Sự hình thành hoạt động của EVNNPT

Một phần của tài liệu phân tích khoán chi phí tại truyền tải điện quảng ngãi (Trang 39 - 41)

Ngành điện là một trong những ngành then chốt, có vai trò vô cùng quan trọng, chiếm vị trí chủ đạo trong việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội; góp phần đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đảm bảo an ninh

quốc phòng cho đấtnước. Sản phẩm của ngành điện là sản phẩm đặc thù và còn

được coi là huyết mạch của nền kinh tế.

Hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển, việc hình thành và phát triển thị trường điện lực thường đi sau các loại thị trường hàng hóa khác. Mô hình tổ

chức ngành điện trước khi hình thành và phát triển thị trường điện đều tồn tại và duy trì là mô hình liên kết dọc của tất cả các khâu phát điện – TTĐ – phân phối

và bán lẻ điện. Khi thị trường điện cạnh tranh đi vào hoạt động, ở một số nước, ngành điện có thể hoặc không tiến hành tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình liên kết

dọc sang mô hình liên kết ngang như Pháp, Nhật, Hồng Kông, Đài Loan. Trên thực tế các nước đang phát triển đều duy trì mô hình liên kết dọc trong phạm vi

Quốc gia hoặc theo vùng, miền địa lý; tuy nhiên công việc tái cơ cấu cũng cần đạt được hai mục tiêu trước mắt và lâu dài đó là đáp ứng đủ điều kiện cho phát

triển nền kinh tế đất nước và cả mục tiêu phát triển lâu dài của ngành điện sản

xuất phải có lãi bên cạnh phải đáp ứng đủ kiện cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho các ngành công nghiệp dịch vụ; đáp ứng cho người dân được sử

dụng điện với giá cả hợp lý.

Trước thập niên 70 của thế kỷ trước, ở Mỹ ngành điện được tổ chức theo

mô hình độc quyền liên kết dọc. Việc điều độ, sản xuất, TTĐ đều nằm trong một

công ty, mang tính chất sở hữu tư nhân, không có cạnh tranh. Từ những năm 70- 80, Chính phủ Mỹ cho phép các nhà đầu tư khác xây dựng các nhà máy điện độc

30

lập và bán điện cho các công ty liên kết dọc. Đây là chính sách khá thành công

song để tránh phân biệt đối xử trong việc tiếp cận và sử dụng lưới truyền tải, vào thập niên 90, Chính phủ Mỹ đã cải cách sâu rộng hơn lĩnh vực truyền tải bằng

việc thành lập các Công ty TTĐ trên cơ sở sáp nhập lưới điện truyền tải của các

công ty liên kết dọc tại mỗi bang. Đây là mô hình tổ chức truyền tải phổ biến tại

Mỹ.

Ở Việt Nam, EVN được thành lập theo Quyết định số 147/2006/QĐ-TTg ngày 22/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý điều hành và một số đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Điện lực

Việt Nam. Việc tổ chức lại theo mô hình Tập đoàn là một bước đột phá thay đổi

sâu rộng trong quá trình phá triển và hội nhập của ngành điện Việt Nam. Sự thay đổi này khác hẳn về chất và lượng so với mô hình Tổng công ty Điện lực Việt Nam trước đây.

Với kinh nghiệm cải cách ngành điện của Mỹ, mô hình tổ chức hoạt động

của các đơn vị truyền tải ở Việt Nam đã được vận dụng; Trước đòi hỏi cấp thiết

của công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 26/2006/QĐ - TTg ngày 26/01/2006 về việc phê duyệt

lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại

Việt Nam. Thực hiện công văn số 1339/VPCP-ĐMDN của Văn phòng Chính phủ ngày 3/3/2008 về việc thành lập EVNNPT và Quyết định số 223/QĐ-EVN ngày 11/4/2008 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam, EVNNPT được thành lập và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 01/7/2008, trên cơ sở tổ

chức lại các Công ty TTĐ 1,2,3,4 và các Ban quản lý dự án các Công trình điện

miền Bắc, miền Trung và miền Nam; do EVN sở hữu 100% vốn điều lệ, giữ vai trò độc quyền nhà nước trong lĩnh vực TTĐ; với nhiệm vụ chính là đầu tư xây

dựng và quản lý vận hành hệ thống TTĐ Quốc gia, EVNNPT được thành lập với

sứ mệnh "Đảm bảo TTĐ an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế,

chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trường điện Việt Nam". Sự ra đời

31

trường điện, qua đó từng bước đảm bảo nguyên tắc cơ bản của thị trường điện là công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử trong việc tiếp cận và sử dụng lưới truyền tải. EVNNPT ra đời hướng tới mục tiêu sẵn sàng cho thị trường điện

bán buôn và bán lẻ theo lộ trình Chính phủ đã ban hành hoạt động TTĐ của EVNNPT có 3 thay đổi chính như sau:

Một là, đảm bảo mục tiêu hệ thống TTĐ vận hành an toàn, ổn định và kinh tế được thể hiện qua các cam kết hợp đồng.

Hai là, do là lĩnh vực độc quyền nên trong hoạt động của EVNNPT buộc

phải minh bạch hơn do chịu sự giám sát của tất cả các đơn vị sử dụng dịch vụ (cơ quan Điều tiết Điện lực, đơn vị phát điện và đơn vị mua điện trên thị trường điện).

Ba là, hoạt động của EVNNPT phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các đơn vị có nhu cầu tiếp cận và sử dụng lưới điện truyền tải;

không được phép từ chối đấu nối lưới điện truyền tải, không phân biệt sở hữu

nếu các chủ đầu tư thực hiện đúng theo quy hoạch và quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu phân tích khoán chi phí tại truyền tải điện quảng ngãi (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)