Đánh giá mức độ dai dẳng của CPI-F và CPI-NF so với CPI

Một phần của tài liệu Ảnh hướng của cú sốc giá dầu và giá lương thực thế giới đến lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển (Trang 41 - 44)

5. Nội dung và kết quả nghiên cứu

5.3.2. Đánh giá mức độ dai dẳng của CPI-F và CPI-NF so với CPI

Như đã trình bày ở phần trên sự dai dẳng được xem là một cơ sở để đánh giá một cú sốc là cú sốc tác động trong dài hạn hay ngắn hạn. Chỉ có những cú sốc dài hạn mới là đối tượng mà chính sách tiền tệ quan tâm để có những phản ứng điều chỉnh còn ngược lại những cú sốc ngắn hạn sẽ nhanh chóng biến mất nên không cần có những chính sách để phản ứng lại. Hiện nay việc xem xét cú sốc giá lương thực và giá phi lương thực có tính dai dẳng hay không thì đang được bàn luận. Cho nên một số nhà hoạch định chính sách cũng như nhà nghiên cứu thường bỏ qua hai biến này trong phép tính lạm phát vì cho rằng tính dai dẳng của chúng thì không đáng kể. Nhưng rõ ràng giá cả lương thực và giá phi lương thực đóng một vai trò quan trọng trong việc tính toán lạm phát. Nó tác động vào lạm phát tổng thể và kỳ vọng lạm phát. Thế nên, việc xem xét có nên đưa hai biến này vào mô hình đo lường mức độ dẫn truyền của các cú sốc và lạm phát là vấn đề đáng được quan tâm.

Trong phạm vi bài nghiên cứu này việc đo lường tính dai dẳng của lạm phát giá lương thực và giá phi lương thực sẽ được thực hiện theo phương pháp SARC (Sum of Autoregressive Coefficients) được Pivetta và Reis sử dụng để đo lường sự dai

dẳng của lạm phát ở Mỹ năm 2007. Phương pháp này được đưa ra bởi Andrew và Chen (1994) dựa trên sự ước lượng phương trình tự hồi quy đường cơ sở:

(1)

là lạm phát của một giỏ hàng X có thể là CPI, CPI-F hoặc CPI-NF theo thời gian t. Phương trình này có thể viết lại theo hàm đa thức trễ:

(2)

Trong đó là đa thức có cùng độ trễ như phương trình (1).

Dữ liệu của mô hình này là CPI, CPI-F và CPI-NF theo quý giai đoạn 2001-2012 được thu thập và xử lý như phần mô tả số liệu ở phần 3.

Đối với mỗi quốc gia trong mẫu, phương trình (1) được thực hiện hồi quy cho lạm phát CPI, lạm phát lương thực và phi lương thực. Phương trình 1 được chạy 9 lần, với q chạy từ 1 đến 9. Trong số 9 mô hình được ước lượng cho mỗi chỉ số giá, mô hình được chọn sẽ là mô hình có giá trị Akaike (AIC) nhỏ nhất. Mô hình AR(q) được ước lượng bằng cách sử dụng kỹ thuật ARIMA hợp lý tối đa chuẩn. Dữ liệu đầu vào được kiểm tra tính dừng bằng kiểm định nghiệm đơn vị và các biến không dừng sẽ được lấy sai phân để đảm bảo kết quả hồi quy là hợp lý. Hầu hết các biến CPI, CPI-F và CPI-NF ở các nước đều dừng tuy nhiên một số ngoại lệ như biến CPI và CPI-NF ở Singapore và Thái Lan dừng ở sai phân bậc 1.

Sau khi lựa chọn được mô hình hồi quy hợp lý nhất ở mỗi nước ta tính

, . Sự dai dẳng của mỗi chỉ số giá sẽ được đại diện bằng 1/(1- ), càng lớn thì tính dai dẳng của lạm phát càng cao.

Bảng 5.1: Kết quả đo lường sự dai dẳng lạm phát ở 10 quốc gia được quan sát giai đoạn 2001-2012

CPI CPI-F CPI-NF Food-Non food

Singapore 0.7296 6.8647 1.2555 5.6092 Brunei 2.9299 3.0271 5.4787 -2.4516 Malaysia 5.4790 3.1857 5.4787 -2.2930 China 0.5282 1.1434 4.2743 -3.1310 Thailand 1.0975 1.9464 1.0303 0.9161 Philippines 1.7744 4.4871 1.5425 2.9445 Indonesia 2.8574 2.4405 3.0749 -0.6344 India 0.9227 10.9137 9.6416 1.2721 Cambodia 2.0429 3.3226 2.5782 0.7445 Việt Nam 0.6761 12.1606 0.6839 11.4766 Quốc gia

Bảng 5.2: Thống kê mô tả sự dai dẳng lạm phát ở 10 quốc gia được quan sát giai đoạn 2001-2012

CPI CPI_F CPI_NF

Mean 1.9038 4.9492 3.5039 Median 1.4360 3.2542 2.8266 Maximum 5.4790 12.1606 9.6416 Minimum 0.5282 1.1434 0.6839 Std. Dev. 1.5337 3.8109 2.7904 Skewness 1.3020 1.0142 1.0228 Kurtosis 3.8915 2.5430 3.2411 Sum 19.0376 49.4918 35.0388 Sum Sq. Dev. 21.1710 130.7068 70.0787 Observations 10 10 10

Hình 5.1 biểu diễn kết quả đo lường sự dai dẳng ở mẫu 10 quốc gia được quan sát chỉ ra rằng ở hầu hết các nước lạm phát giá lương thực và lạm phát phi lương thực thì dai dẳng hơn lạm phát tổng thể. Điều này phần nào cho thấy rằng cú sốc giá lương thực và giá phi lương thực là các cú sốc dài hạn. Đồng thời hình 5.2 thống kê mô tả sự dai dẳng lạm phát CPI, CPI-F, CPI-NF cho thấy trung bình lạm phát lương thực thì dai dẳng hơn lạm phát phi lương thực, điều này đặc biệt đúng đối với Việt Nam và Ấn Độ khi hệ số đại diện cho sự dai dẳng của lạm phát CPI-F lần lượt là

12,16 và 10,91. Trong khi đó, hệ số đại diện cho sự dai dẳng của lạm phát CPI-NF ở hai nước này chỉ ở mức 0,68 ở Việt Nam và 9,6 ở Ấn Độ. Thống kê mô tả cũng chỉ ra rằng sự dai dẳng của lạm phát giá lương thực có xu hướng biến động nhiều hơn sự dai dẳng của lạm phát giá hàng hóa phi lương thực được thể hiện bởi độ lệch chuẩn của sự dai dẳng lạm phát CPI-F cho hơn CPI-NF.

Qua kết quả ước lượng ở trên ta có thể kết luận rằng cú sốc CPI-F và CPI-NF là các cú sốc dài hạn có độ dai dẳng lớn hơn cả sự dai dẳng của lạm phát CPI tổng thể. Hay nói cách khác hai biến CPI-F và CPI-NF những ảnh hưởng đáng kể đến lạm phát trong dài hạn và là đối tượng nên được chính sách tiền tệ quan tâm trong việc đưa ra những chính sách phản ứng thích hợp trong giai đoạn lạm phát tăng cao.

Một phần của tài liệu Ảnh hướng của cú sốc giá dầu và giá lương thực thế giới đến lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)