Ngày 01/7/1998 đơn vị TTĐ Quảng Ngãi được thành lập theo quyết định
số 505/ĐVN/PTC2-3 của Công ty TTĐ2; trên cơ sở tách ra từ TTĐ Quảng Nam
– Đà Nẵng (nay là TTĐ Đà Nẵng) trực thuộc Công ty, với tổng số CBCNV ban
đầu vỏn vẹn hơn 60 người, thực hiện quản lý vận hành lưới TTĐ Quốc gia có cấp điện áp từ 110kV, 220kV và 500kV (đến ngày 01/7/2007 lưới 110kV được
bàn giao cho Xí nghiệp điện Cao thế Miền Trung quản lý theo yêu cầu tái cơ cấu
quản lý của EVN). Hiện nay TTĐ Quảng Ngãi chỉ còn quản lý vận hành lưới điện có cấp điện áp 220kV, 500kV đi qua địa bàn các tỉnh Quảng Nam, Quảng
Ngãi với mục tiêu là cung cấp điện liên tục, an toàn, ổn định cho khu vực Miền
Trung và Tây Nguyên, truyền tải điện năng từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc; cung cấp điện cho nhu cầu dân sinh, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng
Ngãi, đặc biệt là khu kinh tế Chu Lai và khu kinh tế Dung Quất. Hiện nay, TTĐ
32
Ngãi, Trạm biến áp 500kV Quảng Ngãi, Trạm biến áp 220kV Dung Quất và Trạm biến áp 220kV Quảng Ngãi.
Văn phòng TTĐ Quảng Ngãi có địa chỉ tại 28A đường Phạm Văn Đồng, phường Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Về khối lượng vận hành, TTĐ Quảng Ngãi thực hiện quản lý vận hành
91km đường dây 500kV, 147km đường dây 220kV; tổng công suất hiện tại của
03 trạm biến áp là: 938.000kVA. (Nguồn: Phòng kỹ thuật TTĐ Quảng Ngãi cung cấp).
Tổ chức bộ máy của đơn vị theo mô hình quản lý trực tuyến gồm:
Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm toàn diện về
quản lý và tổ chức quản lý vận hành của TTĐ Quảng Ngãi; là người chịu trách
nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị; tổ chức mọi hoạt động theo
phân cấp giữa Công ty với các đơn vị Truyền tải [24].
Phó Giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, điều hành các hoạt động theo phân công và được giám đốc ủy quyền các công tác khác trong khi Giám đốc đi công tác.
Trước ngày 01/12/2014, TTĐ Quảng Ngãi có 3 phòng chức năng gồm: Phòng Hành chính; Phòng Kỹ thuật và Phòng Kế hoạch (bao gồm cả phần công
việc của tài chính). Mỗi phòng có một Trưởng phòng chịu trách nhiệm tham mưu điều hành theo chức năng nhiệm vụ của mình. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc chuyên môn được giao.
Kể từ ngày 01/12/2014 thực hiện theo Quyết định số: 2001 /QĐ-EVNNPT ngày 17/9/2014 của HĐTV EVNNPT về việc phê duyệt một số nội dung trong Đề án đổi mới tổ chức và quản lý của các đơn vị trực thuộc EVNNPT, theo đó
Công ty TTĐ2 thống nhất số lượng và tên gọi các phòng chức năng của Truyền
tải điện khu vực là 4 phòng như sau: Phòng Tổng hợp, Phòng Kế hoạch - Vật tư,
33
Các đội đường dây có Đội trưởng, Đội phó và công nhân quản lý đường
dây không có bộ phận chuyên môn khác. Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, vận
hành, sửa chữa đường dây lưới điện theo khu vực được giao.
Các Trạm biến áp gồm có Trạm trưởng, Trạm phó và nhân viên vận hành trạm biến áp, không có bộ phận chuyên môn khác; chịu trách nhiệm quản lý vận
hành thiết bị tại trạm biến áp.
Bảng 2 1: Mô hình tổ chức trước ngày 01/12/2014
(Nguồn: tác giả tổng hợp do Phòng Tổng hợp cung cấp)
Bảng 2 2: Mô hình tổ chức sau ngày 01/12/2014
(Nguồn: tác giả tổng hợp do Phòng Tổng hợp cung cấp)
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG HÀNH CHÍNH
Đội Truyền tải điện Sơn Hà
Trạm biến áp
500kV Quảng
Ngãi
Đội Truyền tải điện Quảng Ngãi Trạm biến áp 220kV Quảng Ngãi Trạm biến áp 220kV Dung Quất GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG TÀI CHÍNH PHÒNG KỸ THUẬT Đội Truyền
tải điện Sơn
Hà Trạm biến áp 500kV Quảng Ngãi Đội Truyền tải điện Quảng Ngãi Trạm biến áp 220kV Quảng Ngãi Trạm biến áp 220kV Dung Quất PHÒNG TỔNG HỢP
34
Bảng 2 3: Cơ cấu lực lượng lao động năm 2010 - 2014
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1. Tổng số CBCNV 96 95 111 114 111 Trong đó: Nam 90 88 103 104 104 Nữ 6 7 8 10 7 1. Trên đại học 1 1 1 2 2 2. Đại học 34 34 53 53 51 3. Cao đẳng, trung cấp 58 57 54 56 55 4. Công nhân 3 3 3 3 3 Tổng cộng 96 95 111 114 111 (Nguồn: tác giả tổng hợp từ Phòng Tổng hợp cung cấp)
Nhìn chung cơ cấu lao động nam và nữ của TTĐ Quảng Ngãi khá là phù hợp với tính chất đặc thù của ngành điện; là đơn vị thuộc diện nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm, vận hành theo ca kíp nên không phù hợp nhiều với lao động nữ.
Nữ giới chỉ đảm nhận các công việc thuộc khối văn phòng, các công việc
chuyên môn về lao động tiền lương, tổ chức, kế toán, thủ quỹ và tạp vụ. Tỉ lệ lao động nữ chiếm khá khiêm tốn trong tổng số lực lượng lao động: năm 2010 là
6,25%; năm 2011 là 7,37%; năm 2012 là 7,21%; năm 2013 là 8,77%; năm 2014
là 6,31%. Mặc dù, lực lượng lao động nói chung và tỉ lệ nam, nữ có sự biến động qua các năm nhưng không đáng kể do việc chuyển đổi công tác lao động trong Công ty TTĐ2. Số lao động này cũng phù hợp với nhiệm vụ mà Công ty
TTĐ2 giao cho TTĐ Quảng Ngãi thực hiện qua các năm.
Nhìn vào trình độ chuyên môn, tay nghề mới thấy sự đầu tư cho công tác đào tạo của đơn vị, nếu như số lượng lao động mang tính phổ thông không liên
quan đến kỹ thuật (3 người) gần như không có sự thay đổi sau 5 năm thì lực lượng cán bộ kỹ sư, cử nhân có sự thay đổi theo hướng rất tích cực, cụ thể:
35
Trong khi đó CBCNV có trình độ đại học và trên đại học lại có xu hương
tăng lên một cách tích cực.
Như vậy có thể thấy rằng, mặc dù phải rất tập trung cho công tác chuyên môn quản lý vận hành nhưng công tác đào tạo tại TTĐ Quảng Ngãi cũng đã có sự quan tâm đầu tư đặc biệt; bên cạnh đó cũng thấy được sự nỗ lực, cầu tiến, học
hỏi của đội ngũ CBCNV của đơn vị là hết sức đáng ghi nhận.
Kết quả đó đã minh chứng cho việc, CBCNV của đơn vị luôn sẵn sàng tiếp
nhận mọi nhiệm vụ mới, tiếp cận nhanh các tiến bộ của khoa học công nghệ,
nhiều thiết bị công nghệ hiện đại khi đưa vào vận hành đều được khai thác một
cách hiệu quả, an toàn.
Tuy nhiên trong thời gian tới, với sự phát triển không ngừng của tiến bộ
khoa học, cùng với sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị, công tác đào tạo nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề của CBCNV cũng cần được tiếp tục nâng lên trên bậc cao mới.
2.1.3 Phân cấp tổ chức xây dựng kế hoạch và quản lý chi phí TTĐ tại TTĐ Quảng Ngãi:
TTĐ Quảng Ngãi là đơn vị trực thuộc Công ty TTĐ2, với mô hình hạch
toán phụ thuộc, báo sổ. Công tác tài chính kế toán của đơn vị được thực hiện
theo mô hình kế toán tập trung. Hình thức kế toán theo Nhật ký chứng từ theo
chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính và triển khai áp dụng đồng bộ thống nhất trong toàn Công ty
TTĐ2 bằng phần mềm kế toán Fmis.
Theo phân cấp tại quyết định số 102/QĐ-TTĐ2 ngày 03/2/2014 của Công
ty TTĐ2; đối với công tác kế hoạch dài hạn, 5 năm do Công ty thực hiện theo
phân cấp của EVNNPT; các TTĐ khu vực chỉ thực hiện báo cáo số liệu cần thiết
theo yêu cầu của Công ty.
36
Lập kế hoạch toàn diện năm về kế hoạch TTĐ năng, kế hoạch sửa chữa, kế
hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư xây dựng, kế hoạch vật tư thiết bị phụ
tùng, kế hoạch chi phí giá thành, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch bảo hộ lao động, kế hoạch bảo vệ lưới điện, kế hoạch nghiên cứu khoa học, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CBCNV...trình EVNNPT phê duyệt.
Hướng dẫn, chỉ đạo lập kế hoạch năm, quý về các nhu cầu kinh phí trong
quản lý vận hành, sửa chữa của các đơn vị. Căn cứ kế hoạch năm được
EVNNPT duyệt, Công ty giao kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị thực hiện. Kiểm
tra, kiểm soát công tác thực hiện kế hoạch của các đơn vị trong Công ty. Tổng
hợp báo cáo EVNNPT theo quy định
Đối với TTĐ Quảng Ngãi nói riêng, các TTĐ khu vực khác nói chung và các đơn vị trực thuộc Công ty TTĐ2, thực hiện:
Lập kế hoạch về nhu cầu chi phí sản xuất, quản lý vận hành quý, năm. Lập
kế hoạch sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định trong phạm vi đơn vị quản lý. Tổ chức thực hiện kế hoạch Công ty giao theo đúng các quy định. Báo cáo thực hiện kế hoạch quý, năm theo quy định của Công ty. Ký kết
một số hợp đồng theo phân cấp, theo ủy quyền của Công ty để thực hiện kế
hoạch sản xuất, sửa chữa, đầu tư xây dựng và các nhiệm vụ khác. Việc phân cấp này chưa quy định xuống các đội, trạm sản xuất trực tiếp.
Đối với kế hoạch về chi phí, nội dung lập kế hoạch bao gồm:
Kế hoạch mua sắm tài sản cố định (Công ty thực hiện), vật tư, thiết bị,
CCDC
Kế hoạch tài chính: thể hiện đầy đủ các yếu tố khoản mục chi phí như: Vật
liệu; Tiền lương (theo phân cấp Công ty thực hiện); Dịch vụ mua ngoài; sửa
chữa lớn, sửa chữa thường xuyên; Chi phí bằng tiền khác [điều 1.4, 24], bao gồm:
Chi mua văn phòng phẩm; chi phí tiền điện, nước, điện thoại, dịch vụ viễn thông, đường truyền số liệu, dịch vụ internet; chi phí y tế; chi phí quảng cáo
37
tuyên truyền, chi đặt báo; chi công tác phí; chi phí hội nghị, các lớp tập huấn;
chi phí đào tạo; chi tiếp khách; chi phí khoán hỗ trợ đi lại phục vụ công việc cho
cán bộ, công nhân viên; chi phí bảo vệ Đường dây và Trạm biến áp; chi nộp
khoản thuế đất, thuê nhà đất, phí, lệ phí; chi thuê chỗ làm việc (nếu có); chi phí
xăng dầu; chi phòng chống cháy nổ, an toàn VSCN; chi phòng chống bão lụt;
chi mua bảo hộ lao động; chi thuê chuyên gia tư vấn; chi tạm ứng; chi phí bằng
tiền khác.
Trên cơ sở nhiệm vụ chung nhằm đảm bảo cho công tác quản lý vận hành
lưới điện an toàn và phát triển sản xuất, Công ty và các đơn vị trực thuộc Công
ty lập kế hoạch chi tiết để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất.
Có thể thấy về nguyên tắc tổ chức thì công tác xây dựng kế hoạch chi phí là có thực hiện tuy nhiên còn mang tính chung chung, chưa phân công nhiệm vụ cụ
thể cho các Phòng, ban, tổ đội sản xuất mà chỉ dừng lại ở cấp TTĐ, như vậy sẽ làm cho các đơn vị tổ, đội sản xuất chưa thấy được vai trò quan trọng của công
tác xây dựng và thực hiện kế hoạch; tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện
tối ưu hóa chi phí sẽ không cao; dễ nảy sinh tính chủ quan, ỷ lại.
Nhìn chung trong điều kiện kinh tế thị trường và tính đặc thù của ngành lĩnh vực TTĐ, việc xác định và xây dựng được một kế hoạch chi phí hoàn hảo là rất khó khăn. Từ phương pháp xây dựng, lập và giao kế hoạch chi phí truyền tải
nêu trên, ta có thể thấy rằng:
Công ty đã có quy chế phân cấp thực hiện, Quy chế chi tiêu nội bộ, từ đó làm cho các đơn vị có sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch chi phí truyền
tải của mình. Thực hiện khoán chi phí chỉ thực hiện cấp Công ty xuống các TTĐ
khu vực, TTĐ không giao khoán xuống các đội, trạm mà thực hiện trực tiếp
việc chi tiêu, tổ chức theo dõi hạch toán các chi phí phát sinh, tổng hợp đối
chiếu, so sánh với Công ty. Việc theo dõi, kiểm soát chi phí có quy định thực
hiện nhưng chưa thật cụ thể; chưa có công cụ kiểm soát thống nhất từ đó chưa
thể phát hiện được những yếu tố chi phí tăng giảm bất hợp lý để có thể điều
38
Về công tác quản lý chi phí tại TTĐ Quảng Ngãi
Theo quy định văn bản số 234/TTĐ2-P2,P5 ngày 19/2/2013 của Công ty
TTĐ2 về việc hướng dẫn quy trình sửa chữa thường xuyên, TTĐ Quảng Ngãi đã tổ chức ban hành lưu đồ thực hiện sửa chữa thường xuyên trong đơn vị để thống
nhất các bước, quy định chức năng nhiệm vụ cho từng phòng ban, tăng cường
trách nhiệm để giảm thiểu sai sót, góp phần kiểm soát được các chi phí trong quá trình thực hiện, hiệu quả giải quyết công việc được nâng cao.
Đối với công tác quản lý vật tư: trong những năm qua, đơn vị luôn chấp hành đúng nội quy quy chế của Công ty và EVNNPT về thực hiện quản lý, thực
hiện, trang bị mua, sắm vật tư thiết bị và thanh xử lý vật tư thiết bị thu hồi sau
sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên.Việc trang bị mua sắm vật tư thiết bị phục
vụ cho sản xuất hoặc quản lý vận hành đều có kế hoạch, tờ trình và nhu cầu cần
thiết cụ thể. Vật tư xuất dùng, vật tư thiết bị cấp cho sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên đều có theo dõi chặt chẽ và thu hồi theo đúng quy định tại Quyết định số 626/QĐ-NPT ngày 27/7/2010 của EVNNPT về việc ban hành quy định
quản lý vật tư áp dụng trong EVNNPT, công văn số 2262/NPT-KH ngày 10/8/2011 của EVNNPT về việc triển khai thực hiện Quyết định 691/QĐ-EVN ngày 22/7/2011 của EVN (thay thế quyết định số 958/QĐ-EVN ngày 02/6/2008) về việc thực hiện quy định quản lý vật tư áp dụng trong EVN; Quyết định số 453/QĐ-TTĐ2 ngày 15/5/2014 của Công ty TTĐ2 về việc ban hành quy định
quản lý vật tư trong Công ty TTĐ2. Ngoài ra để quản lý đơn vị đã ban hành nhiều văn bản nội bộ về quy định trình tự, thủ tục thanh toán, trang bị, mua sắm
vật tư thiết bị trong truyền tải tại công văn 139/QNg-KH ngày 18/03/2010 về
chấn chỉnh công tác sử dụng vật tư, phương tiện, dụng cụ; thu hồi vật tư, thiết bị
tháo ra từ các dự án, công trình đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, sửa chữa thường
xuyên và một số các quy định khác.
Các chi phí phát sinh đều được tổ chức theo dõi và hạch toán vào các tài khoản chi phí quy định, cuối tháng, cuối quý và cuối năm theo quy định đều
thực hiện tổng hợp báo cáo tình hình thực tế thực hiện chi phí về Công ty.
Nhận xét: việc tổ chức quản lý chi phí tại TTĐ Quảng Ngãi trong những năm qua là rất tốt, có tổ chức, có ban hành các văn bản cụ thể hóa thực hiện các
39
quy định của cấp trên phần nào góp phần thực hiện mục tiêu tối ưu hóa chi phí
của EVN và EVNNPT ban hành, song công tác thực hiện nhìn chung chỉ dừng
lại ở bước thủ tục kiểm soát hồ sơ, mang định tính chưa có định lượng; việc
kiểm soát mới mang tính hành chính; chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm soát một
cách cụ thể các yếu tố chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng
tiền khác so với tổng mức giao kế hoạch của Công ty TTĐ2, từ đó chưa thể đánh giá được hiệu quả mang lại bằng con số cụ thể. Đây là nhược điểm lớn nhất mà
TTĐ Quảng Ngãi cần phải nghiên cứu xây dựng một phương pháp có tính chất định lượng, trực quan hơn bằng con số thực hiện cụ thể trong thời gian đến.