0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Yếu tố cung và cầu

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỚNG CỦA CÚ SỐC GIÁ DẦU VÀ GIÁ LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI ĐẾN LẠM PHÁT Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 34 -34 )

5. Nội dung và kết quả nghiên cứu

5.2.2. Yếu tố cung và cầu

Yếu tố tổng cầu được xem là yếu tố quan trọng nhất trong việc giải thích sự gia tăng giá lương thực những năm 2008 và 2011 và có thể coi là một sự ủng hộ quan điểm cho rằng yếu tố cấu trúc chiếm ưu thế hơn yếu tố theo chu kỳ. Trong những cơ sở ủng hộ tầm quan trọng của tổng cầu là sự tăng trưởng dân số thế giới và sự tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ ở các nền kinh tế mới nổi trên toàn cầu là hai cơ sở rõ ràng nhất để khẳng định sự gia tăng của tổng cầu. Yếu tố thứ ba là vấn đề liên quan đến việc thay đổi chế độ ăn uống sang các thực phẩm chất lượng cao như thịt và các sản phẩm từ sữa. Sản xuất thịt và các sản phẩm từ sữa đòi hỏi một lượng lớn ngũ cốc ở dạng thức ăn chăn nuôi. Để sản xuất 1kg thịt bò, có thể mất tới 7 kg ngũ cốc, do đó lượng calo chuyển hóa thành nhiều protein hơn (theo ADB 2008). Một yếu tố nhu cầu theo cấu trúc quan trọng khác là việc sử dụng các loại hạt lương thực để sản xuất ethanol thay thế cho dầu. Nhu cầu nhiên liệu sinh học đang tăng lên dẫn đến hạt ngũ cốc, đậu tương, đường, dầu thực vật được chuyển thành thức ăn chăn nuôi. Về phía cung, đô thị hóa và cạnh tranh nhu cầu đất thương mại trái ngược với mục đích nông nghiệp là một yếu tố quan trọng, cũng như là sự khan hiếm nước sạch cho nông nghiệp ngày càng tăng. Mô hình trồng trọt đi từ thực phẩm đến nhiên liệu sinh học cũng có thể làm giảm nguồn cung sẵn có của đất dành cho thực phẩm. Sự xao nhãng trong đầu tư về nông nghiệp, công nghệ, cơ sở hạ tầng và mở rộng các chương trình được xem là lý do để đổ lỗi cho sự phát triển trì trệ trong nguồn cung về gạo (IRRI 2008). Sự gia tăng chi phí đầu vào liên quan đến giá nhiên liệu cao kỷ lục và chi phí gia tăng năng lượng cho máy bơm thủy lợi cũng là những nhân tố gây tăng giá.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỚNG CỦA CÚ SỐC GIÁ DẦU VÀ GIÁ LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI ĐẾN LẠM PHÁT Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 34 -34 )

×