Nguyên tắc hoạtđộng nhóm

Một phần của tài liệu hiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an (Trang 27 - 30)

C alpia MAs 1 Tầm bao phủ

a)Nguyên tắc hoạtđộng nhóm

Cũng như nhiều chương trình tín dụng nông nghiệp truyền thống nhóm thường là cơ sở cho nhiều hệ thống tài chính vi mô. Tuy vậy quá trình hình thành nhóm và kết quả của các nhóm lại khác nhau.

(1) Sử dụng thời gian

Các tổ chức tài chính vi mô phải có thời gian với việc hình thành nhóm và đảm bảo cho các nhóm được tập huấn đầy đủ trước khi tiếp cận các khoản vay.

Các tổ chức này thường phải có thời gian phân tích nhu cầu các dịch vụ

tài chính trong cộng đồng. Bằng cách sử dụng kỹ thuật có tham gia cân nhắc "cánh quan tài chính" nhằm phát triển các hệ thống thích hợp hoặc các "sản phẩm". Trong quá trình này họ sẽ đưa ra lợi ích và nhận ra được trong số nhóm mục tiêu không sử dụng quyến rũ của các khoản vay để thu hút những người hưởng lợi. Sau đó sẽ dùng nhiều thời gian hơn để thử nghiệm các hoạt động và tập huấn cho các nhóm. Thường yêu cầu các thành viên của nhóm phải gặp nhau và tiết kiệm đều đặn khoảng 3-6 tháng trước khi kiểm tra để thừa nhận. Chí các nhóm đã qua kiểm tra thì các thành viên của chúng mới đủ tư cách vay nợ.

(2) Tự lựa chọn cho nhóm

Vì hệ thống đảm bảo theo nhóm và các thành viên phái gặp gỡ đều đặn nên các nhóm phải tự lựa chọn. Có nghĩa là các nhóm được hình thành bởi chính các thành viên trong cộng đồng mà không phải bởi các tổ chức bên ngoài. Kết quả nhóm nhỏ (điển hình 5-15 người ) và tin tưởng lẫn nhau. Thường dựa trên các nhóm địa phương hiện tại. Vì họ là bạn bè và hàng xóm tin cậy nên linh hoạt và mong muốn giúp đỡ nhau trong những lúc căng thẳng.

(3) áp lực ngang nhau và hỗ trợ ngang nhau

Đây là cơ sở của nguyên tắc nhóm tài chính vi mô điển hình. Theo kinh nghiệm thì nhóm từ 5-15 người là đủ nhỏ để áp lực nhóm và trách nhiệm tập thể có hiệu lực. Nó cũng đủ lớn để xử lý việc trả nợ mỗi lần khi các thành viên không trả được. Tương tự thì sự gắn kết thân mật của nhóm dẫn đến việc hỗ trợ ngang nhau khi thành viên của nhóm thất bại trong lúc khó khăn hoặc gặp các khó khăn về kinh tế xã hội. Khẩu hiệu của ý tưởng nhóm là "tất cả vì một người và một người vì tất cả"

(4) Tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu vào người nghèo và phụ nữ Các lý do đặt mục tiêu vào người nghèo là"

- Mong muốn đáp ứng nhu cầu cảu nhiều thành viên không có lợi thế trong cộng đồng

- Người nghèo là tốt hơn nếu rủi ro có tín dụng

Trên khắp thế giới những người giàu hơn hoặc là những tinh hoa trong cộng đồng thường nắm giữ tín dụng, nhất là đối với tín dụng bao cấp hoặc tín dụng chi phí thấp do các đại lý hoặc các tổ chức cung cấp. Những người này có khả năng tiếp cận dễ dàng hơn, được giáo dục tốt hơn, có khả năng ăn nói lưu loát hơn và có quyền lực hơn vì vậy dễ được vay hơn.

Mặt khác, người nghèo thường cần tín dụng hơn nhưng lại ít được tiếp cận hơn với tín dụng và cả với tín dụng tài chính nói chung. Nhu cầu của người nghèo về các dịch vụ này đi cùng với quyền lực ít hơn đã chứng minh

họ tốt hơn khi có rủi ro tín dụng và tín dụng có giá trị hơn so với người giàu. Tầm quan trọng của mục tiêu phụ nữ là ở chỗ trên khắp thế giới phụ nữ là người sử dụng ngân quỹ của gia đình và là người chịu trách nhiệm chính về sức khoẻ và phát triển của con cái. Từ đó làm cho họ quan tâm đến các chương trình tài chính vi mô. Chính họ đã chứng tỏ thực hiện tốt hơn việc tiết kiệm, khoản nợ đúng hạn, thu lợi nhuận trong đầu tư kinh doanh, không đánh bạc, không uống rượu, không hút thuốc...(Phạm Thị Mỹ Dung,2006)

b) Các tổ chức cô định và các hệ thông bền vững

Các chương trình tài chính vi mô bắt đầu với một mục tiêu rõ ràng là hình thành các tổ chức cố định lâu dài và các hệ thống cung cấp dịch vụ tài chính trên cơ sở bền vững dài hạn. Mục tiêu này bao hàm các điểm như các sản phẩm và các dịch vụ tài chính có chất lượng tốt do có một tổ chức thích hợp phân phối trên cơ sở lợi ích của các khách hàng sử dụng các dịch vụ đó.

+ Các dịch vụ tài chính có chất lượng

Các dịch vụ tài chính có chất lượng phản ánh các nhu cầu của cộng đồng mà không phải của tổ chức cấp tài chính. Các nhu cầu của người nghèo trong cộng đồng mà một chương trình tài chính vi mô dự định phục vụ phải được xác định bằng các kỹ thuật có tham gia với tư cách xem xét lại "cảnh quan tài chính". Các dịch vụ tài chính bao gồm không chỉ tín dụng mà thường cả áp lực tiết kiệm trên các khoản vay đặc biệt với người nghèo không thích hoặc sợ rủi ro.

+ Với các khách hàng không phải là người hưởng lợi Các tổ chưc tài chính vi 1Ĩ1Ô còn được uỷ thác phục vụ bền vững các khách hàng không phải là người hưởng lợi từ các khoản cho vay bao cấp. Sự phân biệt này vì nó tạo ra đặc tính của các nhân viên thuộc các tổ chức tài chính vi mô đối với các thành viên của nhóm (các khách hàng được phục vụ còn những người hương lợi thì được chiếu cố) và đặc tính của các thành viên đối với tổ chức (khách hàng mua dịch vụ còn người hưởng lợi mong

được giúp). Những đặc tính này tạo ra sự khác nhau giữ một tổ chức dịch vụ tài chính thành công và bền vững với một tổ chức dịch vụ tài chính kiểu kinh doanh.

+ Các hoạt động thử nghiệm thí điểm

Việc này cho phép thực hiện tổ chức và cơ hội học tập làm việc. Thử nghiệm thí điểm sẽ giúp cho việc tổ chức và cơ hội khai thác phương pháp luận thực hiện tối ưu và hệ thống quản lý giám sát gắn với lĩnh vực kiểm soát và igảm sát. Ngoài ra còn cung cấp các cơ hội cho việc đào tạo nghề nghiệp cho các nhân viên.

+ Khuôn khổ thể chế

Các chương trình tài chính vi mô thành công thường được các tổ chức phi chính phủ độc lập thực hiện nhằm giúp cho các tổ chức phi chính phủ độc lập thực hiện nhằm giúp cho các thành phần nghèo hơn trong cộng đồng. Trước đây các tổ chức này không bị ràng buộc bởi các chính sách và như vậy cũng tự do đưa ra các mục tiêu. Sau đó lấy mục tiêu vì người nghèo. Ngoài ra thì điều quan trọnglà các tổ chức điều hành, quản lý và đạo tạo nhân viên tốt để vận hành hệ thống, khía cạnh đặc biệt phổ biến với các chương trình thành công rộng khắp thế giới.

Một phần của tài liệu hiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an (Trang 27 - 30)