Đo lường mức độ dẫn truyền từ CPI-F vào CPI-NF

Một phần của tài liệu Ảnh hướng của cú sốc giá dầu và giá lương thực thế giới đến lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển (Trang 44 - 46)

5. Nội dung và kết quả nghiên cứu

5.3.3. Đo lường mức độ dẫn truyền từ CPI-F vào CPI-NF

Bên cạnh sự dai dẳng của lạm phát, một cơ sở thứ ba cần phải xem xét để có thể đưa ra kết luận hai biến CPI-F và CPI-NF đưa vào mô hình là thích hợp đó là tồn tại sự dẫn truyền giữa hai biến này và sự dẫn truyền từ chiều CPI-F vào CPI-NF hay chiều ngược lại là lớn hơn để chứng minh trật tự Cholesly trong mô hình VAR chính trong đề tài này đo lường sự dẫn truyền của cú sốc giá dầu và giá lương thực vào lạm phát là chính xác. Chính sự dẫn truyền giữa CPI-F và CPI-NF sẽ góp phần tăng sự hiệu quả của chính sách tiền tệ. Chẳng hạn như, nếu cú sốc giá lương thực không dẫn truyền vào cú sốc giá phi lương thực, thì chính sách tiền tệ phản ứng lại cú sốc giá lương thực thì không hiệu quả do không ngăn chặn được sự tăng lên của lạm phát phi lương thực. Ngược lại, khi cú sốc giá lương thực mà dẫn truyền vào cú sốc giá phi lương thực, chính sách tiền tệ thực hiện sớm hơn sẽ rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự gia tăng giá cả phi lương thực.

Trong phần này việc đo lường sự dẫn truyền từ CPI-F vào CPI-NF được tiến hành bằng việc ước lượng 2 phương trình tự hồi quy vecto (VAR) cho giá lương thực và phi lương thực:

(1) (2)

Trong đó là lạm phát lương thực và là lạm phát phi lương thực. Hàm phản ứng đẩy IRFs sẽ được sử dụng để xác định mức độ dẫn truyền giữa hai biến này. Phương pháp này được James P.Walsh sử dụng trong bài nghiên cứu năm 2011 của mình để chứng minh cho việc các nhà làm chính sách nên cân nhắc về việc đưa giá lương thực vào tính toán lạm phát. Trong phần xác định sự dẫn truyền giữa hai biến lạm phát CPI-F và CPI-NF, mẫu của chúng tôi được chia thành hai nhóm: 5 nước có GDP/người cao nhất gồm: Singapore, Brunei, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan là nhóm quốc gia giàu. 5 quốc gia còn lại là nhóm có GDP/người thấp là nhóm quốc gia nghèo. Chỉ số CPI-F và CPI-NF được dùng để chạy VAR hai biến là giá trị trung bình của mỗi nhóm nước.

Hình 5.7: Hàm phản ứng đẩy của lạm phát CPI-F và CPI-NF

-0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 PF PNF Response of PF to Cholesky One S.D. Innovations -1 0 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 PF PNF Response of PNF to Cholesky One S.D. Innovations Poor countries Poor countries 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 RF RNF Response of RF to Cholesky One S.D. Innovations 0.0 0.4 0.8 1.2 1.6 2.0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 RF RNF Response of RNF to Cholesky One S.D. Innovations Rich countries Rich countries

Dựa vào kết quả ước lượng VAR hai biến lạm phát CPI-F và CPI-NF (hình 5.7) ta thấy rằng ở cả hai nhóm nước đều có sự dẫn truyền từ CPI-F và CPI-NF và ngược lại. Tuy nhiên kết quả cũng chỉ ra rằng dù ở nhóm các quốc gia giàu hay nghèo thì sự dẫn truyền từ CPI-F vào CPI-NF là cao hơn đáng kể so với chiều dẫn truyền ngược lại từ CPI-NF vào CPI-F. Qua đây có thể kết luận rằng hai biến lạm CPI-F và CPI-NF đảm bảo có tồn tại sự dẫn truyền giữa chúng và sự dẫn truyền từ CPI-F vào CPI-NF là đáng xem xét hơn sự dẫn truyền từ CPI-NF vào CPI-F. Hay trật tự Cholesky theo thứ tự nội sinh tăng dẫn từ trên xuống trong mô hình VAR 7 biến đo lường sự dẫn truyền của cú sốc giá dầu và giá lương thực vào lạm phát ở 10 nước Châu Á đang phát triển trong phần 3 - Phương pháp nghiên cứu là hoàn toàn hợp lý. Kết luận, qua ba phân tích thống kê mô tả, đo lường sự dai dẳng của cũng như sự dẫn truyền giữa hai biến CPI-F và CPI-NF cho thấy rằng việc đưa hai biến CPI-F, CPI-NF vào mô hình VAR 7 biến thay thế cho IPI và PPI là có cơ sở do chúng mà những cú sốc dài hạn và xác định được mức độ nội sinh tăng dần từ CPI-F đến CPI- NF.

Một phần của tài liệu Ảnh hướng của cú sốc giá dầu và giá lương thực thế giới đến lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)