Tình hình hợp tác kinh tế giữa Việt Nam-Lào

Một phần của tài liệu thúc đẩy hợp tác thương mại song phương lào, việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 48)

10. Bố cục luận văn

2.1.3Tình hình hợp tác kinh tế giữa Việt Nam-Lào

* Lịch sử phát triển quan hệ thương mại Lào – Việt Nam

Quan hệ Việt Nam - Lào hay còn được biết đến với tên thông dụng là

Quan hệ hữu nghị Việt Lào là mối quan hệ lâu bền từ trước tới nay giữa Việt

Nam và Lào. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào đã được Đảng Nhân dân

Cách mạng Làocoi là chiến lược trong suốt cuộc đấu tranh giành quyền lực.

Việt Nam và Lào là hai quốc gia láng giềng có chung đường biên giới hơn 2000 km chạy dài từ Bắc xuống Nam. Đây là đường biên giới trên bộ dài

nhất của Việt Nam với một nước láng giềng. Với đường biên giới chung dọc

theo hai nước như vậy, hai nước Việt Nam - Lào có lịch sử quan hệ hữu nghị

31

trong mối quan hệ chia ngọt sẻ bùi giúp đỡ lẫn nhau trong suốt lịch sử của hai dân tộc. Trong thời kỳ cách mạng giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc, kể cả thời kỳ khó khăn nhất, hai nước luôn kề vai, sát cánh bên nhau trên tinh

thần “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”. Trong những năm tháng gian khổ

nhưng hào hùng này của hai dân tộc, những địa danh trên đường biên giới hai nước đã trở nên bất hủ gắn liền với những chiến công hiển hách của các chiến sỹ cách mạng Việt Nam và Pathet Lào.

Ngay sau khi Việt Nam thống nhất và Cách mạng Lào giành thắng lợi trong cả nước, mặc dù kinh tế còn khó khăn cùng với công việc bề bộn của hai nước nhằm xây dựng đất nước sau chiến tranh, nhưng công tác biên giới lãnh thổ đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ hai nước đặc biệt quan tâm.

Ngày 18/7/1977, hai nước đã ký “Hiệp ước hoạch định đường biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào”, tạo cơ sở chính trị và pháp lý cho công tác phân giới cắm mốc giữa hai nước.

Bắt đầu từ năm 1978, sau 9 năm nỗ lực phấn đấu, vượt qua bao khó

khăn gian khổ, năm 1987, hai nước Việt Nam - Lào đã hoàn thành công tác

phân giới cắm mốc trên thực địa; đã xây dựng được 214 cột mốc trên 199 vị trí mốc. Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định và Nghị định thư về phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới đã được ký ngày 24/01/1986; Nghị định thư bổ sung Nghị định thư về phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới

được ký ngày 16/10/1987. Với kết quả này, đường biên giới Việt Nam - Lào

đã được hoạch định, phân giới, cắm mốc, được thể hiện rõ ràng trên bộ bản đồ

đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/50.000 xuất bản năm 2003

bằng công nghệ kỹ thuật số, chính xác, hiện đại.

Tuy nhiên, đường biên giới hai nước cùng với hệ thống mốc quốc giới

được xây dựng trong giai đoạn hai nước còn có nhiều khó khăn vềkinh tế nên

32

mốc giới nhiều đoạn còn quá dài, có chỗ khoảng cách giữa hai mốc quốc giới

lên tới gần 40km; chất lượng các cột mốc cũng chưa bảo đảm tính bền vững;

thiên nhiên khắc nghiệt như bão lũ…, qua thời gian cũng làm ảnh hưởng nhiều tới địa hình đường biên giới hai nước. Những yếu tố đó đòi hỏi hai nước phải sớm bắt tay tôn tạo và củng cố hệ thống mốc quốc giới.

Từ năm 2008, khi điều kiện kinh tế đã chín muồi, Chính phủ hai nước đã nhất trí phê duyệt và triển khai Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc

quốc giới Việt Nam – Lào nhằm xây dựng một hệ thống mốc quốc giới chính

quy, hiện đại, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi nước, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và bảo vệ biên giới trong tình hình mới. Trọng tâm của Dự án là tăng dày số lượng mốc, tôn tạo, xây mới mốc hiện có để làm rõ đường biên giới trên thực địa, đồng thời hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đường biên giới Việt - Lào.

Khu vực biên giới Việt Nam - Lào có địa hình hết sức khó khăn, hiểm

trở, hầu hết là núi cao, vực sâu, chưa có đường qua lại, thời tiết lại rất khắc nghiệt. Tại nhiều nơi, để xây dựng một cột mốc giới, phải mở tới hàng chục

ki-lô-mét đường công vụ cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và thân mốc giới. Có nhiều mốc, để khảo sát, xác định vị trí mốc, lực lượng cắm mốc của

hai nước phải hành quân bộ cả chục ngày, vượt hàng chục ki-lô-mét đường

rừng núi mới tiếp cận được khu vực mốc. Điển hình nhất là các mốc ở khu

vực biên giới tỉnh Điện Biên, Tây Nghệ An, Quảng Nam… Để hoàn thành

công tác xây dựng mốc, các lực lượng cắm mốc còn phải tiếp cận từng vị trí mốc để xây dựng, nghiệm thu, bàn giao. Hầu hết địa bàn triển khai công tác

cắm mốc là vùng sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt, đời sống kinh tế, xã hội còn

nhiều khó khăn, nên việc triển khai phương tiện, trang bị kỹ thuật và huy động nhân lực gặp rất nhiều khó khăn. Để đưa các cột mốc nguyên vẹn trong địa hình phức tạp, hiểm trở là một thách thức không nhỏ.

33

Tuy nhiên, với nỗ lực phấn đấu của Ủy ban liên hợp cắm mốc biên giới hai nước, của các Bộ, các ngành và địa phương hai bên, đặc biệt là các lực lượng trực tiếp tham gia vào công tác cắm mốc trên thực địa, hai nước Việt

Nam - Lào đã chính thức hoàn thành công tác tăng dày và tôn tạo mốc biên

giới Việt Nam – Lào trên thực địa với tổng số 793 vị trí mốc tương ứng 835

cột mốc và cắm bổ sung hơn 20 cọc dấu.

Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào là một

công trình quan trọng, có ý nghĩa về an ninh, chính trị, kinh tế - xã hội của hai

quốc gia; là công việc nhạy cảm liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và lợi ích

quốc gia, dân tộc, không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt mà còn đáp ứng yêu cầu lâu dài; là công tác tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều lực lượng từ Trung ương đến địa phương hai nước.

Việc hoàn thành công tác tăng dày và tôn tạo mốc biên giới Việt Nam –

Lào trên thực địa là một thắng lợi to lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho việc bắt tay ngay vào giai đoạn tiếp theo hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý để có thể hoàn thành toàn bộ Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc

giới Việt Nam - Lào vào năm 2014. Từ nay về sau, hệ thống mốc quốc giới

hiện đại rõ ràng sẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý và bảo vệ biên giới, mở rộng hợp tác thương mại, thúc đẩy đầu tư và thúc đẩy giao lưu nhân dân, trao đổi văn hoá, du lịch giữa các vùng biên giới hai nước, góp phần củng cố an

ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng vùng

biên giới, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Sự kiện hoàn thành hệ thống mốc giới hiện đại này sẽ đi vào lịch sử hai

nước, là thành quả của mối quan hệ hợp tác đặc biệt Việt Nam – Lào, thể hiện

sự nhất trí cao, sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau giữa hai Đảng, hai Nhà nước và

34

thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, vì một đường biên giới hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển, vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Có được thành quả đó là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo hai Đảng, Nhà nước và Chính phủ hai nước, sự quyết tâm cao của các Bộ,

ngành và địa phương hữu quan của hai nước. Đặc biệt, các cán bộ, chiến sỹ

tham gia trực tiếp trong lực lượng cắm mốc của hai nước đã đoàn kết, hợp tác chặt chẽ, không quản hy sinh, gian khổ, đã vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, phải kể tới công lao đóng góp và sự ủng hộ quý báu của

đồng bào các dân tộc trong vùng biên giới hai nước, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng đều hết lòng ủng hộ về tinh thần, hỗ trợ sức người, sức của giúp đỡ các

lực lượng cắm mốc của hai nước hoàn thành nhiệm vụ. Trong quá trình phân

giới, cắm mốc trước đây cũng như trong quá trình triển khai công tác tăng dày

và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào trên thực địa, đã có một số

cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Những giọt máu đào của họ đã thấm sâu vào lòng đất, góp phần cho thắng lợi của ngày hôm nay. Trong giờ phút vui chung này, chúng ta tưởng nhớ tới họ với lòng biết ơn sâu sắc và mãi ghi nhớ những hy sinh, mất mát này.

Với hệ thống mốc giới mới hiện đại và trường tồn, đường biên giới hai

nước Việt Nam – Lào sẽ mãi mãi trở thành nơi gặp gỡ của tình hữu nghị, của

sự hợp tác chặt chẽ vì sự giàu mạnh của hai nước Việt – Lào, xứng đáng với

lòng mong đợi của nhân dân và đáp ứng quyết tâm của lãnh đạo hai nước.

Trong thời gian tới, hai Bên cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, bắt tay ngay

vào việc xây dựng các văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả của công tác tăng

35

thư về đường biên giới và mốc quốc giới, Hiệp định mới về Quy chế quản lý

biên giới, Quy chế về cửa khẩu và quản lý cửa khẩu Việt Nam - Lào nhằm

đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý biên giới trong tình hình mới, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng

kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, củng cố an ninh -

quốc phòng vùng biên giới hai nước, góp phần tăng cường và củng cố mối

quan hệ chiến lược và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào. Chúng ta tin tưởng

rằng, với quyết tâm và nỗ lực của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai

nước, toàn bộ Dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2014, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân hai nước.

Các văn kiện đã ký giữa hai nước:

- Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Lào 18/07/1977.

- Hiệp ước hoạch định biên giới 1977.

- Hiệp định lãnh sự 1985.

- Hiệp định về quy chế biên giới 1990.

- Hiệp định hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật 1992, 1995,

02/1992.

- Hiệp định về kiều dân 01/04/1993.

- Hiệp định quá cảnh hàng hóa 23/04/1994.

- Hiệp định hợp tác lao động 29/06/1995.

- Hiệp định hợp tác KT-VH-KHKT 1996-2000, 14/01/1996.

- Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư 14/01/1996.

- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 14/01/1996.

- Hiệp định Vận tải đường bộ 26/02/1996.

- Hiệp định về trao đổi nhà trụ sở và nhà ở của cơ quan đại diện

01/4/1996.

- Hiệp định về hợp tác nông lâm và phát triển nông thôn năm 1997 và

36

- Hiệp định bổ xung và sửa đổi quy chế biên giới 8/1997.

- Hiệp định hợp tác Thương mại và du lịch 3/98

- Hiệp định Quy chế tài chính và quản lý các chương trình dự án sử

dụng vốn viện trợ không hoàn lại của CP Việt Nam dành cho CP Lào 3/98.

- Hiệp định tương trợ tư pháp 6/7/98.

- Hiệp định hợp tác chống ma túy 6/7/98.

- Hiệp định hợp tác về năng lượng điện 6/7/98

- Bản thoả thuận Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật

giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào giai đoạn 2001 - 2010 (6/02/2001).

- Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa hai Chính

phủ Việt Nam - Lào thời kỳ 2001 - 2005 (06/02/2001).

- Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa hai Chính

phủ Việt Nam - Lào trong năm 2001 (6/02/2001).

- Hiệp định tín dụng xây dựng đường 18B (tháng 7/2001).

- Thoả thuận giữa Việt Nam và Lào về Quy chế sử dụng cảng Vũng

áng (tháng 7/2001).

- Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định vận tải đường bộ ký ngày

24/02/1996 (tháng 7/2001).

- Nghị định thư 2001 thực hiện Hiệp định đường bộ sửa đổi (tháng

7/2001).

- Hiệp định hợp tác về kinh tế, văn hoá, KHKT giữa hai Chính phủ năm

2002 (01/2002).

- Nghị định thư về hợp tác đào tạo cán bộ giữa 2 nước (01/2002).

- Thoả thuận về cơ chế tài chính và quản lý dự án sử dụng viện trợ của

Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào (01/2002).

- Hiệp định hợp tác về kinh tế, văn hoá, KHKT giữa hai Chính phủ năm

37

Ngoài ra hai bên đã ký một số hiệp định hợp tác về du lịch, hàng không; Cơ chế chung về hợp tác kinh tế văn hóa KHKT; Cơ chế thanh toán; Cơ chế đào tạo cán bộ; Cơ chế quản lý về thương mại, du lịch; Thỏa thuận về hợp tác chuyên gia; Thỏa thuận về quản lý thuế quan đối với hàng hóa và phương tiện quá cảnh và phối hợp chống buôn lậu ở biên giới hai nước; Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Tài chính Lào và Tổng cục hải quan Việt Nam.

(Nguồn: Bài viết “Thành quả của mối quan hệ hợp tác đặc biệt Việt Nam – Lào” trang web: http://dangcongsan.vn)

* Quan hệ thương mại

Tháng 2/1991, Hiệp định Thương mại thời kỳ 1991 - 1995 được ký

giữa hai Chính phủ, hai bên thỏa thuận chấm dứt hình thức ký Nghị đinh như

trao đổi hàng hóa hàng năm, xóa bỏ tình trạng bao cấp của Nhà nước, tạo ra

một thời kỳ mới trong quan hệ thương mại hai nước Việt Nam – Lào. Hiệp

định Thương mại trong thời kỳ này cho phép mở rộng đối trong trao đổi, không hạn chế các tổ chức, cá nhân tham gia trao đổi làng hóa, không hạn chế

kim ngạch trao đổi, mở rộng danh mục trao đổi từ các mặt hàng cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu, góp phần làm phong phú, đa dạng các mặt hàng trao

đổi làng hóa giữa các doanh nghiệp của hai nước.

Hoạt động thương mại Việt Nam – Lào giai đoạn 2005 – 2008 phát

triển mạnh với tốc độ trung bình 30-40%/năm, từ mức khiêm tốn 45 triệu USD/năm đầu những năm 1990 đã lên tới gần 422 triệu USD năm 2008.

Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2009 kim ngạch hai chiều có giảm, nhưng đã dần lấy lại phong độ, năm 2010 kim ngạch mậu dịch hai chiều đạt 490 triệu USD, tăng 17,3% so với năm 2009, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 198 triệu USD tăng 17,2% và nhập khẩu từ Lào đạt 292 triệu USD, tăng 17,4%. Năm 2011 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 734 triệu USD, tăng 49,8% so với năm trước.

38

Những mặt hàng chủ yếu như: xăng dầu; sắt thép;1T1Tphương tiện vận tải

và phụ tùng; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng; sản phẩm từ chất dẻo; sản

phẩm từ sắt thép;1T1Thàng rau quả; than đá; dệt may…trong đó chiếm tỷ trọng

lớn nhất là tái xuất xăng dầu (chiếm 24%) tiếp theo là sắt thép, phương tiện

Một phần của tài liệu thúc đẩy hợp tác thương mại song phương lào, việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 48)