10. Bố cục luận văn
2.1.1 Giới thiệu về nước CHDCND Lào
* Điều kiện tự nhiên – xã hội
Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào nằm sâu trong lục địa thuộc khu vực Đông Nam châu Á giữa vĩ tuyến 14 và 25,5 độ bắc. Với diện tích 236.000
km2, toàn bộ lãnh thổ Lào chạy dài theo sông Mê-kông, có đường biên giới
chung với 5 nước. Phía Đông giáp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phía Tây có đường biên giới chung với vương quốc Thái Lan khoảng 1.600km,
trong đó có hai dải đất nằm bên hữu ngạn sông Mê-kông là tỉnh Xay-nhạ-bu-li
ở cực Bắc và một huyện thuộc tỉnh Chăm-pa-sắc ở cực Nam. Đường biên giới
Lào – Thái hiện nay là do sự phân chia thuộc địa giữa thực dân Anh – Pháp
vào giữa năm 90 của thế kỷ XIX. Từ năm 1902 đến trước năm 1945 lại qua nhiều lần điều chỉnh giữa thực dân Pháp và Thái Lan. Phía Đông Bắc giáp
vùng đồi núi Vân Nam Trung Quốc. Phía Nam giáp Cam-pu-chia, có đường
biên giới chạy dài từ dãy núi Đăng-rếch đến gần Trường Sơn.
Nước Lào có địa hình đa dạng, gồm núi đồi, cao nguyên, thung lũng và đồng bằng. Núi đồi, cao nguyên chiếm ¾ diện tích cả nước và tập trung phần
lớn ở phía Bắc. Từ sông Nậm-kạ-đinh trở lên là địa phận Bắc Lào, nơi có
những dãy núi lớp lớp trùng điệp, có đỉnh Phu-bia cao nhất nước (2.817m).
Từ vùng biên giới phía Đông Bắc và Tây Bắc nước Lào có hai dãy núi lớn
chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam và Tây Bắc-Đông Nam rồi hạ thấp dần
xuống hình thành một chuỗi cao nguyên Hủa-phăm, Cánh đồng Chum ở phía
22
xuống là miền Trung và Nam Lào, địa hình thoai thoải về phía Tây. Như vậy,
địa hình nước Lào hình thành hai chiều dốc Bắc-Nam ở phía Bắc, Đông-Tây
ở phía Nam. Độ dốc trên quyết định hướng chảy của toàn bộ hệ thống sông suối và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra không ít trở ngại cho giao thông trong nước nhất là ở phía Bắc [8,34]
* Chính sách đối ngoại
Đại hội Đảng VIII (3/2006) nêu: tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; thực hiện chủ trương CNDCND Lào sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất
cả các nước nhằm bảo đảm lợi ích chung và lợi ích riêng của mỗi bên; nhấn
mạnh tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với các nước XHCN, trong đó tiếp tục tăng cường tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam, hợp tác toàn diện với Trung Quốc và các nước anh em khác, thắt chặt quan hệ hợp tác với các nước láng giềng có chung biên giới, tích cực tham gia hoạt động trong ASEAN trên tinh thần giữ vững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN.
* Tình hình phát triển kinh tế của Lào các năm gần đây
Theo nhận định của Quỹ Tiền tệ quốc tế, trong những năm gần đây, kinh tế Lào luôn tăng trưởng mạnh mẽ, trên 7%, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đi xuống do khủng hoảng. Phần lớn tăng trưởng của Lào xuất phát
từ hoạt động khai thác mỏ, nguồn năng lượng thủy điện và xây dựng. Những
ngành này ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và tình trạng tăng trưởng chậm lại ở các nền kinh tế mới nổi làm giảm nhu cầu xuất khẩu, vốn đã gây tổn thương cho một số quốc gia Đông Nam Á khác.[3,7]
Trong những năm gần đây, tăng trưởng GDP của Lào luôn đạt được tốc
23
Đặc biệt, năm 2009 dù kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn nhưng kinh tế nước này vẫn đạt được mức tăng trưởng 6.7%. Năm 2010, GDP của Lào ước tính tăng 7.7%, là mức rất cao so với phần lớn các quốc gia khác trên thế giới.
Bảng 2.1: Một số chỉ số kinh tế và dân số Lào
Trong những năm gần đây, khu vực dịch vụ duy trì được tốc độ tăng
trưởng khoảng 10%, công nghiệp 7-10%, nông nghiệp 2-4%. Tỷ trọng trong
cơ cấu GDP, khu vực nông nghiệp chiếm 31-33%, công nghiệp 26-28%, dịch
vụ trên 40%
Năm 2011, mặc dù nền nông nghiệp bị tàn phá nặng nề do thiên tai lũ lụt gây ra song kinh tế Lào vẫn tăng trưởng 7,8%, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho rằng, tốc độ tăng trưởng nhanh của nước này chủ yếu phụ
24
thuộc vào việc mở rộng các lĩnh vực kinh tế quan trọng, đặc biệt là thủy điện, khai khoáng và dịch vụ, chiếm khoảng 80% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI).
Trong năm 2011, công nghiệp Lào tăng 15,6%. Bên cạnh đó, sản lượng khai thác đồng của Lào, nước sản xuất đồng lớn thứ 2 thế giới, đã tăng 5% lên
139.000 tấn, đạt 1,3 tỷ USD. Sản xuất vàng cũng đạt 240 triệu USD trong
năm 2011, cao gấp đôi so với năm 2009. Trong lĩnh vực thủy điện, sản lượng điện của Lào trong năm 2011 tăng 18,5%. Với dự án xây dựng hàng chục đập thủy điện mới, Lào đang hướng mục tiêu trở thành nguồn cung năng lượng
của Đông Nam Á, cung cấp 8% lượng điện cho khu vực này vào năm 2025
với công suất tiềm năng 28.000 MW. Lào cam kết sẽ cung cấp một nửa lượng điện được sản xuất cho các nước láng giềng vào năm 2015.
Hiện nay, mặc dù các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu song kinh tế Lào vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Năm 2012, với mức tăng trưởng 8,3%, Lào đã trở thành “điểm sáng” về tăng trưởng kinh tế trong khu vực Đông Nam Á.
Năm 2012, phát huy những kết quả đã đạt được, kinh tế Lào tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt 8,3% và Lào trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh
nhất Đông Nam Á, thứ2 là Campuchia với 6,5%, đứng thứ 3 là Myanmar
6,2%, tiếp đến là Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên, theo IMF, tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng 8,3% chưa hẳn đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư đối với nền kinh tế nhỏ nhất khu vực Đông Nam Á này. Hệ thống đường bộ, đường sắt còn hạn chế và tình trạng thiếu lao động tay nghề cao là những thách thức chính mà Lào đang phải đối mặt.
Hiện nay, kinh tế Lào đang phát triển vững chắc, GDP liên tục có mức tăng trưởng cao trong nhiều năm. Để thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh
25
tế – xã hội bền vững, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước chậm
phát triển vào năm 2020, Lào đang phát triển mô hình khu kinh tế đặc biệt. Đến nay, chính phủ Lào đã lập danh sách 41 địa điểm để xây dựng các đặc khu kinh tế và khu kinh tế chuyên biệt (SSEZ) nhằm thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI), thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội cũng như quá trình
hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, tạo điều kiện cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phần lớn các SSEZ được xây dựng tại các vùng biên giới và các vùng đặc biệt khó khăn của đất nước. Chính phủ Lào dự kiến trong 10 năm tới sẽ xây dựng 25 SSEZ, thu hút được 3 tỷ USD vốn FDI để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo được 50.000 việc làm và có thể tăng thu nhập bình quân đầu người tại địa phương lên 2.400 USD/năm.
Ngày 26/10/2012, Lào đã trở thành thành viên thứ 158 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc gia nhập WTO sẽ giúp Lào thúc đẩy phát triển, thu hút đầu tư quốc tế nhiều hơn và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng ADB dự báo kinh tế Lào trong năm 2013 sẽ tiếp tục đà tăng
trưởng hiện tại. Hai ngành thủyđiện và khai thác khoáng sản sẽ vẫn đóng vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế của nước này./.