Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu thúc đẩy hợp tác thương mại song phương lào, việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 75)

10. Bố cục luận văn

2.3.3Những tồn tại và nguyên nhân

* Những tồn tại

Kim ngạch XNK hàng hoá giữa Việt Nam và Lào dẫu có tăng liên tục

65

ổn định. Ngay từ năm 2001-2003 thì kim ngạch XNK hai chiều còn có hiện

tượng chững lại và đi xuống.

Hàng hoá trao đổi còn nghèo nàn, đơn điệu không phong phú, đa dạng.

Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có mẫu mã chưa được đẹp, hàng hoá thiếu tính cạnh tranh với hàng hoá Thái Lan và Trung Quốc đặc biệt là hàng tiêu dùng. Trong khi đó thì hàng hoá của Việt Nam chất lượng chưa đồng đều, các doanh nghiệp chưa chú ý đến khẩu kiểm soát chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, làm mất uy tín sản phẩm trên thị trường.

Đăng ký thương hiệu và bản quyền của hàng hoá Việt Nam tại Lào

cũng đang là một vấn đề đặt ra với cơ quan quản lý xuất nhập khẩu của Việt

nam và các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp xuất khẩu hàng hoá vào Lào. Điển hình vào năm 2005, thương hiệu Vinataba của tổng công ty thuốc là Việt Nam đã bị công ty Sumatra (có trự sở tại Indonexia) đánh cắp tại Lào. Như vậy thuốc lá Vinataba của Việt Nam nhập khẩu vào Lào phải thông qua công ty Sumatra hoặc doanh nghiệp Việt Nam phải mua lại thương hiệu của mình trên đất bạn.

Ngoài ra, thông qua những người Việt buôn bán lâu năm tại Lào thì “ cái dở của các sản phẩm Việt Nam là nhãn mác bao bì. Trong khi cùng một sản phẩm nhưng nhãn hàng Thái Lan và Trung Quốc bao giờ cũng chú trọng đến nhãn phụ bằng tiếng bản địa”. Điều này rất ít doanh nghiệp nhỏ chịu khó đầu tư để người dân Lào nhận diện được mặt hàng của Việt Nam cũng như

thông tin trên sản phẩm. Với sản phẩm không có thương hiệu, sức tiêu thụ tại những địa bàn lớn như Viêng Chăn không nhiều, nhưng tại các tỉnh lẻ thì chỉ dựa vào thói quen.

Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch, chưa có cơ chế quản lý riêng, vẫn đánh đồng với cơ chế XNK chính ngạch như thuế xuất đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch cũng được áp dụng chung theo biểu thuế

66

XNK thống nhất, tạo ra sự lúng túng trong công tác quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu tại biên giới.

Chưa phát huy được thế mạnh của thị trường Lào như một thị trường trung chuyển để mở rộng xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường khác như Đông Bắc Thái Lan, Myanmar… trong khi hàng hoá Thái Lan chiếm một tỷ trọng nhất định trong kim ngạch nhập khẩu Việt Nam từ Lào. Với lại Lào là

một thị trường 6.8 triệu dân, sức thanh toán thấp cũng là một tồn tại để Việt

Nam đầu tư sản xuất kinh doanh một số mặt hàng có thế mạnh trong xuất khẩu.

Việc nhập khẩu từ Lào cũng là một vấn đề đặt ra. Trong khi cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Lào trước đây là gỗ và nguyên liệu thuốc lá. Nay Lào đóng cửa rừng, các mặt hàng còn lại Việt Nam không khuyến khích nhập khẩu.Vậy việc tìm ra những mặt hàng nhập khẩu trong thời gian tới là hết sức cần thiết.

Công tác thanh toán quốc tế còn nhiều bất cập. Mặc dù đã có một ngân

hàng liên doanh Lào – Việt làm công tác thanh toán nhưng hiệu quả và phạm vi hoạt động còn hạn chế nên chưa có sức hút đối với doanh nghiệp. Chưa có

cơ chế chuyển đổi từ đồng Kíp sang Bath hay USD – hai ngoại tệ chính tại thị

trường Lào làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp do đồng Kíp thường không ổn định.

Về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động xuất khẩu: tại các cửa khẩu quốc gia và các cửa khẩu quốc tế giữa hai nước đã bắt đầu hình thành một số cơ sở vật chất kĩ thuật cho nên tàng thương mại như cửa hàng, kho hàng, văn phòng đại diện nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn lạc hậu, thiếu thốn dẫn đến hạn chế thương mại hai nước.

Về mặt cơ cấu chính sách, thủ tục về xuất nhập khẩu còn rườm rà. Thời gian chờ đợi lâu, cán bộ làm công tác hải quan còn những nhiễu doanh nghiệp

67

hai nước.

Mối quan hệ hai nước luôn được duy trì, mở rộng, phát triển. Điều đó thể hiện rõ nhất trong quan hệ thương mại, Việt Nam đã dành cho bạn một ưu tiên về cả vốn, công nghệ, cơ sở sản xuất và thời gian để phát triển…

* Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

Việt Nam và Lào dù những năm qua có những thành tựu nổi bật trong

phát triển kinh tế: Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2006 –

2009 là trên 8%, Lào là trên 7% nhưng do xuất phát điểm thấp nên Việt Nam

và Lào vẫn xếp vào các nứoc nghèo của thế giới. Nên dù hai nước có cố gắng

nỗ lực thì quan hệ thương mại vẫn bị ảnh hưởng, không thể bức phá được để trở thành quan hệ thương mại lớn, khó chiếm lĩnh thị trường của nhau.

Với hàng hoá Thái Lan, thị trường Lào đã quen với các sản phẩm Thái

Lan, đồng thời giá hàng hoá Thái Lan luôn giá thấp hơn giá hàng hoá Việt Nam do không mất chi phí vận tải hàng hoá, trong khi đó hàng hoá Việt Nam phải cộng thêm chi phí vận tải quá cao. Thủ tục xuất nhập khẩu của hàng hoá

Thái Lan rất đơn giản, phương tiện trao đổi thông tin dễ dàng và chi phí thấp

do Thái Lan áp dụng cước phí điện thoại với Lào như cứơc nội địa. Hàng hoá

Thái Lan thông qua Lào vào Việt Nam cũng chỉ phải nộp thuế quá cảnh 2%-

5% và cũng không phải nộp thuế nhập khẩu ở Lào.

Hàng Trung Quốc, đặc biệt là hàng công nghiệp tiêu dùng với giá thấp, sản phẩm phòng phú, mẫu mã đa dạng, phù hợp với túi tiền, thị hiếu người tiêu dùng đã chiếm lĩnh thị trường Lào đặc biệt là khu vực có mức sống trung

bình và nông thôn. Trung Quốc cũng khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Lào. Nếu doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn tại Lào với một nhân dân tệ sẽ được nhận 2 nhân dân tệ từ chính phủ Trung Quốc. Do đó các doanh nghiệp Trung Quốc có một chiến dịch xâm lấn thị trường Lào

68

mạnh mẽ.

Thị trường Lào nhỏ bé, sức mua và sức thanh toán thấp nên việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Lào cũng chỉ đến một giới hạn nhất định, khó có thế phát huy các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam.

Chính sách xuất nhập khẩu của Lào chưa thực sự thông thoáng và liên tục thay đổi chính sách trong khâu cấp giấy phép, triển khai dự án đầu tư, thanh toán xuất nhập khâu, thủ tục tạm nhập tái xuất, thủ tục xuất nhập cảnh…tạo nhiều cản trở cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Lào được nhiều quốc gia và khu vực như EU, Mỹ, Nhật Bản dành cho ưu đãi thương mại nhằm biến Lào thành cửa ngõ đưa hàng hoá Đông Nam á nên thị trường Lào không chỉ nhập hàng hoá Thái Lan, Trung Quốc mà còn có hàng hoá từ Nhật Bản , EU,…Vì vậy, hàng hoá Việt Nam khó có thể tranh nổi.

Nguyên nhân chủ quan:

Đầu tiên là thông tin doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu còn thiếu. Các doanh nghiệp chủ yếu có được thông tin thông qua đại sứ quán của hai nước. Hiện chỉ có một chuyên trang “ Tam giác phát triển Việt

Nam – Lào – Campuchia” là nơi cung cấp thông tin cho hai nước nói chung và ba nước Đông Dương nói riêng. Do đó nên các doanh nghiệp kinh doanh XNK còn nhiều lúng túng trong việc xác định mặt hàng xuất nhập khẩu, những ưu đãi hai nước dành cho nhau.

Chất lượng hàng hoá xuất khẩu chưa được quản lý chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế. Dộu biết người dân Lào có mức sống trung bình nhưng không có nghĩa là người Lào tiêu dùng hàng hoá có chất lượng kém. Bởi vì Lào quen được tiêu dùng hàng hoá từ Thái Lan với chất lượng tương đối. Trong khi đó các doanh nghiệp chưa chú ý đến khâu kiểm soát chất lượng hàng hoá xuất khẩu, gây mất uy tín hàng hoá. Hơn nữa doanh nghiệp không chú ý cải tiến mẫu mã, mở rộng thị trường, không khai thác được thế mạnh của bà con Việt

69

Kiều đang làm ăn sinh sông tại Lào nên khâu phân phối hàng hoá bị cản trở

nhiều.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp Việt Nam đang tự đánh mất mình tại thì trường Lào. Đó là các doanh nghiệp khi đi chào hàng lần đầu tiên thì mang hàng tốt, khi đã chiếm được vị trí cũng như tình cảm của người tiêu dùng rồi thì những lần sau lại mang những hàng kém chất lượng hơn. Cho dù Lào không phải là thị trường khó tính nhưng làm ăn mất uy tín đã làm thiệt hại đến chính doanh nghiệp Việt Nam.

Hoạt động buôn lậu, trốn thuế, lách luật còn phổ biến nên ảnh hưởng đến thực chất trao đổi thương mại giữa hai nước. Kim ngạch trao đổi giữa hai nước còn chưa được phản ánh đúng. Các cơ quan chức năng chưa xử lí mạnh tay cho các hiện tượng nay.

Cơ sở hạ tầng vật chất xuống cấp, đặc biệt là các tuyến đường nối liền với Lào xuống cấp mà không được tu sửa làm cho chi phí vận tải lớn nên đây chi phí hàng hoá lên cao làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trương Lào.

Trình độ cán bộ hải quan của các cửa khẩu còn nhiều hanh chế nên nhiều khi thủ tục còn phiền hà.

70

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG

GIAI ĐOẠN TỚI (2016 -2020)

3.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU HỢP TÁC THƯƠNG MẠI SONG

Một phần của tài liệu thúc đẩy hợp tác thương mại song phương lào, việt nam, thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 75)