Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng

Một phần của tài liệu hiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an (Trang 66 - 75)

C alpia MAs 1 Tầm bao phủ

8. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng

Khách hàng là cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam sở hữu thẻ tín dụng quốc tế hay nội địa do AGRIBANK phát hành. Đặc điểm sản phẩm:

- Loại tiền vay : VND hoặc USD - Thời gian cho vay : Tối đa 12 tháng

- Mức cho vay: Tối đa 80% số tiền đã chỉ tiêu trên thẻ tín dụng - Tài sản đảm bảo: Ký quỹ bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm hoặc chứng từ

trên thẻ tín dụng, bảng liệt kê giao dịch hàng tháng. Số tiền chi tiêu trên thẻ không được trừ vào số tiền đã ký quỹ.

Hiện nay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hưng nguyên chưa xây dựng đựơc cột thanh toán tự động ATM.

- Về Lãi suất: Mấy năm gần đây tình hình thị trường tài chính có nhiều biến động và phải cạnh tranh với lãi suất các ngân hàng khác, nhưng theo bà Hồ Thị Thu Hà thì từ năm 2003 đến năm 2007 lãi suất cho vay thường giao động từ 0,8% - 1,2%/tháng . Việc hoàn trả theo phương thức có thể trả hết một

lần hoặc trả dần từng phần vốn vay. Vì đối tượng chủ yếu là những người Nông dân nên việc đáo nợ xảy ra rất phổ biến tại Ngân hàng, nhưng theo quy định của Ngân hàng khi khách hàng đáo nợ sẽ phải trả lãi cao hơn cho những phần nợ trả chậm.

b) Ngân Hàng Chính Sách Xã hội Hưng Nguyên:

-Về Tổ chức :

Để giải quyết khó khăn về tình trạng thiếu vốn sản xuất cho người nghèo, lãnh đạo huyện Hưng nguyên đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có sự ra đời của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hưng nguyên vào năm 2003.. toàn bộ chi nhánh Ngân hàng chỉ có 8 cán bộ công nhân viên chức, trong đó có một Giám đốc, một phó Giám đốc và 6 nhân viên tín dụng. Năm 2003 ngân

trong toàn huyện. Là một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu chủ yếu là cung cấp tín dụng cho các hộ nghèo trong huyện, nhưng lại không đưa ra tiêu chí riêng để xác định khách hàng mà theo quy định của chính phủ. Tiêu chí của hộ nghèo do các xã xét danh sách trình lên, dựa theo những quy định của Bộ lao động thương binh Xã hội mà huyện quản lý, ngân hàng sẽ thẩm định lại và giải ngân.

- Về vốn và tài sản:

Nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng là từ nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ an (Chi nhánh NHCSXH tỉnh nghệ an là một tổ chức của Ngân hàng Nhà nước) và một số Ngân hàng thương mại ngoài huyện.

Tổng nguồn vốn của ngân hàng mới đầu thành lập chỉ có 10,7 tỷ đồng, Riêng năm 2006 đã cho 3484 lượt hộ nghèo vay 16,3 tỷ đồng.

Nhờ hoạt động hiệu quả đến năm 31/12/2007 ngân hàng thông qua 217 tổ tiết kiệm và vay vốn trong toàn huyên đã cho 5.143 lượt hộ nghèo được vay vốn với tổng dư nợ cho vay đạt gần 30 tỷ đồng. Bình quân mỗi hộ được vay 6 triệu đồng. Mức cho vay tăng từ 1-2 triệu đồng/hộ lên 5-7 triệu đồng/hộ so với

năm 2004. Từ nguồn vốn vay này, trong năm 2007 Hưng nguyên đã có hơn 1.145 hộ thoát nghèo. Đặc biệt trong năm qua Dự án xóa nghèo bền vững đã đến được với người nghèo của 3 xã vùng khó khăn là vùng giáo Hưng Trung Xã Hưng Lĩnh và Hưng Lam. Tổng số vốn cho vay lên đến 3,78 tỷ đồng với 850 hộ tham gia vay vốn.

Từ các dự án này, bà con đã mua được 1000 trâu bò để phát triển chăn nuôi. Không dừng lại ở cho vay hộ nghèo, NHCSXH Hưng Nguyên còn cho vay giải quyết việc làm với tổng dư nợ lên đến 2,7 tỷ đồng. Nhờ vậy, đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hơn 800 lao động nhàn rỗi trong toàn huyện. Ngoài cho hộ nghèo vay, cho học sinh viên học giỏi có hoàn cảnh khó khăn vay vốn NHCSXH Hưng Nguyên còn thực hiện có hiệu quả chương

vay vốn nước sạch với tổng dư nợ đạt 5,17 tỷ đồng. Từ chính nguồn vốn vay này, toàn huyện đã làm mới được 1300 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Đến thời điểm này NHCSXH huyện Hưng nguyên đã đưa tổng dư nợ cho vay lên đến 38,9 tỷ đồng.

- Đối tượng cho vay:

Là các cá nhân và tổ chức thuộc diện chính sách như: Hội cựu chiến binh xã, khối, xóm, con em gia đình nghèo.. .trong địa bàn huyện.

-Về hình thức cho vay:

Trước đây , cho các hộ nghèo vay thông qua Ngân hàng nông nghiệp và

phát triển nông thôn huyện. Sau khi có quyết định của thủ Tướng chính phủ từ ngày 01/05/2005 thì toàn bộ các khoản vay uỷ thác hộ nghèo từ chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hưng nguyên, thì Ngân

hàng chính sách huyện tiếp nhận và thực hiện cho vay thông qua các tổ chức như Hội cựu chiến binh huyện, xã, hội phụ nữ huyện, xã...

- Về lãi suất:

Từ ngày 01/01/2006 đến ngày 31/12/2007, đối với các tổ chức sản xuất thuộc chế độ thương binh, người tàn tật thuộc chương trình giải quyết việc làm trong huyện áp dụng mức lãi suất là 0,5%/tháng. Đối với các hộ trong diện nghèo và các đối tượng chính sách khác thì ngân hàng cho vay với lãi suất 0,65%/tháng.

- Về mục đích cho vay:

Các tổ chức tài chính chính thức như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thường tập trung vào cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ với mức cho vay lớn, đối với Ngân hàng chính sách lại tập trung vào cho vay sản xuất Nông nghiệp là chủ yếu. Việc hạn chế SŨ dụng các khoản vay đã tạo ra khó khăn cho các hộ nghèo và tạo nên sự sai lệch giữa đơn xin vay và mục đích sử dụng thực tế của các hộ nghèo, vì vậy khoảng mấy năm gần đây

nông nghiệp còn có cho vay để học tập, chữa bệnh, xuất khẩu lao động. - Những kết quả:

Nhờ vậy không chỉ có co hội thoát nghèo mà nguời dân Hung Nguyên còn được hưởng thụ các điều kiện sống cao hơn, được sử dụng nguồn nước sạch và

các công trình vệ sinh đúng tiêu chuẩn, đảm bảo tốt cho sức khoẻ của cả cộng đồng. Xuất khẩu lao động hiện nay đang là hướng lựa chọn thoát nghèo của nhiều hộ gia đình ở Hưng Nguyên, chính vì vậy trong năm qua NHCSXH Hưng Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho con em các hộ gia đình trên địa bàn có nhu cầu xuất khẩu lao động, giải quyết cho vay nhanh, gọn, đảm bảo đúng thủ tục.

Đến nay đã có 70 hộ chính sách trong huyện vay với số tiền trên 1 tỷ đồng để đi xuất khẩu lao động. Có thể khẳng định từ nguồn vay vốn ưu đãi của NHCSXH huyện, những năm qua Hưng nguyên đã có những bước đột phá

trong công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo. Việc sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng, đã phát huy hiệu quả đồng vốn, từng bước thúc đẩy kinh tế- xã hội trên địa bàn Hưng Nguyên đi lên đúng hướng. Nhờ vậy, đến nay ở Hưng Nguyên đã xuất hiện 600 mô hình làm kinh tế giỏi góp phần đưa số hộ nghèo trong toàn huyện giảm từ 22,54% xuống còn 12,88% vào cuối năm 2007.

Phải nói rằng Ngân hàng chính sách đã tạo được bước đột phá đầu tiên trong giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo ở huyện Hưng Nguyên. Những dẫn chứng cụ thể sau sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn sự đột phá này.

“ Chỉ mới cách đây chừng 3,4 năm, gia đình anh Cường thuộc diện hộ nghèo nhất nhì trong xã Hưng Trung , cả nhà sống nhờ 4 sào mộng khoán, làm vụ này lại phải lo vay để trả vụ trước. Lúc nào cũng thiếu đói. Năm 2005 gia đình anh vay 5 triệu đồng nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH. Nhờ sử dụng đồng vốn đúng hướng, đầu tư có hiệu quả vào chăn nuôi bò, lợn, đến năm

T

T Chỉ tiêu

ĐVT Năm So Sánh (%)

2006 2007 Tuyệt đối Tương đối

1 Tổ tiết kiệm TỔ 196 217 21 1,11

2 Số lượt hộ nghèo đựơc vay

Luợt vay

3.485 5.143 1650 1,47

3 Tổng dư nợ đối với hộ nghèo

Tỷ đồng

16,3 28,5 12,2 1,75

4 Số vốn vay bp/hộ nghèo Triệu đồng

5 6 1 1,2

5 Số hộ thoát nghèo từ nguồn vốn vay

Hộ 1.015 1.145 130 1,13

6 Vốn vay giải quyết việc làm

Tỷ đồng

1,1 1,6 0,5 1,45

7

Số lao động được giải quyết việc làm

Lao động

>700 >800 8

Tổng dư nợ đối với dự án nước sạch và vệ sinh môi trường

Tỷ đồng

5,17

9 Số công trình hoàn thành công trình

1.300

Cũng năm 2007 anh được vay tiếp 7 triệu đồng, với số tiền này anh lại đầu tư mua thêm 1 con bò sinh sản và xây dựng mở rộng khu vực chuồng trại chăn nuôi gia súc. Hiện nay thu nhập của gia đình anh đạt 25 triệu đồng/năm. Nhờ vậy mà gia đình anh đã từng bước thoát nghèo vưon lên trở thành hộ khá giả của xã, xóm. Những năm gần đây, hộ nghèo ở Hưng nguyên đã có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình. Không riêng gia đình anh Cường mà các hộ gia đình ở Hưng Nguyên khi được vay vốn đã đầu tư đúng hướng, như xây dựng mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi lợn, bò kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, hoặc phát triển trang trại vườn rừng vườn đồi...”( Theo điều tra ).

Chính từ phong trào này, nhiều hộ gia đình ở Hưng nguyên không chỉ thoát nghèo mà còn vượt lên trở thành điển hình làm kinh tế giỏi. Tiêu biểu như gia đình anh Hoàng Văn Lĩnh, xóm Bùi Chưong(Hưng Trung), Chị Lê thị Bé- khối 11 thị trấn... ( Theo điều tra ).

Là bà đỡ của những người nghèo, NHCSXH Hưng Nguyên đang tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành, các nguồn lực đầu tư nhằm phát huy có hiệu quả chương trình giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo, tạo cơ hội cho người nghèo ở Hưng Nguyên có điều kiện vươn lên xoá đói giảm nghèo.

Biểu: Một sô chỉ tiêu về tài chính tín dụng của chi nhánh NHCSXH huyện Hưng nguyên tháng 12 năm 2007.

c) Quỹ tín dụne nhân dân huyện Hưng nguyên.

Được thành lập vào năm 1996, đóng trên địa bàn Thị trấn Hưng nguyên,

nhưng trong quá trình hoạt động không có khả năng huy động vốn và quản lý vốn, cán bộ tín dụng có phần yếu kém về nãng lực, sự cạnh tranh khốc liệt về lãi suất của các ngân hàng thưong mại xâm nhập vào địa bàn huyện, nên nây đã giải thể (Báo cáo chính trị của Đảng bộ huyện Hưng Nguyên-2007)

4.1.2 Thực trạng của các tổ chức tài chính vi mô khu vực hán chính thức trên địa hàn huyện Hưng Nguyên-tỉnh Ngệ An.

*Quỹ tình thương ( TYM) :

- Về tổ chức:

Quỹ tình thương huyện Hưng Nguyên-tỉnh nghệ an được thành lập 10/1997, thuộc một trong 13 ban của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và hạch toán độc lập.Mới đây vào ngày 20/03/2008, Quỹ tình thương huyện Hưng Nguyên đã khánh thành và chính thức đi vào sữ dụng trụ sở làm việc đặt tại Khối 7 , thị trấn Hưng Nguyên, với diện tích sữ dụng 460m2 trên tổng diện tích đất 754 m2 cho 2 chi nhánh và văn phòng khu vực của huyện. Hiện chị Nguyễn Thị Minh Dịu làm trưởng chi nhánh khu vực.

Từ khi được thành lập đến nay quỹ tình thương huyện Hưng Nguyên có

18 cán bộ hoạt động tại 2 chi nhánh.

Chi nhánh thứ nhất hoạt động tại huyện gồm ở 7 xã : Xã Hưng Tây, xã Hưng Yên, xã Hưng Chĩnh, Xã Hưng Đạo, Xã Hưng Phúc, xã Hưng Trung, xã Hưng Tiến.

S T T Tên tổ chức Vùng Năm bắt đầu hoạt động Địa bàn hoạt động Số cán bộ tín dụng Số thành viên tham gia Số thành viên đang vay Tổng tài sản (VNĐ) 1 Quỹ tình thương huyện Hưng Huyện Hưng nguyên 199

7 Xã Hưng Tây, Hưng Yên, Hưng Chính, Hưng Tiến, Hưng

Đạo,Hưng Phúc và Thị 14 4.815 4.20 0 9.540.428.329 2 Nguyên- tỉnh Nghệ An Huyện Nam

Đàn 2002 Xã Nam Anh, Nam

Xưng,Nam Lĩnh, và Thị Trấn

4 227 144 4.234.214.4

31 Số dư tiết kiệm ( VNĐ) SỐ

khác Vùng Tổng dư nợ (VNĐ) Tiết kiệm bắt buộc Tiết kiệm tự Tổng hàng/C án bộ tín Huyện Hưng Nguyên (6 xã,l thị trán) 8.420.320.0 00 2.485.545.000 33.520.000 2.879.065.000 300 Huyện Nam Đàn 3.930.080.0 00 681.950.000 - 681.950.000 36 Tổng 12,350,400,000 3,167,495,000 33,520,000 3,561,015,000 336

Hưng Nguyên) bao gồm 4 xã : Xã Nam Anh, xã Nam Xưng,xã Nam Lĩnh, xã Nam Hưng.

-Mục đích tôn chỉ hoạt động quỹ là:

Mục đích kinh tế xã hội: Hộ trợ vốn và tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho những người có thu nhập thấp.

-Đối tượng vay: Là những phụ nữ thuộc độ tuổi lao động và các phụ nữ

có thu nhập thấp đưới mức đói nghèo là 200.000đ/tháng trong địa bàn huyện và vùng lân cận huyện( huyện Nam Đàn)

-Co chế vay: Vay mức từ nhỏ đến lớn, có bảo lãnh của nhóm và trung tâm với khoản vay mức thấp nhất là 500.000đ mức cao nhất là 20.000.OOOđ, sau đó luỹ kế tăng dần theo thời gian tham gia hoạt động ở quỹ. Thời hạn vay từ 10 tuần đến 70 tuần với mức lãi suất 1%/tháng, tính lãi trừ lùi và trả hàng tuần.

- Hoạt động tiết kiệm: Tiết kiệm bắt buộc đối với những phụ nữ có sử dụng vốn vay của quỹ nhằm ràng buộc đối tượng vay có trách nhiệm trả các khoản vay và tiết kiệm tự nguyện.

Bảng 3.2. Thông tin cơ bản về tổ chức quỹ tình thương huyện Hưng Nguyên - tỉnh Nghệ An tính đến tháng 01/10/2008.

ĐVT: VNĐ, tỷ giá 1USD=16.500 VNĐ

(Theo điều tra, số liệu quỹ cung cấp)

84

Bảng 3.3. Thông tin cơ bản về tổ chức quỹ tình thương huyện Hưng Nguyên -tỉnh Nghệ An tính đến tháng 01/10/2008.

(Theo điều tra, số liệu quỹ cung cấp)

4.1.3 Thực trạng của các tổ chức tài chính vi mô khu vực phi chính thức trên địa hàn huyện Hưng Nguyên-tỉnh Nghệ

An.

a)Các hiệu cầm đồ:

Hiệu cầm đồ anh: Nguyễn Hoàng Tú Mặc dù dịch vụ cầm đồ là hình thức cho vay nóng phát triển mạnh ở thành phố Vinh, nhưng trên địa bàn huyện Hưng Nguyên thì loại hình dịch vụ

không phát triển. Theo Phòng đăng ký kinh doanh của huyện thì trên địa bàn huyện chỉ có một hiệu cầm đồ của anh Nguyễn Hoàng Tú, đóng tại địa điểm khối 15 Thị trấn Hưng nguyên. Nhưng theo điều tra trên thực tế thì tại xã Hưng Thịnh có 2 hiệu cầm đồ ( xã Hưng Thịnh là xã nằm ven Khu vực Chợ Vinh).

Khi điều tra thu thập số liệu, theo anh Nguyễn Hoàng Tú cũng như chủ 2 hiệu cầm ( Anh Đậu Văn Long và Ngô Văn Sơn ) đóng tại địa bàn xã Hưng Thịnh thì các hiệu cầm đồ này đều có một điểm chung cơ bản là:

+ Về Mức vay: Mức vay cao nhất là 150.000.OOđ và mức thấp nhất là lOO.OOOđ, mức thông thường mà 2 hiệu cầm đồ này cho vay giao động từ 500.000đ đến 12.000.000đ, mức vay dựa trên giá trị tài sản và mức độ quen biết với chủ hiệu cầm đồ. Nếu quen biết thì có thể vay đến 95% trị tài sản cầm cố.

+Đặc điểm : Cả 3 Hiệu cầm đồ này có đối tượng khách hàng chủ yếu là

ở trong xã (Những thanh thiếu niên con nhà có thu nhập cao là đại đai đa số và

một số ít những người có thu nhập trung bình trở lên ) .Quy mô hoạt động với

số vốn lưu động vào khoảng 350.000.000d, và chỉ có một người là chủ làm việc.

+ Loại tài sản cầm cố : Thường là loại tài sản có giá trị từ lOO.OOOđ trở

lên mà có thể bán được trên thị trường như: Đồng hồ, xe đạp, xe máy, giấy tờ xe, đồ điện tử.

+ Thủ tục và thời gian cho vay: Thủ tục vay chí cần viết giấy vay hoặc cầm cố tài sản. Thời hạn vay thông thường là 2 tháng với lãi suất cao

này như: Xã Hưng Thịnh, Xã hưng chính, xã Hưng trung, Xã Hưng đạo, Xã Hưng châu,...Các thành viên trong xóm, xã quen biết nhau có quan hệ anh em bạn bè, họ cử ra một người đứng đầu có uy tín và có thu nhập khá làm chủ cái.

Họ bàn bạc và thống nhất, sử dụng hình thức bốc thăm nhận tiền góp theo vòng. Mỗi nhóm phường thường là 5 đến 6 người với mức chơi phường

Một phần của tài liệu hiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an (Trang 66 - 75)