Hoàn thiện hệ thống chính sách để thúc đầy hợp tác thương mại song

Một phần của tài liệu thúc đẩy hợp tác thương mại song phương lào, việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 83)

10. Bố cục luận văn

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách để thúc đầy hợp tác thương mại song

song phương giữa Lào và Việt Nam

- Chính sách xuất nhập khẩu

Hai bên cần rà soát lại các văn bản (thủ tục) xuất nhập khẩu cho phù hợp với trình độ hội nhập của các tổ chức quốc tế mà hai bên đã là thành viên. Hai nước muốn giành cơ hội thương mại quốc tế cho nhau thì trước hết cần tuân theo các điều lệ thương mại của các tổ chức mà hai nước đã là thành viên như ASEAN, WTO…

Công khai hóa các văn bản về chính sách quản lí hàng hóa xuất nhập

khẩu, chính sách thuế,chính sách mặt hàng,các bước quy trình thủ tục hải

quan,quy định về bộ hồ sơ xuất-nhập khẩu cho các đối tượng có liên quan hai

bên. Áp dụng theo hướng hài hòa các tiêu chí trên tờ khai, giảm bớt các tiêu chí không phục vụ mục đích thống kê và quản lý của hải quan.Đơn giản hóa

75

các thủ tục hải quan theo chuẩn mực, khuyến nghị của công ước Kyoto và áp dụng quản lí rủi ro trong việc kiểm tra hàng hóa.

Cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thực hiện hải quan điện tử, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ hải quan.Các cơ quan chức năng hai bên có thể tạo điều kiện cho hải quan hai nước thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm để tháo gỡ

những vướng mắc và tồn đọng giữa hải quan hai nước,từ đó hải quan hai

nước có thể phối hợp có hiệu quả hơn. Hai bên cần chú trọng đào tạo cán bộ quản lí, hoàn thiện chương trình hợp tác giữa hai bên về thỏa thuận Việt Nam giúp Lào đào tạo đặc biệt là cán bộ quản lí vĩ mô liên quan đến hoạt động ngoại thương. Hai bên cần củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan hợp tác về thương mại, có chính sách ưu đãi với cán bộ hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương.

Về chính sách vốn

Trong điều kiện hai bên còn thiếu vốn. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, hai bên cần có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện về vốn theo hướng cùng nhau miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị, phụ tùng sản xuất trong đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu mỗi nước.

Mỗi thanh toán của các doanh nghiệp được thực hiện qua Việt Nam đồng hoặc Kíp Lào, trong đó trường hợp đặc biệt mới dùng ngoại tệ.Chính sách nhằm hạn rủi ro trong thanh toán do biến động tỷ giá giữa Việt Nam đồng hoặc Kíp Lào với ngoại tệ mạnh như USD,EURO…để giảm thiệt hại cho doanh nghiệp hai nước.

Chính sách thuế

Có chính sách miễn giảm thuế đối với hàng hóa địa phương phục vụ vùng biên hai nước. Đặc biệt là hàng hóa xuất phát từ các tỉnh nghèo, khó

76

khăn về giao thông không thu bất cứ một khoản thuế nào và tạo điều kiện

nhanh chóng cho thông thương hàng hóa giữa hai đường biên.

Hai bên tiếp tục nghiêm chỉnh thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan CEPT/AFTA đối với những mặt hàng đã quy định. Đồng thời hai bên cũng nghiêm chỉnh thực hiên 50% thuế cho hàng hóa xuất xứ từ mỗi nước. Hai bên sớm thông báo cho nhau danh mục và số lượng mặt hàng hóa giảm thuế năm 2013 nhập vào mỗi nước.Có phương án cụ thể dành ưu đãi cho nhau tại các cuộc triển lãm, hội chợ…

Về việc giảm thiểu tối đa việc buôn lậu hàng hóa, tránh gian lận thương mại.Hai bên thông nhất việc quản lí khu vực giữa hai trạm kiểm soát liên hợp giữa nước. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho những cửa khẩu địa hình cho phép để trở thành một nơi kiểm tra giữa hai nước. Cùng nhau cam kết ngăn chặn và thực hiện nghiêm chỉnh các thỏa thuận vể chống buôn lậu qua biên giới.

- Chính sách phát triển khu kinh tế, khu thương mại cửa khẩu:

+ Các khu vực kinh tế cửa khẩu được áp dụng thí điểm một số chính sách, đã có những bước phát triển quan trọng so với cửa khẩu chưa được áp

dụng thí điểm, đề nghị chính phủ cho tiếp tục mở rộng chính sách này sang

các cửa khẩu khác như Cha Lo, Năm Căn, Na Meo…

+ Hàng năm nhà nước đầu tư cho khu kinh tế cửa khẩu qua ngân sách tỉnh từ 50% trở lên của tổng số thu ngân sách của Nhà nước trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu. Đề nghị đối với những khu cửa khẩu có cơ sở hạ tầng còn thấp, mức thu chưa cao, tỷ lệ này nên cao hơn và áp dụng ổn định liên tục 5 năm đầu sau đó mới điều chỉnh lại. Để tạo cơ sở cho tỉnh lập kế hoạch sử dụng khoảng đầu tư này có hiệu quả hơn.

+ Nhà nước có chính sách để phát triển giao thông và hành lang Đông –

Tây và phát triển thương mại khu vực nói chung với các tuyến đường trọng yếu:

77

1. Laem Chabang- Mukdahan/ Savănakêt (Biên giới Lào- Thái Lan)-

Bản Đông- Lao Bảo( Biên giới Lào - Viêt) - Đông Hà - Đà Nẵng.

2.Luông Pha Băng( Biên giới Lào - Việt Nam) Hà Nội – Điện Biên –

Tây Trang/ Đèo Tây Trang.

3.Vinh - Đèo Keo Nha/Nepe( Biên giới Lào - Việt Nam) - Laksao - Ban Lao - Thà Khech - Na Khon Pa Nom( Biên giới Lào - Thái) - UddonThani.

4. Đà Nẵng - Pak Xê - Ubôn Ratham – Rathxasima.

5. Vũng Ang – Bãi Đính/ Ban Talak( Biên giới Lào - Việt Nam) - Tha

Khech.

Sự phát triển của hành lang Đông – Tây trong tiểu vùng sông Mê Kông

sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hóa qua biên giới giữa Lào và Việt Nam.

- Chính sách phát triển chợ cửa khẩu và chợ biên giới

Để phát triển thương mại hàng hóa tại các vùng cửa khẩu biên giới Lào

- Việt Nam. Việc phát triển chợ cửa khẩu chợ biên giới giữ một vị trí rất quan

trọng. Bộ thương mại hai nước đã ban hành quy chế tổ chức và quản lý chợ

biên giới Lào - Việt Nam. Qua phân tích thực trạng để thực hiện tốt phương

án quy hoạch để phát triển chợ, kiến nghị:

+ Đối với các tỉnh có cửa khẩu quốc tế, giao lưu hàng hóa phát triển, do đó có nguồn thu cao từ thuế xuất nhập khẩu. Nhà nước cần có quy định cho phép trích một phần ngân sách để phát triển chợ biên giới ở các vùng cửa khẩu mà hoạt động thương mại chưa phát triển. Các tỉnh còn khó khăn như

Atapư - Kon Tum, Hùa Phăn, Xiêng Khoảng, Nhà nước cần có chính sách

phân bổ kinh phí từ nguồn của Trung Ương hỗ trợ địa phương 100% để xây dựng các chợ đường biên.

78

+ Theo quy định hiện hành, mức độ khuyến khích đối với hàng hóa trao

đổi tại chợ biên giới đi qua cửa khẩu Lào – Việt Nam không quá 300.000 kíp

tương đương 500.000 đồng/ lần/ ngày được miễn thuế, phần còn lại vượt quy định trên phải nộp thuế xuất nhập khẩu theo quy định của mỗi nước.Với quy định này đã phần nào rang buộc cư dân và thương nhân không mang quá trị giá hàng hóa vào chợ và đã ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh. Về lâu dài cần thay đổi quy định này theo hướng mặt hàng nào cần khuyến khích sản xuất kinh doanh thì không hạn chế về giá trị, các mặt hàng còn lại đều phải chiu thuế xuất nhập khẩu như bình thường

3.2.2.Tăng cường cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thương mại cho các cửa khẩu biên giới

Trong điều kiện hai bên còn thiếu vốn. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, hai bên cần có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện về vốn theo hướng cùng nhau miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị, phụ tùng sản xuất trong đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu mỗi nước.

Mỗi thanh toán của các doanh nghiệp được thực hiện qua Việt Nam đồng hoặc Kíp Lào, trong đó trường hợp đặc biệt mới dùng ngoại tệ.Chính sách nhằm hạn rủi ro trong thanh toán do biến động tỷ giá giữa Việt Nam

đồng hoặc Kíp Lào với ngoại tệ mạnh như USD,EURO…để giảm thiệt hại

cho doanh nghiệp hai nước.

Một phần của tài liệu thúc đẩy hợp tác thương mại song phương lào, việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 83)