Tài chính Vi môở Việt Nam

Một phần của tài liệu hiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an (Trang 39 - 43)

C alpia MAs 1 Tầm bao phủ

c ) Mô hình ngân hàng làng

2.2.2 Tài chính Vi môở Việt Nam

2.2.2.1 Đặc điểm riêng của tài chính vi mô tại Việt Nam

Có ba đặc điểm khiến tài chính vi mô ở Việt Nam khác biệt so với các mô hình ở các nước khác

* Thứ nhất: Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trong lĩnh vực tài chính vi mô

ở hầu hết các nước, các tổ chức Phi Chính Phủ(PCP) là những người tiên phong trong công nghệ tín dụng vi mô ở Việt Nam, phong trào này được triển khai thông qua bộ máy của các tổ chức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Xu hướng tiếp cận này có cả những mặt tích cực và tiêu cực. Xét về

khía cạnh tích cực, mạng lưới rộng khắp của Hội liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội khác giúp cho việc tiếp cận người nghèo ở các vùng nông thôn hiệu quả hơn các nước khác. Tuy nhiên, sự gắn kết chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội đồng nghĩa với việc các hoạt động tài chính vi mô thường được xem là các chương trình phúc lợi xã hội do chính phủ hỗ trợ hơn là các tổ chức địa phương hoạt động theo định hướng kinh doanh và phát triển kinh tế.

Ngoài ra, hầu hết các chương trình tài chính vi mô không thể triển khai một cách độc lập khỏi cơ cấu tổ chức chung và chính sách hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội. Ví dụ như, mặc dù quỹ tình thương của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (TYM) được coi là "Ban" riêng nằm trong hội LHPN, nhưng các quyết định về định hướng chiến lược, về ngân sách và nhân sự phải được sự phê duyệt của lãnh đạo TW.Việc TYM không có khả năng đưa ra những quyết sách độc lập có nghĩa là tổ chức này có rất ít sự linh hoạt để có thể cải tiến và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và không có khả năng huy động các nguồn lực cân thiết đủ để đầu tư vào cơ sở hạ tầng về vật chất và con người của tổ chức

Bảng dưới đây nêu thêm một số điểm mạnh và các thách thức trong việc

hợp tác với Hội LHPNVN để cung cấp tài chính vi mô:Bảng 2.4. Đối tác với Hội LHPNVN: các thê mạnh và cách thức

* Thứ hai: Tài chính vi mô tập trung ở nông thôn hơn là ở thành thị

Đặc trưng thứ hai của tài chính vi mô của Việt Nam là đại đa số khách hàng ở vùng nông thôn. Điều này không giống với các quốc gia khác có lĩnh vực tài chính vi mô năng động, nơi mà đa số các tổ chức đóng ở các trung tâm

đô thị. Sự tham gia của Hội LHPN đã cho phép chương trình tài chính vi mô giảm thiểu các chi phí hoạt động thông qua việc sử dụng cơ cấu hiện hành thay vì xây dựng một mạng lưới chi nhánh hoặc mạng lưới phân phối có chi phí cao.

* Thứ Ba: Ngân hàng cho vay chính sách do nhà nước hỗ trợ

Đặc trưng thứ ba của lĩnh vực tài chính vi mô của Việt Nam là sự tồn tại

của một ngân hàng cho vay chính sách chính thức trên thị trường tài chính vi mô. Ngân hàng chính sách xã hội, quyết định thành lập NHCS đã tạo ra một ngân hàng phi lợi nhuận cung cấp đầy đủ các loại hình sản phẩm và dịch vụ tài chính ở mức giá bao cấp. Ngoài ra, ngân hàng còn được miễn trừ đối với nhiều điều khoản qui định khác điều chính hoạt động của các NHTM và sẽ không chịu tác động của khung điều tiết được đề xuất dành cho các tổ chức tài chính qui mô nhỏ.

Nguồn vốn của NHCS ngày càng được mở rộng kể từ khi được thành lập vào năm 2003.Theo báo cáo, ngân hàng có 5,515 nghìn tỷ đồng( tương đương với 100 triệu USD) vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước và dự kiến sẽ được rót thêm 3,5 nghìn tỉ đồng (khoảng 230 triệu USD) vốn điều lệ. Nguồn vốn của thể chế này còn được bổ sung bởi nguồn đóng góp bắt buộc với tỉ lệ 2% tiền gửi VNĐ từ các NHTMNN. Tính đến tháng 12/2004, NHCS có tổng vốn là 15,4 nghìn tỷ đồng ( khoảng 994 triệu USD).

Với cơ sở vốn dồi dào, NHCS được đặt vào vị trí chiếm thị phần thống trị thị trường tài chính vi mô. Tuy nhiên, lãi suất cho vay ưu đãi mà NHCS đang sử dụng có khả năng gây ra hai tác động không lành mạnh sau: (A) đẩy các tổ chức TCVM ra khỏi thị trường và không khuyến khích các ngân hàng thương mại và các tổ chức TCVM mới tham gia thị trường; và (B) tăng thái độ

trông chờ, ỷ lại, phụ thuộc vào bao cấp của các hộ nghèo. Việc các tổ chức TCVM hiện hành và các chủ thể thương mại mới có tiềm năng bị đẩy khỏi

vụ tài chính không có tính cạnh tranh cho người nghèo, trong khi đó, lãi suất cho vay được trợ cấp đồng nghĩa với việc NHCS sẽ không có khả năng trang trải các chi phí và do đó, sẽ luôn phải dựa vào nguồn kinh phí của chính phủ để duy trì hoạt động.

Bên cạnh chương trình cho người nghèo, NHCS còn có nhiệm vụ thực hiện một số chương trình chính sách của chính phủ, bao gồm học bổng cho sinh viên nghèo, tín dụng tạo việc làm và hỗ trợ tài chính cho lao động xuất khẩu. Theo báo cáo của ngân hàng, 97% dự nợ của họ nằm trong các hộ nghèo, nhưng báo cáo lại không cung cấp tổng số khách hàng đang được phụcvụ.

2.2.22 Mạng lưới hoạt động tài chính vi mô Việt Nam

Việt Nam khái niệm " Tài chính vi mô" và các hoạt động của nó đã được biết đến vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Năm 1987, Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị khu vực Châu á-Thái Bình Dương về việc tạo việc làm và tăng thu nhập cho phụ nữ. Đây là điểm khởi đầu cho các dự án tín dụng cho phụ nữ Việt Nam. Trong thời gian đó nhiều tổ chức đoàn thể, NGOS đã thực hiện các hoạt động tài chính vi mô nhằm giúp xoá đói giảm nghèo, các hoạt động trên tồn tại phát triển song song với hoạt động tài chính vi mô của ngân hàng phục vụ người nghèo, Quỹ tín dụng Nhân dân.

Hiệnnay ở Việt Nam trên các tài liệu hoặc trong thực tế thì có hai cách gọi khác nhau, đó là:

Thứ nhất: " Tài chính vi mô " , từ đó các vấn đê liên quan cuanc đựơc gọi theo dạng "quy mô nhỏ" như "Tổ chức tài chính qui mô nhỏ", tín dụng qui mô nhỏ....

Thứ hai: " Tài chính vi mô" xuất phát từ thuật ngữ Tiếng Anh, tiếng pháp và một số tiếng khác. "Microfinance".Điều này cũng tương tự như gọi " Kinh tế vi mô " là từ " Microeconomics", từ đó các vấn đề liên quan đều được gọi theo dạng " vi mô " như " tín dụng vi mô" (IFAD,1999)," Bảo hiểm vi

mô"(Buchenrieder et al,2003),(VIE...các sản phẩm...2004).

Trên thực tế khi có một hoạt động tài chính vi mô thì tuy cách gọi khác nhau nhưng mục đích chung đều giống nhau vì dịch vụ tài chính vi mô là công

cụ mạnh trong chiến lược tấn công nghèo đói. Như vậy, theo cách hiểu thứ nhất thì chỉ được là số tiền nhỏ, phạm vi phục vụ hẹp còn gọi theo cách thứ hai

thì có gắn với các tổ chức chính sách thể chế và phù hợp thông lệ Quốc tế. Bởi

vậy cách gọi thứ hai là phổ biến và ngày càng rõ về bản chất của nó ( Phạm Thị Mỹ Dung,2006)

Dựa trên hình thức pháp lý, tài chính nông thôn Việt Nam được chia ra ba khu vực (Doãn Hữu Tuệ, 2005), (Kim Thị Dung,2001):

- Khu vực chính thức: Bao gồm các tổ chức tín dụng được điều chỉnh theo lật. Các tổ chức tín dụng (riêng quỹ tín dụng nhân dân còn được điều bởi Luật HTX) và đặt dưới sự quản lý của nhà nước Việt Nam. Các tổ chức này bao gồm các ngân hàng thương mại (NHTM), Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), (Quỹ tín dụng nhân dân(QTDND), các công ty tài chính...

- Khu vực bán chính thức: Bao gồm các chương trình, dự án tín dụng của chính phủ, các NGOs, các đoàn thể, các HTX nông nghiệp. Khu vực này không chịu sự điều chỉnh của các ngân hàng nhà nước Việt Nam.

- Khu vực không chính thức: Bao gồm các quan hệ vay mượn giữa người thân, bạn bè, cho vay nặng lãi, tư thương bán chịu,các hình thức chơi họ,hụi,dịch vụ giữ tiền ở các chợ nông thôn..Các hoạt động này được điều chỉnh bởi bộ luật Dân sự ngoại trừ cho vay nặng lãi bị coi là vi phạm pháp luật. Trong nông thôndịch vụ tài chính không chính thức tồn tại ở hầu hết các thôn xã, đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu vốn của dân cư nông thôn.Các dịch vụ này rất đa dạng,đơn giản,dễ tiếp cận nên nhiều khi lãi suất cao dân cư nông thôn vẫn chấp nhận.

Chỉ tiêu 1999 2003 So sánh (%) 1. Tổng dư nợ (tỷ đồng) 33.646 83.742 250,25

- NHNN & PTNT 23.150 63.679 275,1

- Ngân hàng công thương 2.683 4.170 155,42

- Ngân hàng ngoại thương 821 2.554 311,1

- Ngân hàng đầu tư& phát triển 2.974 5.080 170,8

- NHCSXH 3.830 8.251 215

Một phần của tài liệu hiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w