5. Nội dung và kết quả nghiên cứu
5.4. Kết quả ước lượng mô hình VAR
Phần phân tích ở mục 5.3 đã cho thấy mô hình VAR 7 biến đo lường sự dẫn truyền của cú sốc giá dầu và giá lương thực vào lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển là có cơ sở hợp lý. Sau khi chạy mô hình VAR cho mẫu 10 quốc gia được quan sát trong bài chúng tôi phân tích một số kết quả chính như sau:
5.4.1. Nguồn gốc lạm phát: Phân tích phương sai (Variance decomposition
analysis).
Nguồn gốc của lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển được phân tích thành hai nguyên nhân chính là chi phí đẩy và cầu kéo. Trong đó yếu tố chi phí đẩy bao gồm giá lương thực, giá dầu. Yếu tố cầu kéo chủ yếu là tổng cầu được đại diện bằng lỗ hổng sản lượng và kỳ vọng lạm phát được đại diện bằng hàm độ trễ của lạm phát trong nước. Việc xác định chính xác nguồn gốc của lạm phát có ý nghĩa quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả của chính sách tiền tệ được thực thi trong giai đoạn
xảy ra các cú sốc về giá thế giới. Như đã phân tích ở phần giới thiệu, trường hợp lạm phát của khu vực là do chi phí đẩy thì tức là trong giai đoạn này lạm phát trong nước bị đẩy lên cao do áp lực từ việc gia tăng chi phi đầu vào để xản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Trong tình huống này lạm phát tăng cao có thể đi kèm với suy giảm kinh tế và thất nghiệp gia tăng do các nhà sản xuất buộc phải cắt giảm nhân công để giảm thiểu chi phí. Trong trường hợp này nếu chính sách tiền tệ thắt chặt được thực thi sẽ để lại tổn thất nặng nề do sự thắt chặt của chính sách tiền tệ đồng nghĩa với xuất hiện các rào cản chống lại tăng trưởng kinh tế làm cho nền kinh tế càng suy giảm trầm trọng hơn. Tổng cầu cũng bị suy giảm làm chậm sự lưu thông hàng hóa, dịch vụ từ đó dẫn đến giảm vòng quay vốn. Đồng thời chính sách thắt chặt tiền tệ đi kèm với việc nâng lãi suất lên cao, điều này sẽ càng làm tăng chi phí tài chính. Kết hợp tất cả những phân tích trên ta dễ dàng nhận thấy rằng, thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt trong trường hợp lạm phát là do nguyên nhân chi phí đẩy không những không kiềm chế được sự gia tăng của lạm phát mà càng làm cho căng bệnh càng trầm trọng hơn. Ngược lại, nếu lạm phát của khu vực có nguyên nhân là do cầu kéo thì lúc này chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ là một công cụ mạnh trong cuộc chiến đẩy lùi lạm phát. Vì trong tình huống này, chính sách tiền tệ sẽ làm giảm tổng cầu, từ đó làm giảm sự gia tăng trong giá cả hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, phân tích nguồn gốc lạm phát sẽ giúp cơ quan quản lý chính sách tiền tệ xác định được biện pháp phản ứng thích hợp. Hiệu quả của chính sách tiền tệ có thể bị hạn chế nếu nguồn gốc của lạm phát chủ yếu là chi phí đẩy hơn là cầu kéo.
Dựa trên phương pháp phân tích phương sai phân tích sự tác động của các biến trong mô hình vào lạm phát CPI, lạm phát CPI-F và CPI-NF trong mô hình VAR đã phát hiện ra ba kết quả chính sau:
Một là, cú sốc giá dầu và giá lương thực giải thích thấp hơn 50% lạm phát giá tiêu
dùng (CPI) ở hầu hết các nước Châu Á đang phát triển sau 6 tháng xảy ra cú sốc. Tuy nhiên, xem xét tại thời điểm sau 18 tháng – lúc mà cú sốc đã được hấp thụ hoàn toàn ở 10 nước thì cho thấy rằng hai yếu tố chi phí đẩy này giải thích hơn 50% sự biến động của lạm phát CPI tại 4 quốc gia: Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và
Indonesia. Cụ thể, giá dầu và giá lương thực thế giới giải thích 72% sự tăng lên đột biến của CPI tại Thái Lan, con số này ở ba nước còn lại lần lượt là 56,47% ở Việt Nam, 50% ở Malaysia và Indonesia. Ở những nước còn lại, giá dầu và lương thực thế giới chỉ giải thích khoảng ít hơn 20% trong lạm phát giá tiêu dùng. Phần lớn nguyên nhân gây ra lạm phát ở những nước này là do sự dư thừa trong tổng cầu và kỳ vọng lạm phát. Ở Brunei, hai yếu tố cầu kéo này giải thích đến 74% lạm phát CPI. Trong khi đó nếu chỉ xét riêng yếu tố tổng cầu, ở Singapore tổng cầu giải thích đến 64% trong biến động của CPI, ở Ấn Độ và Philippines con số này lần lượt là 23% và 22%. Xem xét nhóm 4 quốc gia có giá dầu và giá lương thực là nhân tố chính gây ra sự gia tăng của lạm phát có thể rút ra các đặc điểm chung như sau:
- Thái Lan, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất của thế giới. Đồng thời
Thái Lan cũng là quốc gia xuất khẩu ròng dầu mỏ trong giai đoạn 2000- 2010. Malaysia cũng là quốc gia xuất khẩu ròng dầu mỏ giai đoạn 2000-2010 (trừ năm 2009) (Bảng 5.3: Dữ liệu xuất khẩu ròng dầu ở 10 quốc gia trong mẫu thống kê từ EIA).
- Indonesia là quốc gia có sự phụ thuộc cao vào nhập khẩu dầu. Trong 10 năm
liên tiếp từ năm 2000 đến năm 2010 luôn là quốc gia dẫn đầu trong khu vực về nhập khẩu ròng dầu mỏ, con số dầu nhập khẩu ròng của Indonesia lên đến 226,784 nghìn Barrels/ngày.
- Các nước Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Indonesia đều là những nước lương thực chiếm tỷ trọng cao trong rổ hàng hóa tính CPI. Ở Thái Lan và Việt Nam, lương thực chiếm tỷ trọng 40% trong CPI và hai nước còn lại lần lượt là 30% ở Malaysia và 36% ở Indonesia ( Bảng 2.1)
Như vậy ta kết luận rằng, cú sốc giá dầu và giá lương thực là nguồn gốc chính gây ra sự gia tăng của lạm phát giá tiêu dùng ở các nước xuất khẩu dầu, xuất khẩu lương thực và những nước mà lương thực là mặt hàng trọng yếu chiếm tỷ trọng lớn trong CPI như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia. Ngoài ra những nước có sự phụ thuộc cao
vào nguồn nhập khẩu dầu thế giới như Indonesia thì hai cú sốc giá thế giới này cũng là động lực chủ yếu thúc đẩy lạm phát gia tăng.
Bảng 5.3: Số liệu xuất khẩu ròng dầu ở 10 quốc gia được quan sát
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Brunei 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 -0.55 -1.27 -1.70 Cambodia -7.73 -9.46 -10.06 -10.85 -11.85 -12.47 -11.61 -12.53 -12.81 -11.51 -11.65 China 5.14 -5.77 13.49 28.44 -43.00 22.46 1.45 -19.62 -114.74 58.49 58.04 India 9.00 58.43 62.79 124.37 131.92 158.03 219.24 232.51 243.26 325.56 374.82 Indonesia -128.61 -135.06 -147.67 -145.57 -130.07 -150.21 -176.10 -226.78 -211.64 -144.60 -179.24 Malaysia 5.16 -5.52 -0.36 8.56 5.78 8.48 5.907 8.25 12.91 -11.34 11.00 Philippines -18.53 -23.55 -35.46 -43.33 -62.51 -37.61 -28.86 -44.17 -48.58 -65.30 -60.93 Singapore -521.52 -593.34 -505.59 -588.58 -654.36 -657.62 -755.34 -835.70 -1082.31 -823.89 -971.43 Thailand 18.06 23.22 28.00 26.59 28.66 27.76 45.25 43.92 63.26 75.82 94.00 Vietnam -82.10 -84.82 -82.53 -90.07 -111.64 -114.70 -105.42 -125.47 -125.02 -117.38 -80.63
Nguồn: International Energy Statistics.
Tuy nhiên chúng tôi cũng không quên xem xét đến một số trường hợp ngoại lệ. Brunei và Ấn Độ là hai quốc gia có lương thực chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ hàng hóa tính CPI ở mẫu 10 nước được quan sát (46%). Tuy nhiên, theo thống kê của EIA (Energy Information Administration) thì Brunei là quốc gia hoàn toàn không có sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu dầu, con số nhập khẩu ròng của quốc gia này gần như bằng 0 trong suốt giai đoạn 2000-2010 (Bảng 5.3). Đồng thời theo nghiên cứu của ADB năm 2008 cho thấy rằng trong suốt giai đoạn giá dầu và giá lương thực thế giới tăng cao, chính phủ Ấn Độ đã có sự đầu tư mạnh vào khu vực sản xuất lương thực và chuyển hướng từ một quốc gia phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu sang quốc gia có thể tự đảm bảo nguồn cung cho nhu cầu lương thực trong nước và hơn thế nữa là trở thành quốc gia xuất khẩu gạo. Chính điều này đã làm hạn chế sự phụ thuộc của giá cả trong nước Ấn Độ vào giá cả lương thực thế giới. Ngoài ra Brunei là quốc gia có nền kinh tế mạnh, trong suốt giai đoạn hầu hết các nước đều chịu ảnh hưởng của sự tăng lên đột biến trong giá lương thực và giá dầu thì GDP thực của Brunei vẫn đạt mức tăng trưởng 7% năm 2008 (theo số liệu IFS). Từ đây có một phỏng đoán rằng, đây là quốc gia có tiềm lực thực hiện các khoản trợ cấp khổng lồ trong việc bù đắp tổn thất của nền kinh tế do cú sốc giá thế
giới gây ra. Chính đặc điểm ít phụ thuộc vào nguồn cung lương thực và dầu thế giới ở Brunei và Ấn Độ cũng như các khoản trợ cấp lớn có thể là một trong số các đặc điểm riêng biệt ở mỗi quốc gia giải thích cho việc có một sự tác động rất nhỏ từ giá lương thực và giá dầu thế giới vào giá cả trong nước ở hai quốc gia này.
Kết quả thứ hai rút ra từ phân tích phương sai của lạm phát là: giá lương thực có vai trò quan trọng hơn giá dầu trong việc giải thích lạm phát ở hầu hết các nước Châu Á đang phát triển được quan sát trong phạm vi bài nghiên cứu này. Cụ thể, giá lương thực giải thích từ 20% đến 50% lạm phát giá tiêu dùng, con số này ở Việt Nam là 56%, ở Cambodia và Thái Lan lần lượt là 35% và 31%. Trong khi đó giá dầu chỉ giải thích trung bình từ khoảng 2% đến 20% nguồn gốc của sự tăng lên trong chỉ số giá tiêu dùng. Giá dầu giải thích cho lạm phát CPI cao nhất ở Philippines cũng chỉ đạt 21%, và ở những nước còn lại như Việt Nam giá dầu chỉ giải thích được 0,5% lạm phát CPI, ở Trung Quốc, Ấn Độ con số này lần lượt là 0,39% và 2,3%.
Thứ ba, các yếu tố chi phí đẩy như giá dầu và giá lương thực giải thích cho lạm phát lương thực (CPI-F) tốt hơn là giải thích cho lạm phát phi lương thực (CPI-NF). Hai yếu tố này giải thích khoảng 50% nguồn gốc biến động của chỉ số CPI-F ở Trung Quốc, Malaysia, Philippines . Và con số này lên đến 65% ở Thái Lan. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia mà lương thực là hàng hóa quan trọng trong sản xuất, tiêu dùng và xuất – nhập khẩu. Điều này hoàn toàn đúng khi kết quả ước lượng chỉ ra rằng cú sốc giá lương thực thế giới giải thích đến 63% nguồn gốc của sự gia tăng trong chỉ số CPI-F, và kết hợp với giá dầu thì hai yếu tố chi phí đẩy này giải thích đến hơn 70% lạm phát lương thực trong nước ở Việt Nam. Trong khi đó, khi xem xét đến vai trò của giá dầu và giá lương thực trong việc giải thích lạm phát chỉ số CPI-NF kết quả phân tích phương sai theo mô hình VAR đã chỉ ra rằng hai yếu tố này chỉ giải thích khoảng từ 20% đến 30% sự tăng giá của các loại hàng hóa tiêu dùng không bao gồm lương thực. Ngay cả ở những quốc gia mà tác động của cú sốc ngoại sinh này là đáng kể như Việt Nam, Thái Lan thì nó cũng chỉ giải thích được dưới 50% lạm phát CPI-NF. Ở những nước còn lại như Brunei, Ấn Độ, Singapore
và Trung Quốc con số này dừng lại ở mức khiêm tốn lần lượt là 12,8%, 11,46%, 11,27% và 1,53%.
Hình 5.8: Phân tích phương sai
Nguồn: Kết quả ước tính thực nghiệm
Kết quả phân tích phương sai đã chỉ ra rằng, sự dư thừa trong tổng cầu và kỳ vọng lạm phát không phải là nguồn gốc chính gây ra lạm phát ở hầu hết các nước. Tuy nhiên cho dù là ở các quốc gia xuất khẩu hay nhập khẩu thì tổng cầu cũng luôn là
0 20 40 60 80 100 120 Lạm phát CPI 18 tháng sau cú sốc CPI CPI_NF CPI_F ER OG FP OP 0 20 40 60 80 100 120 Lạm phát CPI_F 6 tháng sau cú sốc CPI CPI_NF CPI_F ER OG FP OP 0 20 40 60 80 100 120 Lạm phát CPI_F 18 tháng sau cú sốc CPI CPI_NF CPI_F ER OG FP OP 0 20 40 60 80 100 120 Lạm phát CPI_NF 6 tháng sau cú sốc CPI CPI_NF CPI_F ER OG FP OP 0 20 40 60 80 100 120 Lạm phát CPI_NF 18 tháng sau cú sốc CPI CPI_NF CPI_F ER OG FP OP 0 20 40 60 80 100 120 Lạm phát CPI 6 tháng sau cú sốc CPI CPI_NF CPI_F ER OG FP OP
yếu tố quan trọng trong việc giải thích cho sự gia tăng lạm phát. Có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng, tổng cầu không ngừng tăng lên trong suốt giai đoạn lạm phát ở khu vực tăng cao. Chính sự tăng trưởng cao không bền vững diễn ra từ năm 2005 đã khởi đầu cho sự gia tăng của tổng cầu do chính sách tiền tệ mở rộng được thực thi ở hầu hết các nước. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tổng cầu được đại diện bằng biến lỗ hỗng sản lượng, vì sản lượng tiềm năng rất ít thay đổi nên sự mở rộng trong lỗ hổng sản lượng được xem là dấu hiệu của sự gia tăng trong tổng cầu. Hình 5.9 biểu diễn sự biến động của lỗ hổng sản lượng từ năm 2000-2012 đã chỉ ra rằng lỗ hổng sản lượng bắt đầu mở rộng ở hầu hết các nước từ năm 2004. Ở Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia GDP thực có xu hướng tăng và điều này đã làm cho lỗ hổng sản lượng ở ba quốc gia này vượt mốc 1 được xem là một bằng chứng về sự dư thừa của tổng cầu vào năm 2006. Ở các nước còn lại chỉ số này cũng đồng loạt tăng lên trên mốc 1 từ năm 2005. Điều này cho thấy rằng tổng cầu đã vượt mức hữu dụng của năng lực sản xuất tiềm năng ở hầu hết các nền kinh tế. Áp lực cầu cũng hình thành ở Việt Nam từ năm 2004. Lỗ hổng sản lượng ở quốc gia này đặc biệt mở rộng trong giai đoạn 2004 -2008 và đạt mức 1,5 vào năm 2007 cho thấy rằng áp lực cầu cũng là một trong những nguồn gốc gây ra áp lực gia tăng lạm phát ở Việt Nam.
Nguồn: Kết quả ước tính thực nghiệm.
Chú thích: Lỗ hổng sản lượng được tính bằng chênh lệch giữa GDP thực và GDP tiềm năng. Trong đó GDP tiềm năng được xác định là xu hướng của GDP thực và được đo lường bằng bộ lọc Hodrick-Prescott.
Một trong những yếu tố giải thích cho sự mở rộng của lỗ hổng sản lượng là chính sách tiền tệ mở rộng ở hầu hết các nước từ năm 2000-2012. Hình 5.10 mô tả biến động của lãi suất danh nghĩa ở 10 quốc gia chỉ ra rằng lãi suất danh nghĩa ở các nước này này liên tục giảm từ năm 2005 đến năm 2012. Lãi suất thấp tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng tổng cầu do tín dụng giá rẻ với mức chi phí tài chính thấp đã kích thích đầu tư cũng như đầu cơ. Điều này làm cho tổng cầu tăng đột biến nhưng không bền vững. Trong khi, ở các nước trong giai đoạn này sản lượng của nền kinh tế hầu như đã vượt mức sản lượng tiềm năng nên khó có thể gia tăng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu trong nước làm cho giá cả có cơ hội tăng nhanh. Ở Việt Nam, lãi suất thấp được duy trì ổn định từ 4% đến 6% trong giai đoạn 2000 - 2008. Cũng như đa số các nước còn lại, chính việc duy trì mức lãi suất thấp ưu đãi này đã góp phần giúp cho lạm phát lấy được đà tăng lên trong giai đoạn tiếp theo . Vào năm 2008, Việt Nam đã tăng mức lãi suất danh nghĩa lên đến mức 14% để