24
Theo quy định của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng Sản Việt Nam [23] đối tượng áp dụng hình thức khoán chi phí là Công ty TNHH MTV than Hạ
Long–Vinacomin và cho tất cả các đơn vị trực thuộc.
Các nguyên tắc là: tất cả các đơn vị trực thuộc phải tuân thủ quy chế và tự
chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Hàng kỳ, Công ty giao kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong đó bao gồm kế
hoạch chi phí, giá thành, giá mua/ bán. Giá thành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
được xác định theo yếu tố chi phí, hoặc đơn giá công đoạn hỗn hợp, sơ đồ công
nghệ được xác lập chuẩn, phổ biến theo hướng dẫn tiên tiến, hiện đại, (khoán
công nghệ) cho từng đơn vị làm cơ sở thực hiện.
Chi phí được giao cụ thể cho các đơn vị, các phòng chức năng tiến hành lập
và thực hiện một cách chi tiết. Nhằm khuyết khích những đơn vị tiết kiệm chi
phí, nâng cao hiệu quả SXKD và cải thiện thu nhập cho người lao động, các mức thưởng phạt tùy theo mức tiết kiệm hay bội chi rõ ràng, cụ thể:
Mức tiết kiệm được xác định: E = Cth – Ckhđc (Cth: giá thành thực tế thực
hiện; Ckhđc: giá thành theo kế hoạch điều chỉnh). Nếu:
Đơn vị nhận khoán hoàn thành kế hoạch 100% được bổ sung quỹ lương tối đa không quá 60% mức tăng lợi nhuận do tiết kiệm chi phí. Đơn vị hoàn thành kế hoạch từ 90% đến dưới 100% được bổ sung quỹ lương 50% mức lợi nhuận
do tiết kiệm. Đơn vị hoàn thành dưới 90% kế hoạch được bổ sung quỹ lương
30% mức lợi nhuận do tiết kiệm.
Từng đối tượng cũng được cụ thể hóa mức động viên theo các mức thưởng
như sau: 20% cộng vào quỹ lương của bộ phận quản lý (trong đó quản đốc 20%,
cấp phó và trưởng ca 75%; nhân viên kinh tế 5%) và 80% còn lại cho bộ phận
công nhân trực tiếp. Trong trường hợp đơn vị nhận khoán thực hiện giảm lợi
nhuận (bội chi) thì bị giảm quỹ lương thực hiện, tương ứng với mức bội chi, nhưng mức giảm không quá 10% quỹ lương và đảm bảo thu nhập của người lao
25
động không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Số tiền trích
giảm trừ cho các đối tượng cũng tương tự như mức thưởng.
Thời gian lập và giao kế hoạch cũng hết sức cụ thể rõ ràng,minh bạch như:Kế hoạch năm: Công ty giao cho các đơn vị trước ngày 25 tháng 12 năm trước. Kế hoạch quý: Các đơn vị lập kế hoạch xong trước ngày 24 tháng cuối quý để trình Công ty. Công ty duyệt giao khoán chi phí cho các đơn vị từ ngày
24 đến 28 tháng cuối quý trước. Giám đốc duyệt giao kế hoạch trước ngày 1
tháng đầu quý.
Kế hoạch tháng: Các đơn vị xây dựng kế hoạch xong trước ngày 24 tháng
trước, Công ty duyệt giao trước ngày 28 tháng trước, Giám đốc ký duyệt giao trước ngày 1 hàng tháng.
Thời gian quyết toán chi phí năm từ ngày 06 đến 15 tháng 1 năm sau.Thời
gian quyết toán chi phí tháng, quý: từ ngày 06 đến ngày 03 tháng sau.
Như vậy có thể thấy rằng đây là hình thức khoán chi phí hết sức cụ thể, rõ ràng và minh bạch, có phân công, phân quyền, trách nhiệm cho từng bộ phận,
từng cá nhân, từng đơn vị nhận và giao khoán chi phí. Việc giao khoán thực hiện
trên các hoạt động tính giá thành, giá mua, giá bán trong toàn Công ty. Điểm nỗi
bật của hình thức này ở chổ: hàng tháng, Công ty tổ chức nghiệm thu quyết toán
chi phí khoán. Tổ chức phân tích đánh giá thực hiện các chỉ tiêu khoán chi phí,
giá thành để kịp thời chấn chỉnh uốn nắn ngay các sai lệch và có cơ chế cụ thể rõ ràng cho từng đối tượng trong việc thực hiện tiết kiệm chi phí. Đối với chi phí
phát sinh ngoài kế hoạch được tổng hợp báo cáo Công ty ngay vào ngày 5 hàng
tháng để Công ty điều chỉnh kịp thời. Việc kiểm tra, duyệt chi phí hàng tháng sẽ giúp cho đơn vị kiểm soát được toàn bộ các khoản chi phí phát sinh và từ đó có
giải pháp xử lý.
Bài học kinh nghiệm thực hiện khoán chi phí
Với kinh nghiệm của Công ty TNHH một thành viên than Hạ Long – VINACOMIN về thực hiện hình thức khoán chi phí và mô hình Triết lý Kaizen
26
hay gọi là mô hình chi phí mục tiêu, mặc dù môi trường SXKD có nhiều điểm
khác nhau, lĩnh vực hoạt động, quy mô tổ chức sản xuất có khác nhau, sự tác động ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện chi phí khác nhau và con người
thực hiện cũng khác nhau; song tất cả đều có chung mục đích là thực hiện hình thức khoán chi phí nhằm năng cao hiệu quả SXKD, tối ưu hóa chi phí, gia tăng
lợi nhuận và tăng cường tinh thần trách nhiệm của các đối tượng tham gia thực
hiện khoán thông qua các quy định về thưởng, phạt cụ thể; cũng như thời gian
lập kế hoạch, báo cáo thực hiện và kiểm tra giám soát quá trình thực hiện khoán
nên có thể rút ra một số kinh nghiệm thực hiện hình thức khoán chi phí như sau:
Thứ nhất, điều kiện để thực hiện khoán chi phí đạt hiệu quả:
Cần quy định cụ thể và thống nhất giữa các quy định về thời gian lập kế
hoạch chi phí, giao khoán, thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện chi phí như
vậy sẽ tạo nên tính đồng bộ, kiểm tra giám sát kịp thời; tạo sự chủ động cho đơn
vị nhận khoán có điều kiện tự chủ về chi phí được giao để mạnh dạn đầu tư sửa
chữa kịp thời các hư hỏng xảy ra. Xây dựng kế hoạch và giao kế hoạch chi phí đúng với các quy định của cơ quan chủ quản về đơn giá khoán trên cơ sở thống
kế đầy đủ các điều kiện để thực hiện khoán.
Cần có sự thống nhất trong phân công trách nhiệm và quyền hạn của các đối tượng tham gia thực hiện giao và nhận khoán để có đánh giá nhận xét chính
xác kết quả thực hiện khoán.
Tổ chức phổ biến sâu rộng toàn bộ các quy định về giao; nhận khoán; hình thức thưởng, phạt để người thực hiện nắm bắt kịp thời từ đó nâng cao tinh thần
trách nhiệm hơn trong việc tổ chức thực hiện các chi phí đạt hiệu quả tối ưu
nhất, mang lại lợi ích cao nhất.
Tổ chức rà soát loại bỏ các quy định không còn hiệu lực và không còn phù hợp trong quá trình thực hiện khoán; phân loại có hệ thống các yếu tố chi phí để
giao và thực hiện khoán. Thống nhất các mẫu biểu báo cáo và kiểm tra đảm bảo
27 Thứ hai, tổ chức kiểm tra giám sát chi phí:
Ban hành quy định cụ thể, minh bạch các hình thức và mức thưởng, phạt để tăng cường tính tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến thực hiện khoán chi phí. Động viên các nhân tố tích cực và hạn chế các
biểu hiện tiêu cực kịp thời có liên quan đến thực hiện khoán.
Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kịp thời quá trình thực hiện chi phí từ đó ngăn chặn được các thất thoát có thể xảy ra và giao kế hoạch bổ sung chi phí phát sinh liên quan đến các biến động khách quan mang lại.
Thứ ba, điều chỉnh kịp thời mức giao khoán phù hợp với sự biến động của
thị trường và chính sách kinh tế của Nhà nước và của địa phương:
Khoán chi phí là hình thức khoán nội bộ chịu sự điều phối chi phí từ cơ
quan chủ quản và theo phân cấp quản lý, song mức giao khoán sẽ khó thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nếu không có sự xem xét điều chỉnh chi phí kịp thời
theo sự biến động của giá cả thị trường (CPI), chính sách kinh tế thay đổi như đơn giá đền bù cây cối hoa màu, giá nhiên nguyên vật liệu.
Thứ tư, cần tổ chức giao khoán xuống tận các tổ đội sản xuất: vì các đơn vị
trực thuộc là đơn vị trực tiếp thực hiện các chi phí lại không được giao các chỉ
tiêu về kinh tế, trên cơ sở đó mới có sự đánh giá khách quan tinh thần trách
nhiệm và mức tiết kiệm, tối ưu hóa chi phí ở mỗi đơn vị.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về khoán chi phí có những ý
chính sau:
Trình bày những vấn đề chung khái niệm về khoán và thực hiện khoán chi phí TTĐ với các mục tiêu, nguyên tắc, nội dung thực hiện.
Biết được hiệu quả và vai trò quan trọng của hình thức khoán chi phí trong hoạt động SXKD, sự ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện khoán chi phí
cũng như biết được những thuận lợi khó khăn khi thực hiện hình thức khoán chi
28
Qua cơ sở lý luận thấy được vai trò của việc kiểm soát chi phí trong công
tác thực hiện khoán chi phí TTĐ cần được quan tâm hơn nữa trong thời gian đến.
Bên cạnh việc đưa ra các nhân tố ảnh hưởng, một số kinh nghiệm trong quá
trình thực hiện và quyền, trách nhiệm các bên khi giao nhận khoán từ đó rút ra
một số bài học trong công tác thực hiện hình thức khoán chi phí.
Tất cả cơ sở lý luận nêu ra ở phần chương 1 sẽ làm tiền đề nhận xét đánh
giá thực trạng thực hiện hình thức khoán chi phí TTĐ ở phần chương 2; từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị ở phần chương 3.
29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHOÁN CHI PHÍ TẠI TTĐ QUẢNG NGÃI
GIAI ĐOẠN 2010 - 2014