Hoạtđộng tài chính vi mô củacác tổ chức phi chính phủ

Một phần của tài liệu hiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an (Trang 50 - 51)

C alpia MAs 1 Tầm bao phủ

b)Hoạtđộng tài chính vi mô củacác tổ chức phi chính phủ

Hiện nay có khoảng 60 tổ chức NGOs trong nước và quốc tế đang thực hiện các dự án tài chính vi 1Ĩ1Ô ở Việt Nam, các dự án này thường lựa chọn các

địa phương nghèo, vùng sâu vùng xa, tuy chưa có số liệu chính thức công bố nhưng ước tính có tới hàng triệu hộ được vay từ các tổ chức NGOs

chương trình phi chính phủ chiếm khoảng 7,6% các chương trình tín dụng (1,9% tỷ đô la) và chiếm khoảng 4% tổng số vốn của toàn bộ hoạt động TCVM. Các chương trình của NGOs rất đa dạng theo mục tiêu khác nhau nên mức lãi suất cũng đa dạng, một số thì cho vay lãi suất rất ưu đãi, một số lại có lãi suất cao (ví dụ Quỹ Nhi đồng Nhật hỗ trợ khảo sát 16 chương trình thì có 8 chương trình áp dụng lãi suất 1,5%/tháng, cao gấp 3 lần của NHCSXH), số khác lại hạ lãi suất khi lãi suất của NHNN&PTNT ( Đào Văn Hùng,2005)

Các dự án tín dụng vi mô của các tổ chức NGOs thường có cả sản phẩm tín dụng, tiết kiệm. Sản phẩm tiết kiệm thường ra đời sau sản phẩm tín dụng

vay rất đơn giản có thể thoả thuận bằng ký kết hoặc bằng miệng, nhiều truờng hợp chỉ nguời cho vay ghi sổ và tính toán lãi còn người đi vay không có nghi chép. Có hai hình thức vay:

- Vay bằng tiền thường lãi gấp 2-3 lần lãi tín dụng, có trường họ phải chiụ lãi suất tới 5-10% nên thời gian vay thường ngắn, có thể vay nóng một vài ngày, rất ít trường hợp vay đến 1 năm..

Vay bằng hiện vật là khá phổ biến đặc biệt là những vùng nghèo, tháng giáp hạt dưới dạng vay nông sản, vay vật tư sau đó trả bằng nông sản thu hoạch hoặc đang gán sản phẩm chưa đến kỳ thu hoạch. Trường hợp vay hiện vật thì thường lãi suất còn cao hơn, có nơi phải trả sấp 1,5 lần lượng vay.

Hộp 2.2 Thành công của mô hình TYM

- Bắt nguồn từ dự án Tau Yeu Mai (TYM) do HPN Việt Nam thực hiện với sự giúp đỡ của CIDSE. Đây là dự án đầu tiên làm theo mô hình Grameen Bank ở Việt Nam. Dự án bắt đầu hoạt động năm 1992 tại xã Phú minh, huyện Sóc sơn, Hà nội với tên gọi là Qũy Tinh thương.

- Cho vay: Nhóm đầu tiên được thành lập ở Phú minh gồm 11 người được vay vốn, sau 18 tháng hoạt động mạng lưới đã phát triển ra nhiều nơi ở Sóc sơn, số thành viên được vay vốn là 702 người với số vốn vay là 24.550USD. Năm 1994 dự án đã phát triển ra 13 huyện ở 6 tỉnh thành.

- Sau khi thành lập không lâu ở Sóc sơn đã huy động tiết kiệm tự động không kỳ hạn, từ đó đến nay sản phẩm này đã được thực hiện ở 13 chi nhánh trên cả nước. Đến tháng 4/2003 số dư tiết kiệm tự nguyên của TYM la 455,3 triệu đồng, tháng 4/2004 là 1.001,9 triệu đồng tăng gấp 2 lần.

- Năm 1996 thực hiện bảo hiểm dưới dạng lập thêm quỹ tương trợ. Mức phí cố định từ năm 1996 đến nay là 200đ/người/tuần, mỗi năm đóng 50 lần.Quyền lợi người tham gia; thàn viên qua đời được xoá nợ và hỗ trợ chi phí tang lễ 500.000đ/ng; chồng con thành viên qua đời được hỗ trợ chi phí tang lễ 200.000đ; thành viên ốm nặng (nằm lâu ngày tại bệnh viện huyện hoặc phải phẫu thuật) được cấp một lần 200.000đ trong suốt quá trình tham gia quỹ. Tính đến năm 2002 đã thu 563,989 triệu, chi 280,182 triệu chiếm 46,67%.

- HPN Việt Nam đã nhân rộng mô hình này ra cả nước với hàng triệu

hộ tham gia trong hơn 70 nghìn nhóm tín

dụng tiết kiệm. Số vốn huy động

hơn 355 tỷ đồng, tỷ lệ hoàn trả vốn vay là 94% “Nguồn: HelenTl 996;VIE/M51,2004; Đỗ Kim Chung,2005” Nguồn: VIE/M51,2004

Một số tổ chức còn có cả sản phẩm Bảo hiểm vi mô như hình hoạ ở hộp 2.1

Một phần của tài liệu hiên cứu phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an (Trang 50 - 51)