Các giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên dạy thực hành nghề (Trang 83)

3.11.1. Tăng cƣờng quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ GVDN

Căn cứ vào cơ sở lý luận về giảng viên và yêu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ cũng như thực trạng về trình độ và nguyện vọng bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên. Về phía lãnh đạo khoa và các nhà quản lý giáo viên cần quan tâm đến các vấn đề sau:

3.11.1.1. Tiêu chuẩn về nghiệp vụ sư phạm và chuyên môn của GVDN

Căn cứ vào luật giáo dục năm 2005, luật dạy nghề năm 2006 và mục tiêu đào tạo nghề của nhà trường, giáo viên dạy thực hành cần đủ các tiêu chuẩn sau:

- Để dạy thực hành đối với giáo viên dạy trình độ sơ cấp nghề đối với nghệ nhân hoặc người có tay nghề cao cần phải có tay nghề bậc 3/7 trở lên

- Để dạy thực hành đối với giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề đối với nghệ nhân hoặc người có tay nghề cao cần phải có tay nghề bậc 4/7 trở lên

- Để dạy thực hành đối với giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề đối với nghệ nhân hoặc người có tay nghề cao cần phải có tay nghề bậc 5/7 trở lên

- Có đủ sức khỏe, ngoài ra còn có những yêu cầu khác giống như GVDN nói chung.

3.11.1.2. Tổ chức đánh giá và phân loại giáo viên hàng tháng, hàng quý, hàng năm hàng năm

Hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhà trường nên tổ chức đánh giá và phân loại giảng viên dựa vào các tiêu chí như mức độ hoàn thành công việc và thời gian, chất lượng công việc, ý thức tổ chức kỷ luật nhằm phân loại giảng viên tốt, khá và trung bình. Để đánh giá được chất lượng giờ giảng của giảng viên, phòng đào tạo nhà trường kết hợp với khoa cần có kế hoạch thường xuyên tổ chức hội thảo, thi tay nghề, hội giảng, dự giờ và bình giảng cho đội ngũ giảng viên dạy nghề, cũng qua đó đánh giá

được nội dung yếu kém của từng giảng viên và có kế hoạch bồi dưỡng về năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn.

3.11.1.3. Xây dựng kế hoạch bồi dường trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GVDN phạm cho đội ngũ GVDN

Trên cơ sở đánh giá và phân loại giảng viên, nhà trường cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hàng năm và bồi dưỡng dài hạn cho đội ngũ giảng viên dạy nghề.

Thực trạng công tác bồi dưỡng GVDN cho thấy: mặc dù đã có những hình thức và biện pháp bồi dưỡng nhưng phần lớn giảng viên đều chưa đạt được yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm. Do đó, cần kết hợp nguyện vọng, các mặt yếu kém cụ thể của từng giảng viên và yêu cầu cụ thể của nhà trường để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho từng giảng viên. Bên cạnh đó, kế hoạch bồi dưỡng giảng viên, kế hoạch giảng dạy phải được sắp xếp hợp lý, khoa học nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ đào tạo cũng như chất lượng bồi dưỡng cho giảng viên.

3.11.1.4. Tăng cường kinh phí cho kế hoạch bồi dưỡng giảng viên

Kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng giảng viên phải đạt được hoạch định trong kế hoạch bồi dưỡng, trên cơ sở trích từ nguồn kinh phí dành cho đào tạo ngoài, ngoài ra cần bổ sung từ nguồn kinh phí đào tạo mở rộng của nhà trường, đồng thời đề nghị sự hỗ trợ của tổ môn và của các khoa.

Bên cạnh đó, tùy từng loại hình bồi dưỡng (ngắn hạn, dài hạn) mà kết hợp giữa kinh phí tự túc của giảng viên và hỗ trợ kinh phí của nhà trường để công tác bồi dưỡng mang lại hiệu quả cao.

3.11.1.5. Thay đổi phương pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

Trong hoạt động giảng dạy của giảng viên người ta thường sử dụng 4 phương pháp cơ bản sau:

Trong quá trình quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ GVDN, các nhà quản lý (trực tiếp là quản lý phòng đào tạo, khoa) cần phân loại giảng viên hàng tháng hàng quý, năm để có chế độ phúc lợi theo mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân, từ đó tạo ra “động lực mới” cho quá trình tự bồi dưỡng của từng cá nhân giảng viên. Đặc biệt cần khuyến khích kịp thời đối với sự cố gắng vươn lên của những giảng viên trung bình và yếu kém (dù kết quả vươn lên còn chưa cao).

Bảng 3.1 Các phƣơng pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

TT Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

1 Phương pháp hành chính tổ chức - Có căn cứ pháp lý - Tạo ra sự thống nhất tổ chức - Dễ gây ức chế - Mức độ hoàn thành công việc không cao

2 Phương pháp kinh tế

- Phát huy năng lực cá nhân - Hiệu quả hoàn thành công việc cao

- Làm xói mòn nhân văn và quan hệ giữa con người với con người

3 Phương pháp giáo dục

- Không tốn kém - Hiệu quả bền vững

- Mất nhiều thời gian

4

Phương pháp tâm lý giáo dục

- Hiệu quả cao

- Tạo ra môi trường sâu rộng

- Dễ dung hòa các khuyết điểm của đối tượng quản lý

Trong các phương pháp nêu trên “phương pháp kinh tế” cần được các nhà quản lý quan tâm đúng mức (vì thu nhập của đội ngũ GVDN đang ở mức thấp của xã hội ) để tạo ra được động lực thúc đẩy khả năng vận động vươn lên của đội ngũ GVDN.

Để lôi cuốn những giảng viên đầu đàn (giảng viên giỏi) làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng đào tạo cũng như bồi dưỡng thường xuyên cho các giảng viên khác, cần đánh giá đúng mức những đóng góp của cá nhân trong quá trình đào tạo học sinh, viết giáo trình... Ngoài ra, cần tham khảo ý kiến chuyên môn của họ khi xây dựng chương trình đào tạo cũng như kế hoạch khác của nhà trường. Từ đó, tạo ra một sức mạnh tâm lý và giáo viên giỏi cảm thấy rằng năng lực của họ đã được đánh giá đúng và đã có người quan tâm, danh dự và vị trí của họ cũng được xác định rõ ràng và vì thế cuốn hút họ vào các công việc đào tạo của nhà trường.

3.11.2. Xây dựng chiến lƣợc phát triển đội ngũ GVDN

Quan điểm “kết hợp cá nhân giảng viên với mục tiêu của nhà trường” là một quá trình mà trong đó nhà trường và giảng viên được đồng thời coi là trọng tâm của công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN. Quan điểm này chú trọng tính hợp tác, xem nhu cầu của nhà trường cũng quan trọng như nhu cầu của bản thân giảng viên. Các nhu cầu từ cả hai phía đều phải được cân nhắc, được hòa hợp cân bằng với nhau để công tác này đạt được kết quả cao.

Tuy nhiên cần chú ý rằng trong công việc thực hiện dễ phát sinh mâu thuẫn như nhu cầu cá nhân với nhu cầu của nhà trường. Do đó, để có được sự hòa hợp nhu cầu của hau phía cần có sự đánh giá cân bằng các nhu cầu. kỳ vọng và tiềm năng của giảng viên và của nhà trường cả hiện tại và tương lai.

Vậy việc xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên trong những năm tới là hết sức quan trọng cho sự phát triển của nhà trường. Chiến lược này phải dựa vào đặc điểm kinh tế- xã hội hiện nay cũng như quy mô phát triển của ngành. Từ những căn cứ đó để

tiến hành kế hoạch tuyển chọn đội ngũ GVDN mới, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GVDN hiện tại.

3.11.3. Quản lý, tổ chức và phát triển công tác bồi dƣỡng GVDN

Quá trình tổ chức, triển khai công tác bồi dưỡng phải đảm bảo đúng kế hoạch đã xây dựng và cần có biện pháp quản lý nhằm mang lại hiệu quả cao của công tác bồi dưỡng. Hiện nay, kế hoạch bồi dưỡng trình độ cho đội ngũ GVDN được phòng đào tạo xây dựng chỉ dựa trên cở sở nguyện vọng bồi dưỡng của cá nhân và chưa quản lý để đánh giá được hiệu quả, chất lượng của công tác bồi dưỡng sắp xếp một cách hợp lý khoa học cho kế hoạch bồi dưỡng trước mắt và lâu dài nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, hàng năm, kế hoạch dài hạn từ 3- 5 năm trở lên.

Ngoài ra trong việc xây dựng kế hoạch cần định ra kết quả phải đạt được: cho việc bồi dưỡng, coi đó là tiêu chí để đánh giá giảng viên khi tham gia bồi dưỡng , nhằm làm tăng trách nhiệm của giảng viên. Qua đó quản lý, đánh giá hiệu quả công tác bồi dưỡng cho đội ngũ GVDN

Tóm lại, các giải pháp quản lý có thể tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: Xây dựng tiêu chuẩn GVDN trên cơ sở dựa vào tiêu chuẩn GVDN của luật giáo dục, luật dạy nghề và mục tiêu đào tạo ba cấp trình độ:sơ cấp, trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

- Bước 2: Các nhà quản lý cần khảo sát mức độ không hoàn thành mục tiêu đào tạo hiện nay, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục

- Bước 3: Đánh giá trình độ giảng viên thông qua hoạt động giảng dạy, tìm ra yếu kém của từng người qua đó phân loại giảng viên hàng tháng, hàng quý và hàng năm, có biện pháp động viên cho quá trình tự bồi dưỡng.

- Bước 4:Từ thực trạng yếu kém về trình độ, nguyện vọng bồi dưỡng của từng giảng viên và yêu cầu của nhà trường để định hướng cho giảng viên và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.

- Bước 5: Tổ chức, triển khai công tác bồi dưỡng giảng viên theo đúng kế hoạch. - Bước 6: Quản lý, kiểm tra và đánh giá hiệu quả công tác bồi dưỡng.

Kết luận chương 3

Trước xu thế hội nhập mạnh mẽ, để không ngừng xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN đáp ứng yêu cầu của hệ thống dạy nghề trong giai đoạn mới, công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN cần được đẩy mạnh. Đây cũng là nhiệm vụ chính của khoa Cơ khí và trường Đại học Công nghiệp Việt Hung. Nội dung chương này đã đề cập đến một số giải pháp hữu hiệu, khắc phục những tồn tại, yếu kém, phát triển đội ngũ GVDN của trường ngang tầm với khu vực và thế giới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

A. Kết luận

Trong luận văn này, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng đề ra những giải pháp cơ bản cho việc nâng cao trình độ của đội ngũ GVDN đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác đào tạo nghề, cụ thể:

1. Đã xác định và làm rõ cơ sở lý luận cho công tác bồi dưỡng GVDN từ tiêu chuẩn nhà nước về GVDN và đặc thù riêng của giáo viên dạy thực hành nghề cơ khí, đề tài đã phân tích những yêu cầu tối thiểu mà họ phải có để hoàn thành công việc “đào tạo nghề”.

2. Đánh giá thực trạng đội ngũ GVDN của trường trên một số mặt. Đề tài tập trung phân tích nguyên nhân của những hạn chế về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, khảo sát nhu cầu, nguyện vọng và các đề nghị của đội ngũ GVDN cơ khí tại trường Đại học Công nghiệp Việt Hung

3. Đề xuất các giải pháp bồi dưỡng, đổi mới nội dung và hình thức bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ GVDN trường Đại học Công nghiệp Việt Hung. Trong đó giải pháp đổi mới hình thức bồi dưỡng sẽ được các nhà quản lý nhà trường áp dụng thực hiện cho năm học mới.

B. Kiến nghị

1. Cần xây dựng kế hoạch giảng dạy cho đội ngũ GVDN theo hướng “chuyên môn hóa” (mỗi giáo viên chỉ dạy 1 đến 2 môn).

2. Tăng cường quản lý về hoạt động giảng dạy của đội ngũ GVDN, cần xây dựng tiêu chí cụ thể một cách chính xác mức độ hoàn thành công việc giảng dạy của từng giảng viên, từ căn cứ đó mà phân loại GV có chế độ khen thưởng kịp thời tạo động lực cho quá trình bồi dưỡng cá nhân.

3. Tăng cường bồi dưỡng GV dạy thực hành nghề Cơ khí theo quan điểm tích hợp (cả lý thuyết và thực hành nghề)

4. Thường xuyên tổ chức dự giờ để đánh giá được chất lượng giờ giảng của giảng viên, rút kinh nghiệm bổ sung kiến thức mới.

5. Xây dựng kế hoạch tuyển chọn thêm giảng viên mới, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giảng viên cũ.

6. Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho dạy học, như tài liệu, các thiết bị thực hành và các điều kiện làm việc của giảng viên.

7. Tăng cường chặt chẽ với các cơ sở sản xuất để cập nhật những công nghệ mới và những thông tin mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban bí thư trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40- CT/TW của ban bí thư trung ương đảng công sản việt nam về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Luật giáo dục NXB chính trị quốc gia, Hà nội. 3. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Quyết định số 47/2008/ QĐ- BLĐTBXH về việc ban hành chương trình khung trình độ cao đẳng nghề Cơ khí.

4. Chỉ thị 40 CT/TW của ban Bí thư, ký ngày 15/6/2004 “ Về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.

5.Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, được thủ tướng chính phủ phê duyệt số 201/2002/QĐ- TT ngày 28/12/2001.

6. Nguyễn Trọng Bình (2001), Bài giảng về sản xuất- Nghiên cứu- Đào tạo.

7. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới – Đề tài KX 07-14, Hà Nội.

8. Nguyễn Hùng Lượng (1996), Những giải pháp bồi dưỡng GV trong các trường dạy nghề, VNCPTGC Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Trí, Một số vấn đề mục tiêu, giải pháp xây dựng ĐNGVTHCN- DN đến năm 2020 và những năm tiếp theo trong “ Kỷ yếu hội thảo 10/1998” NXB GD. 10. Nguyễn Đức Trí, Các giải pháp xây dựng đội ngũ CBGV đại học, cao đẳng từ nay đến năm 2020.

11. Phạm Thành Nghị (1993), Đề tài B92-38-18 Nghiên cứu bồi dưỡng cán bộ giảng dạy và giáo viên dạy nghề, Viện NCPTGD Hà Nội.

13. Nguyễn Xuân Lạc (2001), Bài giảng phương pháp luận NCKH- CN.

14. Nguyễn Đức Trí (2000), Đề tài B99- 52- 36 (Xây dựng mô hình DDTGVKT ở trình độ ĐH cho các trường THCN-DN) 12/2000

15. Quyết Định số 1672/ TH-DN 18/8/1992 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc một.

16.Quốc hội (2005), Luật giáo dục, Ban hành theo quyết định số 38/2005/QH. 17.Quốc hội (2005), Luật dạy nghề, Ban hành theo quyết định số 38/2005/QH.

18. Nguyễn Văn Toàn (2002), Tuyển tập tác phẩm bàn về giáo dục Việt Nam, NXB Lao động Hà Nội.

19. Harold Koont, Cyril Odonnell, Heiz Weihrich (2004), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA (DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ)

Nhằm đề xuất các biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của nhà trường, kính đề nghị đồng chí cho biết một số ý kiến theo mãu câu hỏi sau( đánh dáu X vào ô trống và chọn)

* Vài nét thông tin về cá nhân

Họ và tên:...

Giới tính... Nam Nữ *Trình độ cao nhất đã qua đào tạo

Cao Đẳng Kỹ Sư

Thạc sỹ Tiến sỹ

* Chức vụ quản lý hiện nay

Hiệu Trưởng Phó Hiệu trưởng Trưởng phòng Phó trưởng phòng Trưởng khoa Phó trưởng khoa * Thâm niên công tác... năm

Xin các đồng chí cho biết ý kiến về năng lực thực tế hoàn thành công việc của đội ngũ giảng viên hiện nay ( Đánh vào số ô trống)

* Về năng lực giảng dạy lý thuyết

... tốt ...  Khá ...  Trung bình ...  yếu * Về năng lực giảng dạy thực hành

* Về năng lực giảng dạy tích hợp

... tốt ...  Khá ...  Trung bình ...  yếu * Về năng lực sư phạm

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên dạy thực hành nghề (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)