Thực trạng về chính sách và hệ thống tổ chức quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu thúc đẩy hợp tác thương mại song phương lào, việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 59)

10. Bố cục luận văn

2.2.1Thực trạng về chính sách và hệ thống tổ chức quản lý hoạt động

GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM

2.2.1 Thực trạng về chính sách và hệ thống tổ chức quản lý hoạt động thương mại hàng hóa giữa Lào và Việt Nam thương mại hàng hóa giữa Lào và Việt Nam

* Thực trạng chính sách phát triển quan hệ thương mại giữa Lào và Việt Nam

+ Chính sách xuất, nhập khẩu

- Chính sách của Lào:

Theo luật khuyến khích đầu tư mới của Lào năm 2009, DN Việt Nam sẽ được miễn hoặc giảm thuế với thời hạn xác định hoặc được kéo dài thời

44

hạn thuê đất lâu hơn những nhà đầu tư khác khi đầu tư tại Lào. "Những chính sách ưu đãi chỉ dành riêng cho DN Việt Nam"

- Chính sách thuế nhập khẩu:

Chính sách của Việt Nam hiện nay được áp dụng cho khá nhiều những đối tượng như sau:

Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi năm 2013 quy định hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam để tạo tài sản cố định hoặc mở rộng quy mô dự án thì được miễn giảm thuế nhập khẩu.

Theo luật thuế xuất nhập khẩu quy định hàng viện trợ không hoàn lại, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để dự hội chợ triển lãm, hàng trả nợ nước ngoài của Chính phủ được miễn thuế xuất nhập khẩu và hàng nhập khẩu chuyên dùng cho an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo, hàng gia công cho nước ngoài, hàng tạm nhập tái xuất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hàng là quà biếu được xét miễn giảm thuế nhập khẩu

- Hạn ngạch và giấy phép:

Ngày 14/12/2012 Việt Nam ban hành thông tư mới về việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2013 với thuế suất 0% đối với hàng hóa có xuất xứ từ CHDCND Lào.

Áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2013 đối với hai nhóm mặt hàng có xuất xứ từ CHDCND Lào gồm: thóc và gạo các loại, lá và cọng thuốc lá với thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% (không phần trăm). Mã số hàng hóa và tổng lượng hạn ngạch thuế quan của các nhóm mặt hàng được

hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% theo Phụ lục số 01 kèm theo

Thông tư, cụ thể

45

Chính phủ Lào có chính sách ưu đãi với DN Việt Nam với mong muốn khuyến khích đầu tư từ Việt Nam, quốc gia có nhiều điểm tương đồng cũng như có nhiều gắn bó trong công cuộc xây dựng kinh tế với Lào.

Công thức "3 + 2" với 3 điểm mạnh về vốn, kỹ thuật, và thị trường của Việt Nam kết hợp 2 ưu thế lao động và tài nguyên của Lào sẽ phát huy hiệu quả chương trình hợp tác kinh tế giữa DN Việt Nam và Lào; công thức thứ hai là "2,5 + 2,5", tức Việt Nam sẽ đóng góp vốn và kỹ thuật còn Lào đóng góp hai "nguồn tài sản chủ yếu " là lao động và tài nguyên, riêng về thị trường hai bên sẽ cùng "lo"

Lào cũng có thế mạnh về thị trường, không phải chỉ riêng Việt Nam có

lợi thế này vì Lào có rất nhiều chương trình ưu đãi mà Chính phủ các nước và khu vực dành cho Lào, một quốc gia được xem là có trình độ phát triển kém trên thế giới. Có khoảng 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam,

dành cho Lào chế độ ưu đãi thị trường mà theo đó hàng hóa nhập từ Lào sẽ có thuế suất rất thấp, thậm chí bằng 0%.

Lào là quốc gia có diện tích nhỏ và dân cư ít thuộc khu vực Đông Nam Á, nằm giữa Việt Nam và Thái Lan. Quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP 6% này có tiềm năng lớn về đất đai và tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khoáng sản. Với vị trí địa lý đặc thù, Lào có lợi thế để phát triển ngành năng lượng thủy điện. Điện và khoáng sản là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Lào sang

các nước, trong đó có Việt Nam và Thái Lan.

Chính phủ Lào khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khoáng sản, thủy điện, chế biến nông lâm sản, xây dựng, vật liệu xây dựng, du lịch... Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, cho đến nay có khoảng 29 dự án đầu tư của Việt Nam được cấp phép đầu tư sang Lào với trị giá khoảng 18,9 triệu USD. Những dự án này, phần lớn do các DN ở TP.HCM đầu tư, thuộc lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, thuốc chữa bệnh, nông nghiệp...

46

* Chính sách thương mại đường biên

Ngày 18/10/2012 tại tỉnh SeKong, nước CHDCND Lào, Bộ Công

Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương Lào và Chính quyền tỉnh

SeKong tổ chức hội nghị Hợp tác Thương mại Biên giới Việt - Lào lần thứ 8.

Tham dự Hội nghị có Đại diện Lãnh đạo Bộ Công Thương của 2 nước, Đại diện 10 tinh của Việt Nam, 10 tỉnh của Lào có biên giới chung. Đây là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong khuôn khổ hợp tác giữa ngành Công

Thương hai nước Việt Nam - Lào nhằm góp phần phát triển thương mại biên

giới, cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo cho nhân

dân vùng biên giới hai nước, xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào ổn

định, hòa bình và phát triển.

Đại hội nhấn mạnh: Quảng Trị là tỉnh có 206 km đường biên giới giáp

với 2 tỉnh Savannakhet và Salavan của nước Bạn Lào với 6 cặp cửa khẩu,

trong đó có 1 cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, 1 cửa khẩu quốc gia La Lay và 4 cửa khẩu phụ, có quốc lộ 9 (đường xuyên Á) nối với Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar, qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển miền trung Việt

Nam rất thuận lợi phục vụ cho giao lưu, trao đổi thương mại - dịch vụ và du

lịch với Lào và các nước trong khu vực, là tỉnh có kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới Lào lớn nhất Việt Nam, riêng 9 tháng đầu năm 2012 đạt khoảng 336 triệu USD, bằng 46% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu biên giới của 10 tỉnh biên giới với Lào.

Nhằm thúc đẩy quan hệ mậu dịch biên giới, trong thời gian tới trên cơ sở định hướng của Đảng và Nhà nước, chủ trương tỉnh Quảng Trị là tiếp tục

tăng cường hợp tác hơn nữa với 2 tỉnh Savanakhet, Salavan của Lào trên các

lĩnh vực, đề nghị hai nước tăng cường mở rộng hợp tác liên doanh, giúp nhau phát triển kinh tế, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, giáo dục...vv. tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân các tỉnh dọc tuyến biên giới quan

47

hệ trao đổi hàng hóa, giải quyết nhanh những vướng mắc, tạo sự thông thoáng trong công tác xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh người và phương tiện qua các cửa khẩu giữa 2 nước để các doanh nghiệp được mua bán trao đổi

hàng hóa kịp thời theo nguyên tắc các bên cùng có lợi, đảm bảo pháp luật của

mỗi nước.

Bên cạnh đó, song song với việc đẩy mạnh quan hệ mậu dịch biên giới với Lào, đề nghị Bộ Công Thương Việt Nam cần quan tâm và có những chính sách cụ thể giúp các địa phương mở rộng hoạt động biên mậu ra nước thứ 3. Quan hệ mậu dịch biên giới với Lào dựa trên mối quan hệ đặc biệt giữa 2 nước láng giềng vì vậy đề nghị Chính phủ, kiến nghị Bộ Công Thương hai nước cần quan tâm hơn nữa hoạt động xúc tiến đầu tư, đặc biệt là tại các khu vực cửa khẩu nhằm tạo nên sự sôi động, đẩy mạnh hơn nữa mậu dịch biên giới. Tuy nhiên, đầu năm 2012, Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet thông báo cấm các phương tiện xe đạp, xe gắn máy mang Biển kiểm soát Việt Nam

lưu hành trên đất bạn. Chủ trương này làm ảnh hưởng lớn đến việc mua bán,

làm ăn trao đổi hàng hóa đối với nhân dân khu vực biên giới. Do đó, Bộ

Công Thương Việt Nam và các cấp Bộ, Ngành trung ương làm việc với các Bộ, Ngành liên quan của Chính phủ Lào để tiếp tục cho phép các phương tiện nói trên được lưu hành trên lãnh thổ nước Lào nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân của cả hai nước ở khu vực biên giới. Mặt khác, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cần tăng cường công tác chỉ đạo, hỗ trợ đầu tư cơ sở

hạ tầng nhằm phát triển Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo –

Đensavẳn cùng phát triển theo tinh thần Hiệp định năm 2002 giữa 2 Chính

phủ và Hiệp định trong giai đoạn 2006 - 2010. Chính phủ, Bộ Công Thương

hai nước cũng cần có cơ chế hỗ trợ việc sử dụng lao động Việt Nam nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho nhà đầu tư theo tinh thần của Biên bản ghi nhớ

48

của hai Chính phủ và Phân ban hợp tác Việt - Lào để tạo điều kiện cho các

nhà đầu tư Việt Nam thực hiện các dự án đầu tư tại Lào.

* Chính sách hải quan

Theo biên bản làm việc được ký kết tại hội đàm hồi tháng 10/2013 giữa

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam và Cục trưởng Cục Hải quan Lào, hai bên đã đi đến thống nhất nhiều nội dung hợp tác trong năm 2014.

Theo đó, hai bên yêu cầu các đơn vị đầu mối của Hải quan hai nước

đẩy nhanh tiến trình đàm phán để tiến tới ký kết Biên bản ghi nhớ về trao đổi

thông tin và hỗ trợ điều tra trong công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong thời gian sớm nhất theo quy định pháp luật của mỗi nước.

Nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý hải quan, hai bên nhất trí giao

cho các đơn vị đầu mối của Hải quan hai nước nghiên cứu và báo cáo khả năng đàm phán và ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan Lào về trao đổi số liệu thống kê theo quy định pháp luật của mỗi nước. Trước mắt, hai bên sẽ xem xét khả năng trao đổi số liệu thống kê 3 tháng/lần.

Hai bên phối hợp báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính hai nước về khả năng thỏa thuận và ký thỏa thuận về triển khai thực hiện bước 4 mô hình kiểm tra

“một - cửa một điểm dừng” đối với hàng thương mại tại cặp cửa khẩu Lao

Bảo – Đen Sa Vẳn, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để thực hiện theo

đúng tiến

độ đã được thống nhất tại Hội nghị Thứ trưởng Ngoại giao các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây năm 2013.

Hai bên ghi nhận kết quả hợp tác của hải quan các địa phương dọc

tuyến biên giới Việt Nam – Lào và cho rằng mô hình hợp tác theo cụm giữa

các Cục Hải quan địa phương của Việt Nam với các đơn vị Hải quan Vùng của Lào là mô hình hiệu quả. Trên cơ sở đó, hai bên thống nhất sẽ áp dụng mô hình hợp tác này cho các đơn vị sau: Hải quan Vùng II (Lào) hợp tác với Cục

49

Hải quan các tỉnh Điện Biên, Thanh Hóa và Nghệ An; Hải quan Vùng III (Lào) hợp tác với Cục Hải quan các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị; Hải quan Vùng IV (Lào) hợp tác với Cục Hải quan các tỉnh Thừa Thiên Huế,

Quảng Nam và Gia Lai – Kon Tum.

Hội nghị hợp tác giữa các đơn vị hải quan này sẽ được tổ chức 1 lần/năm, luân phiên tại mỗi nước.

Hai bên cũng ghi nhận kết quả đạt được trong hợp tác giữa Hải quan Vùng V (Lào) với Cục Hải quan TP. Hà Nội (Việt Nam) và thống nhất hai đơn vị này sẽ luân phiên tổ chức hội nghị hợp tác 1 lần/năm.

Hai bên thống nhất tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động hợp tác ở cấp Chi cục đối diện tại các cặp cửa khẩu biên giới. Các hoạt động hợp tác sẽ chuyển mạnh sang hướng chuyên sâu nghiệp vụ, góp phần tạo thuận lợi thương mại, hợp tác kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự và giữ vững

quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc Việt – Lào.

Hai bên tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan, xác định trị giá, phân loại hàng hóa và đấu tranh chống buôn lậu; tăng cường hợp tác trong quản lý khu kinh tế đặc biệt, khai hải quan điện tử, quản lý đại lý khai thuê hải quan, xác định trước và xây dựng giáo trình đào tạo nghiệp vụ hải quan cho Hải quan Lào.

Hai bên cũng đi đến nhất trí Hội đàm hợp tác Hải quan Việt Nam – Lào

năm 2014 sẽ được tổ chức tại Việt Nam. Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan

Việt Nam – Lào dự kiến được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 9/2014.

Dự kiến trong quý I năm 2014, đoàn Hải quan Việt Nam sẽ sang Lào

đàm phán và xây dựng nội dung Biên bản ghi nhớ giữa Hải quan hai nước về trao đổi số liệu thống kê. Trong năm sẽ có nhiều đoàn Hải quan Lào vào khảo sát kinh nghiệm tại Việt Nam về các lĩnh vực xác định trị giá hải quan, quản

50

Hải quan Vùng của Lào và Cục Hải quan các tỉnh, thành phố của Việt Nam cũng sẽ có những cuộc gặp gỡ, trao đổi nghiệp vụ trong năm.

* Một số hội nghị thường niên giữa hải quan hai nước:

Được sự nhất trí của Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính Việt Nam và

Cục Hải quan - Bộ Tài chính Lào, ngày 19/07/2013 tại tỉnh Hà Tĩnh, Hải quan

3 tỉnh Bắc miền Trung:Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị - nước CHXHCN

Việt Nam và Hải quan Vùng III - nước CHDCND Lào đã triển khai thực

hiện Kế hoạch giao ban thường niên. Hội nghị do Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh chủ trì.

Tại Hội nghị, hai bên đã thông báo cho nhau những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, đánh giá kết quả thực hiện Biên bản làm việc đã ký kết

tháng 8/2012 tại tỉnh Savanakhet, Nước CHDCND Lào. Cụ thể, hai bên đã

thường xuyên cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến công tác nghiệp vụ; các quy định, nguyên tắc về chính sách mới của mỗi bên liên quan đến vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh; về hoạt động phòng chống buôn lậu, kể cả dịch bệnh để mỗi bên có kế hoạch chủ động phòng chống. Đặc biệt, trong năm 12 hai bên triển khai nhiều hoạt động giao

lưu thể thao - văn nghệ, thiết thực chào mừng năm đoàn kết hữu nghị Việt

Nam - Lào, chào mừng 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm

ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt Nam - Lào;…

Đối với cặp cửa khẩu Đensavanh - Lao Bảo đã thực hiện thỏa thuận

Việt - Lào về thời gian mở cửa từ 7 giờ sáng đến 17 giờ 30 đối với hàng hóa

thương mại; đối với hàng hóa, phương tiện phi thương mại từ 7 giờ đến 22 giờ 00.

Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, đặc biệt củng cố vun đắp thêm mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa Hải quan 3 tỉnh Bắc miền Trung với Hải quan Vùng III. Chiều ngày

51

19/7/2013, các Bên đã thống nhất ký kết biên bản thực hiện với 8 nội dung. Trong đó, trong đó cần đưa quá trình hợp tác giữa Hải quan 3 tỉnh Bắc miền

Trung với Hải quan Vùng III - Lào đi vào thực chất và toàn diện hơn; cụ thể

hóa quan hệ hợp tác song phương giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan Lào nhằm chủ động và kịp thời hỗ trợ thông tin cho nhau trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, bệnh dịch, chống thất thu thuế....

* Chính sách xúc tiến và truyền thông thương mại

Những năm gần đây, mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác

toàn diện Việt Nam – Lào đã có những bước phát triển mới và đạt được kết

Một phần của tài liệu thúc đẩy hợp tác thương mại song phương lào, việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 59)