Nguyên tắc cho vay

Một phần của tài liệu hiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an (Trang 31 - 34)

C alpia MAs 1 Tầm bao phủ

d)Nguyên tắc cho vay

Khía cạnh tín dụng trong các hoạt động của một tổ chức tài chính vi mô là nguồn thu nhập của nó, bởi vậy điều này đặc biệt quan trọng, là nguồn thu nhập nên cơ sở cho sự bền vững của một tổ chức là đảm bảo các khoản cho vay phải được hoàn trả.

+ Các khoản cho vay phải thu đầy đủ chi phí

Các tổ chức tài chính do bên ngoài thiết lập phải bền vững nên sự sống còn về tài chính phải dựa trên cho vay với chi phí đầy đủ. Các tỷ lệ lãi bao cấp thường tạo nên những cách cho vay sai và kích thích các kiểu sai trái trong việc đưa ra các khoản cho vay.

+ Cho vay dựa trên cơ sở cá nhân

Các kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra là cho vay trên cơ sở cá nhân sẽ dễ thu nợ hơn vì các lý do sau:

là dự án bị khống chế bởi một cá nhân trong nhóm hoặc có sự tranh chấp ai sẽ là người điều hành nhóm.

- Nguyên tắc đảm bảo của nhóm phục thuộc vào các cá nhân bằng cách bắt người khác hoặc giúp người khác trả nợ và tạo nên các khoản nợ của cả nhóm, hoặc còn gọi là đồng rủi ro. Điều này có thể khuyến khích cả nhóm không trả nợ.

- Đồng rủi ro với các khoản vay theo nhóm sẽ tạo ra cho các thành viên của nhóm tình trạng "Bỏ trứng vào cùng một giỏ". Có nghĩa là nếu dự án thành công thì sẽ tốt nhưng nếu thất bại thì tất cả gặp rắc rối.

- Cho vay cá nhân thì tổ chức cho vay biết chính xác ai chịu trách nhiệm trả còn theo nhóm thì bị xoá nhoà trách nhiệm

+ Cho vay dựa vào sự bảo đảm của nhóm

Cơ chế này cho phép các tổ chức tài chính vi mô cho các thành viên của

nhóm khi họ không có khả năng thế chấp. Nguyên tắc cho vay này có nghĩa là các thành viên của nhóm tự thoả thuận trả nợ thay cho bất cứ người nào tron nhóm nếu họ không trả được. Điều này sẽ tạo ra áp lực ngang nhau và hỗ trợ ngang nhau. Vì nợ của một người là trách nhiệm của cả nhóm nên các tổ chức tài chính vi mô có thể giữ tài sản của nhóm cũng như tài sản cá nhân trong nhóm để trừ nợ.

+ Số trả ít và thường xuyên

Một đặc trưng điển hình của tổ chức tài chính vi mô thành công trên thế giới là nợ được trả qua các khoản trả nợ và thường xuyên. Điều này xa lạ với các chương trình tín dụng nông nghiệp truyền thống vì tín dụng nông nghiệp truyền thống thường có kế hoạch thu nợ gốc vào sau vụ thu hoạch. Việc vạch ra lịch trả nợ thường xuyên nhằm cắt giảm dần số trả qua mỗi lần trả nên có thể tiết kiệm qua dòng thu nhập và chi tiêu trong kinh tế hộ. Trả các khoản nhỏ trong nhiều lần sẽ dễ trả hơn cho nông dân khi phải trả một khoản lớn.

Việc chi trả các khoản nhỏ và thường xuyên cũng gắn với một vấn đề quan trọng khác đó là vấn đề "chênh lệch hướng tín dụng". Các tín dụng trên khắp thế giới đều gặp vấn đề chệch hướng vay- người vay sử dụng tiền không giống như mục đích ghi trên hoá đơn mà dùng vào mục đích khác cấp thiết hơn. Thường các khoản vay được chia theo mục đích không sản xuất những cũng thường xuyên chuyển đổi khi nông dân tìm thấy những cơ hội khác. Cũng vì vậy các tổ chức tài chính vi mô thường không trói buộc các khoản nợ của họ vào các kiểu dự án đặc biệt. Khi các chính sách bắt buộc các khoản cho vay chỉ với mục đích tín dụng đáp ứng nhu cầu kiểu cầu may.

+ Thời hạn cho vay ngắn

Những nhà hoạt động thực tiễn về tài chính vi 1Ĩ1Ô trên phạm vi toàn cầu

thấy rằng các khoản nợ cho vay dài hạn hơn thường gắn với việc trả nợ kém hơn,đặc biệt khi thu nợ không thường xuyên. Việc tập họp lãi ( cả với nợ ngắn hạn ) sẽ giữ cho các khoản nợ "đối diện với người vay" nên họ luôn nhận ra trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ.

Một cách tiếp cận khác là giảm rủi ro cho bên vay dài hạn bằng cách bắt buộc thế chấp hiện vật, tiếp cận có hai bất lợi là:

- Tự động loại người nghèo ra khỏi sự tham gia vào chương trình có thế chấp

- Tập hợp và sử dụng thế chấp là khó khăn cho các tổ chức tài chính chính thống đặc biệt khi họ được giao phó các hoạt động phát triển

2.2.Cơ sở thực tiễn

2.2.7. Tài chính vi mô trên thế giói

2.2.1.ỉ Các tổ chức tài chính vi mô trên thế giới

Các tổ chức tài chính vi mô đầu tiên ra đời ở Nam á vào các năm 1980, sau đó đã lan sang châu Mỹ La Tinh, Đông Nam á, rồi gần đây tới Châu Phi, Trung Quốc, Nam Thái Bình Dương, các nước khối Liên Xô Cũ. Nổi tiếng và thành công nhất trong các tổ chức tài chính vi mô là Ngân hàng Grameen(CB)

Hình thức

Thể hiện Khả năng lặp lại Ngầm Không lặp Lặp lại 1. Trợ cấp được tính là góp cổ phần X X 2. Trợ cấp được tính là thu nhập X X

3. Chiết khấu chi phí hoạt

động X X

4. Chiết khấu nợ từ nhà tài trợ X X

5. Bao cấp vốn X X

6. Lãi tự đặt X X

và uỷ ban vì sự tiến bộ nông thôn Banglades(BRAC). Hai tổ chức này được thiết lập vào khoảng cuối các năm 1970. Ngân hàng CB là ngân hàng tư nhân với đăng ý môn bài hữu hạn còn uỷ ban vì sự tiến bộ nông thôn BRAC là một tổ chức phi chính phủ(NGO).Hai tổ chức này đã có ảnh hưởng toàn cầu và đã có nhiều thử nghiệm thành công hình mẫu này ở các nước đang phát triển khác. Cho đến nay ngoài hai tổ chức trên còn có thêm một số mô hình cung cấp tài chính vi mô điển hình khác nhau( Phạm Thị Mỹ Dung,2006).

Khó có thể biết chính xác số lượng các tổ chức tài chính vi mô trên thế giới và sự đa dạng trong hoạt động của chúng. Tuy vậy, chương trình cho vay bền vững nghèo(SBP) của WB xác định vào năm 1995 thì trên toàn cầu thế giới riêng các tổ chức có tới 1000 khách hàng và hoạt động được ít nhất là 3 năm thì cũng đã có tới 1000 đơn vị, hai phần ba số này hình thành từ năm 1980. Qua 101 nước đang phát triển được SBP khảo sát vào tháng 9/1995 thì các tổ chức tài chính vi mô đã có 46 triệu lượt tiết kiệm và 14 triệu lượt cho vay.

Cũng theo khảo sát của SBP thì các tổ chức tài chính vi mô phát triển nhanh nhất ở Châu á(chiếm tới 80%), sau đó Châu Mỹ La Tinh(chiếm khoảng 5%). Châu á phát triển trước và có sự độc lập đáng kể từ vốn tài trợ. Khảo sát năm 1995 của SBP cho thấy vốn tài trợ cho các tổ chức Châu á 47%, Châu Mỹ

La Tinh là 55%(joe Remenyi,2000)

Các tổ chức tài chính vi mô thường được tài trợ bởi một số nguồn bao cấp nào đó nhất định là giai đoạn đầu.Các nguồn này có thể ngầm (ẩn) hoặc rõ

Bảng 2.3 Phân loại các hình thức tài trợ bao cấp

Nguồn: Mark Schreiner,2000

Bao cấp rõ ràng là các nguồn được nhà tài trợ chuyển cho, bao cấp ngầm thì các tổ chức tài chính vi mô không phải trả chi phí cơ hội. Khi nhà tài trợ rút đi thì tổ chức tài chính vi mô chỉ phải trả các khoản nợ. Các khoản này không được chuyển lặp lại.

2.2.ì .2 Một số mô hình tài chính vi mô điển hình trên thế giới

Một phần của tài liệu hiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an (Trang 31 - 34)