Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu hiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an (Trang 60 - 63)

C alpia MAs 1 Tầm bao phủ

3.2Phương pháp nghiên cứu

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

3.2Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp so sánh:

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến rộng rãi và lâu đời nhất trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu tự nhiên, kinh tế -xã hội nên trong nghiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện Hưng Nguyên- tỉnh Nghệ An cũng sử dụng phương pháp so sánh như các lĩnh vực khác. Có hai dạng so sánh.

So sánh tuyệt đối bằng phép trừ và so sánh tương đối bằng phép chia. Các chỉ tiêu so sánh trong nghiên cứu thường là tổng dư nợ vay,tỷ lệ khách hàng trên cán bộ tín dụng ... Trong nghiên cứu tài chính vi mô đối với hộ có thu nhập thấp thường quan tâm nhất là so sánh sau:

+ So sánh theo địa điểm: Địa điểm đựơc hiểu theo đơn vị hành chính nhưng cũng có thể được hiểu theo địa bàn khi so sánh cần chọn địa điểm gốc so sánh và tính chỉ tiêu như mức tăng giảm, tỷ lệ đạt, tỷ lệ tăng giảm so với địa điểm gốc.

+ So sánh theo thời gian: Qua so sánh cho thấy sự biến động của chỉ tiêu qua thời gian. Có thể so sánh giữa hai kỳ, hai năm liền nhau hoặc so sánh giữa nhiều kỳ, nhiều năm. Trong so sánh cần tính các chỉ tiêu như mức tăng giảm, tỷ lệ đạt, tỷ lệ tăng giảm so với số cần so sánh. Nếu thời gian dài thì có thể vẽ đồ thị biến động theo thời gian.

+ So sánh với mức chuẩn: Ví dụ khi so sánh lượng vốn bình quân của NHNN&PTNT huyện “Năm 2003 vốn và tài sản chỉ có 14,6 tỷ đồng, đến 31/12/2007 là 98,2 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 16,72 tỷ đồng”, hay tổng vốn huy động bình quân của một nhóm phường. Khi so sánh thì ta sẽ thấy chỉ tiêu nghiên cứu sẽ đạt được ở mức nào so với tình hình chung để có thể quyết định điều chỉnh hoặc phấn đấu.

+ So sánh với yêu cầu mục tiêu hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô nói riêng, nhưng khi so sánh các chỉ tiêu kinh tế phải có cùng nội dung,

đảm bảo thống nhất về phương pháp tính, đảm bảo thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường như thời gian vay, đơn vị tiền tệ.

+ So sánh thực hiện với kế hoạch cho vay của thể chế tài chính vi mô: Trong phân tích thường tính các chỉ tiêu như tăng giảm so với kế hoạch, tỷ lệ thực hiện kế hoạch.... Nếu so sánh một lúc nhiều chỉ tiêu thì thường lập biểu so sánh để thể hiện kết quả phân tích rõ hơn và ngắn gọn hơn.

3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả:

Đây là việc áp dụng phương pháp thống kê vào nghiên cứu tài chính vi mô nhằm thê hiện các mô tả định lượng và tổng quát các số liệu của đơn vị nghiên cứu. Thống kê mô tả cung cấp các thôn tin thống kê đơn giản theo các chỉ tiêu cần phân tích.

Muốn tăng tác dụng của phương pháp này thì cần có một lượng các đơn

vị nghiên cứu tính đại diện của mẫu, phải sử dụng các tiêu chuẩn kiểm định thích hợp cho phương pháp thống kê mô tả. Cũng như các nghiên cứu khác trong nghiên cứu tài chính vi mô các chỉ tiêu phổ biến thường được sử dụng nhiều nhất trong phân tích là số trung bình ( Mean), số lớn nhất (Max), số nhỏ nhất (Min). Sũ dụng bằng bảng tính excel để tín các đại lượng trên sẽ được tính cho các chỉ tiêu cần nghiên cứu như số tiền vay, mức tiết kiệm, số tiền bảo hiểm có thể mua, thu nhập của người vay...

Ngoài ra, trong nghiên cứu tài chính vi mô cũng thường sử dụng đến phương pháp phỏng vấn.Địa điểm phỏng vấn là tại huyện , các tổ chức tài chính vi mô như NHNN&PTNT huyện, NHCSXH huyện, Quỹ TYM, các xã, các xóm.

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu:

+ Thu thập số liệu thứ cấp: Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu đã công bố về tài chính vi mô trong nước như Semi, 2002: Bài giảng tài chính vi mô tại

ta.Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 330. Đỗ Kim Chung,2005, tài chính vi mô cho xoá đói giảm nghèo. Một số vấn đề lý luận cho thực tiễn. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 330... và các tài liệu thu thập từ quỹ tình thương, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội huyện Hưng Nguyên.

+ Thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra, phỏng vấn các hộ có tham

gia hoạt động nhóm tài chính vi mô, các trưởng nhóm, trưởng chi nhánh. + Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Trao đổi với các cán bộ của tổ

chức tài chính tín dụng vi mô đóng trên địa bàn huyện.

3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu:

Một phần của tài liệu hiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an (Trang 60 - 63)