Những nguyên tắc

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên dạy thực hành nghề (Trang 36)

- Nguyên tắc học tập suốt đời trong quá trình làm việc để theo kịp và đón đầu sự phát triển của khoa hoc kỹ thuật.

- Nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và bồi dưỡng.

- Nguyên tắc nghĩa vụ và trách nhiệm trong công tác bồi dưỡng GVDN đối với nhà trường, nhằm phát huy năng lực tự bồi dưỡng và tạo kinh phí cho quá trình bồi dưỡng.

- Bồi dưỡng phải nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong giai đoạn hiện tại và tương lai.

- Dựa trên nguyện vọng cá nhân và yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ của người GVDN mà nhà trường và xã hội đòi hỏi ở họ.

- Đảm bảo bồi dưỡng đúng đối tượng.

- Lựa chọn nội dung phù hợp với trình độ người học.

Kết luận chương 1

Vấn đề nâng cao trình độ đội ngũ GVDN đã được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đã có nhiều công trình trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này song các công trình nghiên cứu về các trường dạy nghề còn ít.

Việc nghiên cứu nâng cao trình độ đội ngũ GVDN cơ khí là một yêu cầu bức thiết, khi yêu cầu của xã hội, của sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước ngày càng cao. Nó có tính chất quyết định tới việc thay đổi chất lượng dạy nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật.

Đối với trình độ đội ngũ GVDN, ngoài phần cứng theo quan niệm truyền thống là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; hiện nay trong điều kiện nền sản xuất với các công nghệ luôn luôn thay đổi, thì chất lượng đội ngũ GVDN còn bao gồm phần mềm đó là khả năng tự bồi dưỡng và bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu công việc.

Để nâng cao trình độ đội ngũ GVDN cần nghiên cứu và tác động đến các yếu tố như: chất lượng tuyển chọn giáo viên, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, các nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy, công tác quản lý giáo viên… Tất cả những yếu tố đó tác động mạnh đến việc nâng cao trình độ đội ngũ GVDN.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN DẠY THỰC HÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT – HUNG

2.1. Một số nét về sự phát triển của trƣờng Đại học Công nghiệp Việt – Hung

Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung tiền thân là trường công nhân kỹ thuật Việt Hung (CNKT), được thành lập 17 tháng 7 năm 1977 là kết quả của sự hợp tác giúp đỡ hai nước Việt Nam – Hungari. Trong những ngày đầu thành lập, nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo công nhân cho ngành công nghiệp trong cả nước đặc biệt khu công nghiệp Sơn Tây, Thạch Thất...

Ngày 15 tháng 10 năm 1998 trường CNKT Việt Hung được nâng cấp thành trường Trung Học Công Nghiệp Việt Hung theo quyết định 13/1998 của bộ GD - ĐT và bộ Công Thương.

Ngày 15 tháng 10 năm 2005 trường Trung học Công nghiệp Việt Hung được nâng cấp thành trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Hung theo quyết định1765/QĐ-BGD-ĐT và Bộ Công Thương.

Ngày 15 tháng 10 năm 2010 trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Hung được nâng cấp thành trường Đại học Công nghiệp Việt Hung.

Ngày đầu thành lập, được sự quan tâm của bộ GD và ĐT và Bộ Công Thương, trường được xây dựng trên khuôn viên 7 ha, cùng với nguồn kinh phí trên 20 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất. Đoàn thanh niên nước Hungari tài trợ 4 triệu USD để xây dựng cơ sở hạ tầng và máy móc. Do kế hoạch hợp tác và xây dựng triển khai thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ nên sau 2 năm từ ngày khởi công đã đi vào hoạt động. Là công trình đã thực hiện với tiến độ nhanh, không gian kiến trúc khoa học, hợp lý, chất lượng, công trình đạt tiêu chuẩn đã tạo nên một không gian môi trường sư phạm hài hòa, tạo điều kiện cho công tác đào tạo và giáo dục của nhà trường.

Từ ngày đầu thành lập, trường chỉ có trên 60 cán bộ, GV đến nay đã có trên 400 cán bộ viên chức, trong đó có 80 là giáo viên: 100 GV tốt nghiệp đại học, trên 70 GV đã và đang hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học, 100 GV có trình độ sư phạm bậc 1, 80 GV có trình độ sư phạm bậc 2, 50 GV học chuyển giao công nghệ mới tại Tây Ban Nha và Hungari

Trong những năm qua, cơ sở vật vật chất của nhà trường không ngừng được bổ sung và hoàn thiện. Thứ nhất, khai thác và sử dụng trang thiết bị hiện có một cách tối đa vào công tác đào tạo. Thực hiện tốt việc sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng. Thứ hai, nâng cấp trang thiết bị cũ, đầu tư mua sắm mới các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu sản xuất và phát triển công nghệ. Thứ ba, tăng cường công tác quản lý, xây dựng ý thức, tác phong công nghiệp cho giảng viên, học sinh sinh viên. Vì vậy, mặc dù đã qua nhiều năm vận hành sử dụng nhưng các trang thiết bị dạy học vẫn hoạt động tốt.

Trong quá trình nâng cấp trường thành trường đại học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, tổ chức biên soạn chương trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, sơ cấp nghề, mang tính liên thông cho 9 ngành nghề khác nhau trên cơ sở chương trình khung của bộ GD - ĐT và bộ Lao động thương binh xã hội.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường đã chú trọng đến xây dựng các định mức vật tư, điện nước, cung ứng đầy đủ vật tư thực hành cho học sinh, gắn thực hành, thực tập với sản phẩm xã hội để học sinh làm quen với sản xuất.

Trong hơn 30 năm qua Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung đã đào tạo và cung cấp cho xã hội hàng trăm ngàn lao động, trong đó đào tạo dài hạn cho gần 60.000 học sinh sinh viên, đào tạo ngắn hạn, nâng cao tay nghề cho gần 10.000 lao động. Qua các kỳ thi học sinh giỏi nghề quốc gia, nhà trường đã có nhiều SV được công nhận và đạt giải. Nhiều năm liền giảng viên đạt các giải cao trong hội thi giáo viên giỏi cấp quốc gia và hội thi thiết bị tự làm và sáng cải tiến.Với những thành tích đạt được trong nhiêu năm qua, trường đã được nhận bằng khen của chủ tịch nước, huân chương lao động.

* Chức năng và nhiệm vụ của trƣờng: - Chức năng:

Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung là một trong các trường công lập nằm trong hệ thống giáo dục- đào tạo quốc dân. Nhà trường có một hệ thống tổ chức đào tạo chặt chẽ tuân thủ theo quy chế Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung do bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành. Trường đào tạo lao động kỹ thuật có trình độ trình độ đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, sơ cấp nghề. - Nhiệm vụ:

Cung cấp nguồn nhân lực lao động kỹ thuật cho sản xuất. Tư vấn và giới thiệu việc làm sau đào tạo, sản xuất dịch vụ vừa và nhỏ phục vụ đào tạo. Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ vào công tác đào tạo và sản xuất.

* Cơ cấu tổ chức:

Ban giám hiệu: gồm 3 người. + Hiệu trưởng.

+ Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo.

+ Phó hiệu trưởng phụ trách hành chính, vật chất thiết bị của nhà trường.

Các phòng chức năng: 08 phòng, 02 trung tâm.

+ Phòng đào tạo.

+ Phòng Tài chính – Kế toán + Phòng Thanh tra – Kiểm tra + Phòng Tổ chức cán bộ. + Phòng QT và Đảm bảo CSVC + Phòng công tác chính trị HSSV + Phòng KHCN và QHQT + Phòng QHDN và GTVL + Trung tâm Y tế + Trung tâm Dịch vụ

Các khoa và trung tâm đào tạo: 10 khoa, 04 trung tâm

+ Khoa cơ khí chế tạo. + Khoa Việt Nam học.

+ Khoa Ô tô. + Khoa Đại cương.

+ Khoa Điện, điện tử + Khoa xây dựng

+ Khoa Công nghệ thông tin. + Trung tâm Ngoại ngữ.

+ Khoa quản trị kinh doanh. + Trung tâm công nghệ Cơ khí. + Khoa Tài chính ngân hàng. + Trung tâm công nghệ Xây dựng.

+ Khoa Kế toán. + Trung tâm hỗ trợ GD&ĐT

2.2 Cơ sở vật chất của khoa cơ khí chế tạo 2.2.1 Phòng thực hành. 2.2.1 Phòng thực hành.

Ngoài các phòng học lý thuyết, phòng tin học chung cho các khoa trong toàn trường, khoa cơ khí chế tạo còn có các phòng thực hành sau:

Bảng 2.1. Số lƣợng phòng học thực hành. STT Phòng thực hành Số lượng 1 Phòng thực hành tiện 4 2 Phòng thực hành phay 1 3 Phòng thực hành mài 1 4 Phòng thực hành CAD/ CAM 1 5 Phòng thực hành CNC 1

6 Phòng thực hành sửa chữa máy công cụ 1 7 Phòng thực hành cơ ứng dụng và kiểm tra độ bền 1

2.2.2 Trang thiết bị máy móc.

Bảng 2.2 Trang thiết bị máy móc.

TT Danh mục Đơn vị Số lượng

1 Máy tiện vạn năng cái 50

2 Máy phay vạn năng cái 20

3 Máy mài vạn năng cái 15

4 Máy tiện CNC cái 4

5 Máy phay CNC cái 3

6 Máy mài CNC cái 2

2.3 Thực trạng về trình độ đội ngũ giảng viên dạy nghề.

Đội ngũ giảng viên là người trực tiếp và quyết định việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Trong những năm qua, nền kinh tế của nước ta không ổn định, đời sống của nhân dân nói chung và của giáo viên dạy nghề ở các trường gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, đội ngũ giáo viên dạy nghề đã vượt qua khó khăn, giữ vững phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đoàn kết phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ và đã góp phần đáng kể cho việc đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề và các dịch vụ sản xuất khác.

Tổng số giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại khoa Cơ khí chế tạo trường ĐHCN Việt Hung hiện nay là 43 giảng viên. Hơn 30 năm qua đội ngũ giảng viên này đã đào tạo ra rất nhiều lớp cao đẳng nghề, công nhân kỹ thuật lành nghề bậc 3/7. Số học sinh này sau khi ra trường hầu hết có việc làm và thu nhập ổn định.

Qua phân tích và nghiên cứu các số liệu thống kê, đối chiếu với yêu cầu của nghề đào tạo và tiêu chuẩn chức danh GVDN thì đội ngũ GVDN của trường hiện nay còn nhiều bất cập:

- Trình độ so với yêu cầu nhiệm vụ đào tạo và phát triển nhà trường chưa được đáp ứng.

- Cơ cấu đội ngũ giảng viên chưa cân đối. - Nguồn giảng viên kế tiếp chưa thật cân xứng.

- Tỉ lệ giảng viên trên học sinh học nghề là 1/20. Nếu theo quy định tiêu chuẩn giảng viên trên học sinh học nghề là 1/15 thì hiện nay đang thiếu một số lượng giảng viên tương đối lớn.

- Một số giảng viên còn yếu ngoại ngữ và tin học, số đông giảng viên mới chỉ biết sử dụng máy tính, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thực hành cơ khí chưa hiệu quả.

2.3.1 Về tuyển chọn đội ngũ GVDN.

Về đội ngũ GVDN: Đầu năm 1970 cả nước mới có 4 trường GVDN do tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật do Bộ Lao Động quản lý. Các trường này đào tạo giáo viên

dạy nghề chủ yếu ở trình độ trung cấp, chủ yếu dạy thực hành ở các trường đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ cho các ngành công nghiệp. Đến nay, tất cả các trường sư phạm kỹ thuật đã được nâng cấp thành đại học hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật và đào tạo giáo viên cho các trường dạy nghề theo một chương trình tương đối thống nhất. Vừa qua để đáp ứng tình hình phát triển của hệ thống đào tạo nghề của bộ GD-ĐT đã cho mở 5 khoa sư phạm kỹ thuật trong 5 trường đại học: Đại học Bách khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm 1 Hà Nội, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, ĐH Sư phạm Huế, ĐH Kỹ thuật Đà Nẵng. Sự thành lập 5 khoa này cùng với trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, ĐH Sư hạm Kỹ thuật TPHCM, đã tạo ra mạng lưới đào tạo GVDN trải trên một diện rộng trên toàn quốc. Tuy nhiên, hiện nay trong hầu hết các trường và các khoa sư phạm chuyên ngành đào tạo còn hạn chế, nhìn chung là chưa đáp ứng được về nhu cầu về đội ngũ giáo viên cho các trường dạy nghề. Do vậy, đội ngũ GVDN của trường ngoài việc tuyển chọn từ các cơ sở đào tạo nói trên còn được lưa chọn từ nhiều nguồn khác nhau, từ các trường ĐH, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp, hay mối quan hệ nhà trường, con em cán bộ đã nghỉ hưu hay các bậc thợ lành nghề.... Tất cả điều này đã làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng bộ, còn yếu kém so với yêu cầu.

2.3.2 Thực trạng tuổi đời, thâm niên giảng dạy bằng cấp đội ngũ giảng viên hiện nay.

Cuối năm 1991 với quyết định 236 và chế độ 111 của chính phủ nhằm giảm biên chế cho cán bộ hành chính sự nghiệp, nhà nước khuyến khích và tiêu chuẩn về nghỉ hưu chế độ và “ về một lần” . Nhiều giáo viên của trường công tác lâu năm đã xin về chế độ, hiên nay số giáo viên của trường phần nhiều là mới tuyển có tuổi đời và thâm niên công tác chưa cao. Nếu theo quyết định số 202/TCCP- VC như đã trình bày ở chương 1(phần 3) quy định tiêu chuẩn GVDN Việt Nam. Phần đa số giảng viên trẻ của trường hiện nay là chưa đáp ứng được các yêu cầu, phần đông họ được đào tạo từ các trường (Trường Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng nghề....). Sau một thời gian giảng dạy, họ tham gia các lớp bồi dưỡng, các lớp học tại chức dài hạn hoặc ngắn hạn để thay đổi bằng cấp, nhằm đủ tiêu chuẩn làm GVDN. Do thâm niên giảng dạy chưa cao (tuy đã tính

thời gian đi học) do đó họ chua có những kinh nghiệm cần thiết cho quá trình giảng dạy (đặc biệt là thực hành). Chính điều đó đã dẫn tới thực trạng số GVDN trẻ “biết đến đâu dạy đến đó” không theo một bài bản khoa học, đặc biệt họ không đủ khả năng đánh giá mức độ tiếp thu bài của HS đến mức độ nào.

Bảng 2.3 Đội ngũ GVDN chuyên ngành Cơ khí chế tạo trƣờng ĐHCN Việt Hung theo độ tuổi và thâm niên giảng dạy

Số tt

Độ Tuổi Tổng số Tỷ lệ 

Thâm niên giảng dạy Dưới 5 năm 5÷10 năm 10÷15 năm Trên 15 năm 1 ≤ 30 tuổi 22 51 4 13 5 0 2 31 ÷ 40 tuổi 10 23 0 2 8 0 3 41÷ 50 tuổi 8 19 0 0 0 8 4 Trên 50 tuổi 3 7 0 0 0 3 5 Tổng số 43 100 4 15 13 11 6 Tỷ lệ  9 35 30 26

BIỂU ĐỒ TUỔI ĐỞI CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ

51% 23%

19%

7%

≤ 30 tuổi 31 -40 tuổi 41 - 50 tuổi > 50 tuổi

BIỂU ĐỒ THÂM NIÊN GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ

9%

35%

30% 26%

Dưới 5 năm 5 -10 năm 10 - 15 năm Trên 15 năm

Kết quả khảo sát trên đây cho ta thấy số giảng viên có tuổi đời dưới 30 chiếm tỷ lệ 51. Đây là đội ngũ giáo viên trẻ, có sức khỏe, có khả năng tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ mọi mặt: tay nghề, chuyên môn, năng lực sư phạm và trình độ học vấn...

Số giảng viên có tuổi đời 31 ÷ 40 tuổi chiếm 23 và giảng viên có tuổi đời 41÷ 50 tuổi chiếm 8. Đây là đội ngũ giảng viên đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và cuộc sống.Tuy nhiên, để trở thành các giảng viên đầu đàn thì lực lượng đội ngũ giảng viên này còn phải tiếp tục được bồi dưỡng thì mới đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, số giảng viên có tuổi đời trên 50 tuổi

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên dạy thực hành nghề (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)