hạn. Các cú sốc không thường xuyên, diễn ra trong ngắn hạn thì nên được bỏ qua trong việc xác định lạm phát. Ngay cả khi những cú sốc này là lớn nhưng nếu chúng chỉ xuất hiện tạm thời và biến mất nhanh thì những ảnh hưởng của chúng đến lạm phát trong ngắn hạn sẽ không quan trọng. Ngược lại những cú sốc dai dẳng sẽ có ảnh hưởng trong dài hạn, và có khả năng rất lớn gây ra kỳ vọng lạm phát cao sẽ là đối tượng là chính sách tiền tệ hướng đến để điều tiết. Chính vì vậy chúng tôi tiến hình đo lường sự dai dẳng của lạm phát CPI, CPI-F và CPI-NF để xem xét, nếu lạm phát CPI-F và CPI-NF đều có sự dai dẳng cao thì nó cũng chính là nhân tố ảnh hưởng lớn đến lạm phát và cần thiết được đưa vào mô hình để ước lượng sự dẫn truyền của các cú sốc ngoại sinh vào CPI tổng thể.

Cơ sở cuối cùng nhưng rất quan trọng đó là có hay không sự dẫn truyền giữa hai biến CPI-F và CPI-NF ở mẫu 10 quốc gia được quan sát trong đề tài này. Để hai biến này được đưa vào mô hình thì phải chắc chắn có sự dẫn truyền giữa chúng. Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành đánh giá độ lớn của hệ số dẫn truyền từ CPI-F vào CPI-NF và sự dẫn truyền ngược lại từ CPI-NF vào CPI-F. Qua đó sẽ xác định xem thứ tự của hai biến này trong mô hình VAR theo trật tự Cholesky theo mức độ nội sinh tăng dần từ trên xuống đã phù hợp hay chưa ? Nếu như mức độ dẫn truyền từ CPI-F vào CPI-NF là lớn hơn chiều dẫn truyền ngược lại thì thứ tự hai biến này

trong mô hình được trính bày ở phần 3 – Phương pháp nghiên cứu là hoàn toàn hợp lý.

5.3.1. Thống kê mô tả hai biến lạm phát CPI-F và CPI-NF

Việc xem xét sự biến động của các cú sốc giá lương thực và giá phi lương thực cũng rất quan trọng trong việc đánh giá sự tác động của chúng đến lạm phát. Những cú sốc về lạm phát giá lương thực càng lớn và càng thường xuyên thì nó sẽ càng tác động mạnh đến lạm phát nói chung và lạm phát phi lương thực nói riêng. Ngược lại sự biến động của chúng là nhỏ thì mức độ ảnh hưởng đến lạm phát tổng thể sẽ không đáng kể.

Hình 5.3 biểu diễn mức lạm phát lương thực, phi lương thực trung bình hàng năm và sự khác biệt giữa chúng ở 10 quốc gia được xem xét trong bài cho thấy rằng có một sự tương quan giữa độ lớn của lạm phát lương thực và lạm phát phi lương thực. Những quốc gia có lạm phát lương thực cao thì lạm phát phi lương thực cũng cao hơn tương ứng. Điều này cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ giữa CPI-F và CPI-NF về độ lớn. Đồng thời hình vẽ này cũng chỉ ra rằng lạm phát lương thực có xu hướng thấp hơn lạm phát phi lương thực ở những nước có thu thập cao và lạm phát lương thực cao hơn lạm phát phi lương thực ở những quốc gia có thu nhập thấp. Cụ thể

xem xét trong phạm vi 10 quốc gia được quan sát trong bài ta thấy rằng lạm phát CPI-F nhỏ hơn lạm phát CPI-NF ở nhóm mẫu 5 quốc gia có GDP/người cao như Singappore, Brunei, Malaysia, Trung Quốc và Thái Lan. Còn nhóm 5 quốc gia có GDP/người thấp Philippines, Ấn Độ, Cambodia, Việt Nam (ngoại trừ Indonesia) thì lạm phát CPI-F cao hơn CPI-NF. Hay nói đúng hơn những nước có thu nhập thấp thì giá lương thực trung bình tăng nhanh hơn giá phi lương thực.

Giá lương thực trung bình cao hàm ý rằng giá lương thực sẽ tăng lên tương đối so với giá phi lương thực theo thời gian. Ở những nước càng nghèo thì tốc độ này lại càng cao do khi tiền lương tăng lên thì người tiêu dùng ở những nước này có xu hướng tiêu dùng nhiều lương thực hơn và đẩy giá lương thực tăng lên tương đối so với các hàng hóa khác. Khoảng cách này sẽ được thu hẹp dần ở những nước có thu nhập cao hơn bởi vì ở những nước này thì thị hiếu tiêu dùng đã thay đổi và có xu hướng gia tăng tiêu dùng những hàng hóa xa sỉ phẩm thay vì hàng hóa thiết yếu như lương thực khi thu nhập tăng lên. Sự khác nhau về mức độ chênh lệch giữa tốc độ tăng của giá lương thực và giá phi lương thực ở những nước nghèo và những nước giàu cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như khả năng trao đổi hàng hóa với khu vực bên ngoài sẽ tác động đến nguồn cung trong nước hay năng suất lao động nông nghiệp.

Hình 5.4 cho thấy sự biến động của lạm phát lương thực và phi lương thực ở các quốc gia trong mẫu. Một lần nữa mẫu được sắp xếp theo thứ tự GDP/người giảm dần từ trái sang phải cho thấy lạm phát giá lương thực biến động ít hơn giá phi lương thực ở cả 10 quốc gia được quan sát. Sự chênh lệch độ lệch chuẩn giữa lạm phát CPI-NF và CPI-F tăng dần ở những quốc gia có thu nhập càng thấp. Sở dĩ có điều này là do các nước có thu nhập thấp hầu hết là những quốc gia có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên so với các hàng hóa phi lương thực thì lương thực có sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài thấp hơn. Chính vì vậy, giá lương thực hầu như ít biến động và giá phi lương thực thì biến động mạnh hơn nên làm tăng sự khác biệt trong độ lệch của chúng. Tuy nhiên, thì sự biến động lớn trong giá hàng hóa phi lương thực cũng có thể là kết quả của sự kết hợp giữa tác động của giá hàng hóa thế giới và sự tác động của giá lương thực trong nước vào hàng hóa phi lương thực. Một đặc điểm nữa về lạm phát CPI-F và CPI-NF đáng được quan tâm là độ dốc của đường xu hướng. Hình 5.5 biểu diễn độ dốc của lạm phát lương thực và lạm phát phi lương thực giai đoạn 2000-2012 cho thấy rằng độ dốc CPI-F dương và có khuynh hướng dốc lên nhẹ về phía phải. Điều này có nghĩa là lạm phát CPI-F trung bình luôn tăng trong giai đoạn 2000-2012 và tăng mạnh hơn ở những nước có thu nhập thấp hơn. Hay nói cách khác thì đối với những nước nghèo việc kiểm soát giá lương thực càng trở nên khó khăn hơn. CPI-NF thì có xu hướng ngược lại, đường xu hướng của lạm phát CPI-NF có khuynh hướng dốc xuống về phía bên phải và hệ số góc dương ở nhóm 5 quốc gia có thu nhập cao, hệ số góc âm ở nhóm 5 quốc gia có thu nhập thấp trong mẫu.

Cuối cùng, sự thay đổi của lạm phát cũng được xem xét. Độ lệch chuẩn của sự thay đổi trong lạm phát được biểu diễn ở hình 5.6. Kết quả được tìm thấy cũng gần như tương tự như kết quả của độ lệch lạm phát ở hình 5.4. Sự biến động trong sự thay đổi của lạm phát phi lương thực thì lớn hơn lạm phát lương thực. Điều này phù hợp với kết quả trong bài nghiên cứu của Jame P.Wash (2011) cũng tìm thấy rằng ở hầu hết các nước đang phát triển thì giá hàng hóa phi lương thực thường biến động nhiều hơn giá lương thực. Đồng thời kết quả này cũng có thể ủng hộ phần nào cho quan điểm có sự tác động mạnh từ CPI-F vào CPI-NF và chính sự cộng hưởng giữa sự ảnh hưởng của các cú sốc giá hàng hóa thế giới với giá lương thực trong nước đã gây ra sự biến động lớn đến lạm phát CPI-NF như vậy.

Tóm lại, thống kê mô tả cho thấy rằng giá hàng hóa phi lương thực trung bình tăng nhanh hơn tương đối so với giá lương thực điều này phần nào ủng hộ cho quan điểm có sự tác động giữa lạm phát lương thực trong nước vào lạm phát phi lương thực và sự cộng hưởng giữa mức độ tác động của các cú sốc cung thế giới, cú sốc lương thực trong nước đã làm cho lạm phát phi lương thực càng biến động mạnh hơn. Lạm phát giá lương thực có độ dốc dương tăng dần ở những nước có thu nhập càng thấp. Lạm phát giá phi lương thực thì cho kết quả ngược lại, độ dốc giảm dần

ở những quốc gia càng nghèo, độ dốc dương ở những nước có thu nhập cao và độ dốc âm ở những quốc gia có thu nhập thấp.

Một phần của tài liệu Ảnh hướng của cú sốc giá dầu và giá lương thực thế giới đến lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)