10. Bố cục luận văn
2.1.2 Giới thiệu về nước CHXHCN Việt Nam
* Điều kiện tự nhiên – xã hội
Việt Nam là một nước có hình chữ S, thuộc bán đảo Đông Dương, phía
Đông, Nam và Tây Nam đều giáp biển, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây
giáp Lào và Campuchia trong đó đường biên giới chung với Lào dài 2067km. Việt Nam có diện tích tự nhiên 330.091 km đất liền và vùng biển rộng bao la. Vùng lãnh hải Việt Nam rộng 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý với diện tích khoảng 1 triệu km.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là có lợi thế cho trồng cây nhiệt đới như lúa, cao su, cà
26
phê…và chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. [6,20]
* Tình hình kinh tế xã hội
Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, kể từ Đại hội VI năm 1986 và hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đến nay, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng. Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang
thời kỳ phát triển mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh, bước đầu phát
huy được nhiều lợi thế của đất nước, của từng vùng và từng ngành; cải cách
thể chế kinh tế, từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý và hệ thống điều hành; cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính, tiền tệ; phát triển nguồn và chất lượng lao động, khoa học và công nghệ;…
Giai đoạn 2008 - 2012: Nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, từ nhóm nước thu thập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp). GDP bình quân 5 năm đạt 7%. Mặc dù bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (từ cuối năm 2008), nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt cao. Tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỷ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỷ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và
gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên
27
13,8 tỷ USD, vượt 16%. GDP năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000.
Trong năm 2013, mặc dù sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu còn rất chậm, song mức tăng trưởng kinh tế bình quân vẫn đạt
7%/năm, tuy thấp hơn kế hoạch (7,5% - 8%), nhưng vẫn được đánh giá cao
hơn bình quân các nước trong khu vực.
Như vậy, trong vòng 20 năm (1993 - 2013), tăng trưởng GDP của Việt
Nam đạt 7,34%/năm, thuộc loại cao ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, ở châu
Á và trên thế giới nói chung; quy mô kinh tế năm 2011 gấp trên 4,4 lần năm
1990, gấp trên 2,1 lần năm 2000 (thời kỳ 2003 - 2013 bình quân đạt
7,14%/năm).
Năm 2012, GDP tăng 5,03% so với năm 2013. Mức tăng trưởng tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2013, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn thì đây là mức tăng trưởng hợp lý. Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tính tăng 3,4% so với năm 2013; công nghiệp tăng 4,8% so với năm 2013. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2012 tăng 6,81%. Đầu tư
phát triển tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP. Xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 18,3% (10). Kim ngạch xuất khẩu có thể vượt qua mốc 100 tỷ USD, tỷ lệ kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP năm 2013 đã đạt xấp xỉ
170%, đứng thứ 5 thế giới. Vốn FDI tính từ 1988 đến tháng 7-2012 đăng ký
đạt trên 236 tỷ USD, thực hiện đạt trên 96,6 tỷ USD. Vốn ODA từ 1993 đến nay cam kết đạt gần 80 tỷ USD, giải ngân đạt trên 35 tỷ USD .
Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá, trong đó sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng được cải
28
kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao; khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định. Sự phục hồi và đạt mức tăng trưởng khá này đã tạo cơ sở vững chắc để quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm
(2011 - 2015) trong những năm sau đạt kết quả vững chắc hơn
* Chính sách đối ngoại của Việt Nam
Thế giới trong thế kỷ 21 tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và
khó lường. Toàn cầu hoá tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới tất cả các
nước. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn xẩy ra ở nhiều nơi với tính chất và hình thức ngày càng đa dạng và phức tạp.
Thế kỷ 21 đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chưa đựng rất nhiều thách thức. Sau gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh lên nhiều.Việt Nam có lợi thế rất lớn là
tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Môi trường hoà bình, sự hợp tác,
liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tiếp tục tạo điều kiện để Việt Nam phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn. Bốn nguy cơ mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng chỉ rõ tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 là tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, diễn biến hoà bình do các thế lực thù địch gây ra đến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen và tác động lẫn nhau.
29
kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội
nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin
cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển."P
*
P PTrên cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan
hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhiều nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện cho thế kỷ 21. Nhiều Hiệp định, thoả thuận quan trọng đã được ký kết như Hiệp định Thương mại song
phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên bộ, Hiệp định về
phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc, Hiệp định về
phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia... Các mối quan hệ song phương và
đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi
trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả ở các tổ chức
khu vực như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á -Thái Bình Dương
(APEC), Diễn đàn Á - Âu (ASEM) và đang tích cực đàm phán để sớm gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những đóng góp của Việt Nam vào các hoạt động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế đã góp phần từng bước
30
nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự tham gia và hoạt động tích cực của Việt Nam ở Liên Hợp Quốc cũng được các nước đánh giá tích cực và đó là cơ sở để Việt Nam ứng cử vào ghế Uỷ viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Với nhận thức sâu sắc rằng thế giới hiện nay đang phải đối phó với những vấn đề toàn cầu mà không một nước nào có thể tự đứng ra giải quyết được, Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ với các nước, các tổ chức quốc tế
và khu vực để cùng nhau giải quyết những thách thức chung như dịch bệnh
truyền nhiễm, đói nghèo, tội phạm xuyên quốc gia, ô nhiễm môi trường, buôn
lậu ma túy, ... Đặc biệt từ sau sự kiện 11/9/2001, Việt Nam đã tích cực tham
gia vào nỗ lực chung của các nước tăng cường hợp tác chống khủng bố trên cơ sở song phương và đa phương nhằm loại trừ tận gốc nguy cơ của khủng bố đối với an ninh và ổn định của các quốc gia
Những nỗ lực này của Việt Nam thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình đối với bạn bè ở khu vực và quốc tế, góp phần vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, ổn định và phát triển.