Giải pháp riêng cho Lào

Một phần của tài liệu thúc đẩy hợp tác thương mại song phương lào, việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 86)

10. Bố cục luận văn

3.2.3 Giải pháp riêng cho Lào

Một là: Lào cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng như đường sá, trung tâm thương mại để lưu thông hàng hóa tốt hơn thông qua nguồn vốn trong nước và tài trợ nước ngoài hoặc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để yếu của Lào hiện nay là cơ sở hạ tầng còn kém và lạc hậu nên khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Kinh nghiệm với các nước nghèo thấy

79

con đường ngắn nhất để cải thiện cơ sở hạ tầng là thu hút vốn đầu tư nước

ngoài và tăng cường nhận viện trợ của nước ngoài. Hiện nay, Nhật Bản là một trong một trong những nhà đầu tư và viện trợ ODA lớn nhất tại Lào. Đây là cơ hội rất tốt với Lào vì Nhật là một trong các nước có công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc loại tốt thế giới. Tuy nhiên, Lào cũng phải xem xét lại các điều kiện ràng buộc của đối tác để tránh bị thua thiệt.

Hai là: Lào phải coi Việt Nam là cửa ngõ quan trọng nối liền Lào với

đại dương và thế giới cũng như đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua các

cảng biển của Việt Nam. Vì Lào không có biển nên nếu chỉ hoạt động ngoại thương thông qua đường bộ và đường hàng không thì sẽ không đa dạng kênh phân phối và chi phí sẽ cao nên làm cho hàng hóa mất sức trên thị trường thế giới. Mặt khác, hiện nay Việt Nam đang đầu tư rất nhiều vào các cảng biển ở vùng Miền Trung như cảng Chân Mây, cảng Tiên Sa, cảng Dung Quất nhằm hiện đại hóa các cảng này ngang tầm quốc tế nên năng lực bốc xếp và vận chuyển hoàn toàn đáp ứng được xuất nhập khẩu của Lào.

Ba là:Lào nên đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực ngoại giao thông qua tổ

chức nhiều hơn nữa các chuyến thăm cấp cao cũng như cấp doanh nghiệp để tăng cường kí kết các hiệp định thương mại và tìm hiểu thị trường Việt Nam từ đó đưa ra chiến lược xuất nhập khẩu cho thích hợp. Trong những năm qua, lãnh đạo hai nước đã có những chuyến thăm hữu nghị, cũng đã đối thoại với doanh nghiệp hai nước. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ với nhu cầu tiềm năng hai nước.

Bốn là: Bên cạnh sự phát triển không đồng đều về cơ sở hạ tầng thì

công nghệ sản xuất là một tồn tại. Lào phải đầu tư đổi mới công nghệ để tăng cường năng lực hàng hóa xuất khẩu sang Việt Nam cũng như thế giới những mặt hàng mang nét đặc sắc của Lào. Song song với đầu tư vào đổi mới công nghệ thì Lào cũng phải đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực. Vì khi chất lượng

80

nguồn nhân lực được nâng lên, họ mới có thể tiếp cận và vận hành công nghệ mới để sản xuất hàng hóa xuất khẩu với chất lượng tốt hơn. Riêng trong thương mại quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao là nhân tố quyết định đến thành công.

Năm là: Các cơ quan chức năng của Lào sẽ phải thường xuyên cấp những thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu, ưu đãi thuế quan và phi thuế quan; cung cấp kịp thời những thay đổi trong chính sach cho doanh nghiệp

kinh doanh xuất nhập khẩu với Lào…

Sáu là: Tiềm năng du lịch của Lào rất lớn với các địa danh nổi tiếng

như Cánh đồng Chùm, những cánh rừng nguyên sinh…Việt Nam có các danh thắng nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng, Cố Đô Huế…Lào có thể kết hợp với Việt Nam để tổ chức các tour du lịch giữa hai nước. Nhờ đó Lào sẽ đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua bán hàng hóa cho khách du lịch.

Tóm lại: Nếu Việt Nam và Lào có được một những giải pháp như trên thì hoạt động xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Lào sẽ được cải thiện đáng kể, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những hướng đầu tư khác để đầu tư sản xuất kinh doanh tại Lào, nhằm khai thác lợi thế so sánh về thổ nhưỡng khi Lào có thể trồng được một số cây công nghiệp lân năm có

giá trị cao trong xuất khẩu và đẩu tư vào phát triển nông nghiệp chế biến tại

Việt Nam. Đồng thời thực hiện tốt về chuyển giao kĩ thuật nông nghiệp, nâng cao đội ngũ cán bộ kĩ thuật của Lào và khắc phục được tình trạng Lào không phải là thị trường có nguồn lực dồi dào.

Các giải pháp trên sẽ chỉ là một phần nhỏ trong nội dung hợp tác quan

hệ thương mại giữa Việt Nam và Lào trong thời gian tới. Nhưng tất cả đều nhằm phát huy tốt mối quan hệ sẵn có để hỗ trợ cho nhau, tăng thêm sức mạnh về kinh tế cho mỗi nước, thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia nhanh hơn, bền vững hơn…

81

Một phần của tài liệu thúc đẩy hợp tác thương mại song phương lào, việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 86)