Phân tích kết quả hoạt động thương mại hàng hóa giữa lào và Việt

Một phần của tài liệu thúc đẩy hợp tác thương mại song phương lào, việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 66)

10. Bố cục luận văn

2.2.2Phân tích kết quả hoạt động thương mại hàng hóa giữa lào và Việt

* Về kim ngạch buôn bán giữa Lào và Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn 2008 - 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Lào tăng trưởng với tốc độ khá cao và ổn định ở mức bình quân gần 20%/năm.

Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, trong quan hệ trao

đổi buôn bán hàng hóa với quốc gia láng giềng này, Việt Nam luôn ở trong

tình trạng nhập siêu với mức thâm hụt khá cao. Đáng lưu ý là trong năm 2011, với mức tăng đột biến về trị giá hàng hóa nhập khẩu từ Lào (tăng 57,7% so

với năm 2010), mức nhập siêu tăng lên đến 185,9 triệu USD, caogấp 2 lần so

với 1 năm trước đó. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, nhờ sự tăng cường đáng kể xuất khẩu hàng hóa của các công ty Việt Nam sang thị trường này đi kèm với mức nhập khẩu hàng hóa giảm nhẹ 3,3% nên thâm hụt thương mại của Việt Nam trong quan hệ trao đổi buôn bán hàng hóa với Lào giảm 87,5% xuống chỉ còn mức 23,3 triệu USD.

Mặc dù là một quốc gia láng giềng thân cận nhưng hoạt động giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và Lào vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng của hai nước. Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu với Lào trong nhiều năm qua chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (chỉ khoảng 0,3%). Về phía Lào, theo số liệu thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập

khẩu của nước này là 4,6 tỷ USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

của Lào với Việt Nam chỉ chiếm khoảng 16% tổng trị giá giao dịch thương mại hàng hóa của nước này.

55

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Biểu đồ 2.1: Diễn biến xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam - Lào trong giai đoạn 2008-2012

Về xuất khẩu, mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Lào liên tục giữ ở mức cao trong những năm qua nhưng quy mô sản xuất sang thị trường tiềm năng này vẫn còn rất nhỏ bé. Trong năm 2012, Lào là thị trường xếp thứ 33 trong khoảng 200 thị trường xuất khẩu của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu là 421,4 triệu USD, tăng 53,7% so với năm 2011. Xét trong nội khối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thì xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Lào chỉ cao hơn xuất khẩu sang thị trường Malaysia và Brunây.

Mặt hàng chính mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Lào trong năm 2012 là sắt thép các loại, đạt 67,2 triệu USD, chiếm 24% tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của Lào từ Việt Nam. Ngoài ra, các mặt hàng có trị giá xuất khẩu cao bao gồm: Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng ngô…

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm

2013, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào đạt 561,2 triệu USD, tăng 4,8 % so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Lào đạt kim ngạch 276,4 triệu USD, tăng 16,65% so với cùng kỳ. Các

56

mặt hàng chính xuất khẩu sang Lào trong thời gian này là sắt thép, xăng dầu,

phương tiện vận tải, dây điện và dây cáp điện, sản phẩmtừ sắt thép…

Nhìn chung, 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Lào đều tăng trưởng ở hầu khắp các mặt hàng, trong đó sắt thép đạt kim ngạch cao nhất với 71,3 triệu USD tăng 20,34%; kế đến là xăng dầu tăng

5,62% đạt kim ngạch 59,7 triệu USD. Đáng chú ý, mặt hàng dây điện và dây

cáp điện tuy kim ngạch chỉ đạt 21,7 triệu USD, nhưng lại là mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh, tăng 246,8% so với cùng kỳ.

Ngoài những mặt hàng tăng trưởng, thì chỉ có 3 mặt hàng giảm kim

ngạch đó là sản phẩm từ sắt thép giảm 7,02%; máy móc thiết bị dụng cụ phụ

tùng khác giảm 23,6% và than đá giảm 19,35% so với 7 tháng năm 2012. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu từ Lào các mặt hàng như ngô, gỗ và sản phẩm từ gỗ và kim loại thường với tổng kim ngạch 284,8 triệu

USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó mặt hàng gỗ và sản

phẩm có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, chiếm 62,1% tổng kim ngạch, tương đương với 176,8 triệu USD.

* Cán cân thương mại

Số liệu thống kê của Hải quan Lào – Việt Nam cho thấy, trong quan hệ

trao đổi buôn bán hàng hóa với CHDCND Lào, Việt Nam luôn ở trong tình

trạng nhập siêu với mức thâm hụt khá cao.

Đáng lưu ý là trong năm 2011, với mức tăng đột biến về trị giá hàng hóa nhập khẩu từ Lào (tăng 57,7% so với năm 2010), mức nhập siêu tăng lên đến 185,9 triệu USD, cao gấp 2 lần so với 1 năm trước đó. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, nhờ sự tăng cường đáng kể xuất khẩu hàng hóa của các công ty Việt Nam sang thị trường này đi kèm với mức nhập khẩu hàng hóa giảm nhẹ 3,3% nên thâm hụt thương mại của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Lào giảm 87,5% xuống chỉ còn mức 23,3 triệu USD.

57

Cơ quan hải quan cũng đánh giá, mặc dù là một quốc gia láng giềng thân cận nhưng hoạt động giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và Lào vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng của hai nước.

Theo đó, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu với Lào trong nhiều năm qua chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (chỉ khoảng 0,3%).

Bảng 2.2: Thương mại Việt Nam-Lào từ năm 2008 – 2012

ĐVT: Triệu USD

Năm Nhập khẩu Xuất khẩu Cán cân thương mại

2008 273,1 149,8 -123,3 2009 248,5 169,3 -79,1 2010 291,7 198,4 -93,3 2011 460,0 274,1 -185,9 2012 444,6 421,4 -23,3 (Nguồn: TCHQ) Nguồn:http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet nam.

Ở chiều ngược lại, Lào là thị trường xếp thứ 28 trong việc cung cấp

hàng hóa cho Việt Namnăm 2012 với tổng trị giá nhập khẩu là 444,6 triệu

USD. Xét trong nội khối ASEAN, Lào xếp thứ 8 và chiếm 2,14% trị giá nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia thành viên ASEAN vào Việt Nam.

Tính trong 9 tháng kể từ đầu năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào là 339 triệu USD, tăng 12,76% so với kết quả thực hiện của cùng kỳ năm ngoái.

58

Bảng 2.3: Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Lào

ĐVT: USD KNXK 7T/2013 KNXK 7T/2012 % so sánh Tổng KN 276.481.205 237.023.347 16,65 Sắt thép các loại 71.319.181 59.263.782 20,34

Xăng dầu các loại 59.719.380 56.542.590 5,62

Phương tiện vận tải và phụ tùng 21.798.783 17.965.430 21,34

Dây điện và dây cáp điện 15.561.982 4.487.248 246,80

Sản phẩm từ sắt thép 9.131.962 9.821.088 -7,02 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 8.861.940 11.599.945 -23,60 Than đá 5.078.483 6.296.901 -19,35 Hàng dệt may 4.984.995 3.186.683 56,43 Hàng rau quả 4.121.804 2.495.991 65,14 Giấy vàcác sản phẩm từ giấy 2.905.499 2.350.840 23,59

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)

Ngày 22/8 tại Vientiane, Đoàn đại biểu Bộ Công thương Việt Nam do Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú dẫn đầu đã có cuộc hội đàm với Đoàn Đại biểu Bộ Công thương Lào do Thứ trưởng Khemmany Phonsena dẫn đầu, nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước.

Trong thời gian tới, hai bên thống nhất triển khai một số nội dung cần thiết như tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; tạo điều kiện cho hàng hóa qua lại biên giới hai nước; tuyên truyền phổ biến đến các doanh nghiệp về những chính sách ưu đãi mà hai chính phủ dành cho doanh nghiệp hai nước; đồng thời tạo một hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại, đầu tư của các doanh nghiệp.

59

Hai bên tập trung nghiên cứu khả năng xây dựng một Hiệp định thương mại mới phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay khi Lào và Việt Nam đều là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO).

Trên cơ sở những ưu đãi về thuế quan cho hàng hóa có xuất xứ từ hai nước đã được áp dụng trong những năm qua, hai bên đề nghị tiếp tục xem xét mở rộng diện mặt hàng ưu đãi áp dụng cho năm 2014 cũng như việc tăng cường mậu biên, nâng cao đời sống, giữ vững an ninh, chính trị, ổn định tại

vùng biên giới giữa hai nước đồng thời tăng cường trao đổi thông tin, thu

nhập số liệu thương mại để phục vụ cho công tác nghiên cứu, đề xuất chính

sách phù hợp thực tiễn, góp phần vun đắp quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào.

Về nhập khẩu, Lào là thị trường xếp thứ 28 trong việc cung cấp hàng hóa cho Việt Nam năm 2012 với tổng trị giá nhập khẩu là 444,6 triệu USD. Xét trong nội khối ASEAN thì Lào xếp thứ 8 và chiếm 2,14% trị giá nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia thành viên ASEAN vào Việt Nam.

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2013, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Lào vào Việt Nam đạt 394,6 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Gỗ, sản phẩm gỗ và quặng kim loại và khoáng sản là hai nhóm hàng chính các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Lào trong những năm qua, tính chung chiếm

trên 80% tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này. Trong 9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu hai nhóm hàng này từ Lào lần lượt là 246,7 triệu USD, giảm 2,4% so với cùng thời gian năm 2012 và 18,5 triệu USD, tăng 26%

60

* Về cơcấu các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu

Bảng 2.4 : Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2012

Số thứ tự Mặt hàng xuất khẩu chính ngạch Tỷ lệ phần trăm

1. Hàng dệt may 41,1%

2 Đồ gia dụng và thực phẩm 30,6%

3 Linh kiện điện tử 18,7%

4 Các sản phẩm khác 9%

(Nguồn: Viện nghiên cứu Kinh tế Chính trị Thế giới – GSO)

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chính ngạch sang Lào chủ yếu gồm có : hàng dệt may, đồ nhựa, thực phẩm, link kiện điện tử và các mặt hàng khác như than đá, dây điện, dây cáp điện. Nhìn vào bảng trên ta sẽ thấy hàng tiêu dùng vẫn chiễm tỷ lệ chủ yếu ( trên 80%) trong cơ cấu hang xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng được xuất khẩu đều là thế mạnh của Viêt Nam. Trong đó Dệt May chiếm tỷ lệ cao nhất 41,1% , tiếp theo là hàng gia dụng và thực phẩm 30,6% , linh kiện điện tử 18,7% và các sản phẩm khác là 9%.

Sở sĩ hàng dệt may thống lĩnh các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Lào là vì Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có gia công hàng dệt may lớn với các thương hiệu như Việt Tiến, Thăng Long, Nhà Bè…Tầm vóc người Lào cũng tương đương tầm vóc người Việt. Các doanh nghiệp trong nước không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng, giá cả. Một chiếc áo sơ

mi Việt Nam trên thị trường Lào có giá khoảng 50-200 kip (khoảng 126-520

vnđ).

Hàng gia dụng và thực phẩm của Việt Nam tại thị trường Lào cũng được biết đến như với mẫu mã phong phú, đa dạng như sản phẩm nhựa có Song Long, Đồng Tâm… Thực phẩm với các thương hiệu Vifon, Acecook,

61

Các mặt hàng linh kiện điện tử chiếm tỷ trọng nhỏ trong xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang Lào vì trên thực tế sản xuất linh kiện điện tử vẫn chưa là thế mạnh của Việt Nam. Hỗu hết đều là lắp ráp linh kiện điện tử cho các hãng nước ngoài. Hơn nữa bên cạnh Lào có Thái Lan là quốc gia mạnh về lắp ráp linh kiện điện tử.

2.3 ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ HỢP TÁC SONG PHƯƠNG GIỮA LÀO –

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu thúc đẩy hợp tác thương mại song phương lào, việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 66)