Cấu trúc phân tử HLA lớp I:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng panel lympho và bộ sinh phẩm chẩn đoán kháng nguyên hòa hợp mô lớp 1 (Trang 26 - 29)

- Dưới vùng DP: cũng bao gồm 2 bộ gien ,1 bộ chứa gien giả DPA2 và

1.3.1. Cấu trúc phân tử HLA lớp I:

Đĩ là các phân tử HLA-A, HLA-B, HLA-C. Cấu trúc của chúng là một chuỗi glycoprotein xuyên màng mang tính đa kiểu hình, cĩ trọng lượng phân tử 44KD, gồm 345 aa được chia làm 3 vùng:

+ Một vùng ngoại bào ưa nước (từ aa 1-281) + Một vùng xuyên màng kỵ nước (từ aa 282-306) + Một vùng nội bào ưa nước (từ aa 307-338)

Vùng ngoại bào ưa nước được chia làm 3 domain ký hiệu là α1, α2, α3. Các domain này kết hợp với một chuỗi β cĩ trọng lượng phân tử 11,5 KD gọi là

β2-microglobulin (β2M) làm cho phân tử HLA lớp I chứa 4 domain ngoại bào với 90 aa cho mỗi chuỗi. Domain α3 và chuỗi β2M cĩ cấu trúc giống nhau và giống với vùng hằng định của chuỗi Ig. Các domain α1 và α2 chịu trách nhiệm về tính đa kiểu hình của phân tử HLA lớp I.

Phân tích bằng tia X, cấu trúc tinh thể của phân tử HLA lớp I được trình bày như sau: Chuỗi β2-microglobulin tạo nên một nền giữ tính ổn định cấu trúc để giúp cho phần tương tác của phân tử (tạo nên bởi α1 và α2). Về mặt cấu trúc, mỗi domain α1 và α2 gồm 4 chuỗi β thẳng và 1 chuỗi α xoắn. Hai domain α1 và

α2 nằm sát cạnh nhau để 8 chuỗi β thẳng tạo thành 1 lá β dẹt. Nằm trên lá β này là 2 chuỗi α xoắn (α1 và α2), tạo nên một rãnh là vị trí gắn của peptid KN. Đoạn peptid KN và 2 chuỗi α xoắn tạo nên một phức hợp peptid HLA lớp I được nhận biết bởi TCR (T cell receptor) của tế bào TCD8. Do kích thước của các rãnh gắn peptid, mà các KN cĩ hình cầu phải được giáng hĩa một phần thành các đoạn peptid bé, thẳng, phù hợp với kích thước của rãnh. Tính đa kiểu hình của các phân tử HLA lớp I (nằm ở chuỗi α, cịn chuỗi nhẹ β thì hồn tồn khơng đa kiểu hình), nhằm tạo nên các biến đổi cấu trúc hĩa học của rãnh, để gắn được với các peptid khác nhau và để cĩ thể tiếp xúc được với các TCR đặc hiệu khác nhau.[3],[5][11][36] [39][40][49][54][62][73][82][90][99] .

Hình 1.4: Cấu trúc phân tử HLA lớp I biểu hiện trên bề mặt tế bào “Nguồn: Ivan – Roitt, 1993”

Hình 1.5: Cấu trúc khơng gian phân tử HLA lớp I

TRAO ĐỔI CHÉO: (phụ lục 3)

Phân tử HLA cĩ thể phản ứng chéo, do đĩ khi phân tích kết quả sẽ gặp trở ngại. Cĩ nhiều nhĩm kháng nguyên đáng chú ý, vì cĩ khả năng tạo phản ứng chéo. Nhĩm thường tạo phản ứng chéo (cross-creative groups: CREGs), được mơ tả trong bảng sau:

Nhĩm phản ứng chéo ở HLA lớp I thường gặp:

Creg Phân phối HLA

1C A1, A36, A3, A9, A10, A11, A28, A19 2C A11, A28, A9 4C A9, A 25, A32, Bw4 5C B5, B15, B17, B18, B35, B53, B70 6C A11, Cw1, Cw3, Cw7, Bw6 7C B7, B13, B22, B27, B40, B41, B42, B47, B48 8C B8, B14, B16, B18 12C B12, B13, B21, B40, B41

Trong gia đình, con cái nhận một alen từ cha và một alen từ mẹ, khơng nhận hơn một alen và haplotypes riêng biệt từng locus tái kết hợp. Sự tái kết hợp cĩ thể xảy ra bằng một tiến trình gọi là phản ứng chéo. [3][4][6][84]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng panel lympho và bộ sinh phẩm chẩn đoán kháng nguyên hòa hợp mô lớp 1 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)