Về tuyển chọn đội ngũ GVDN

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên dạy thực hành nghề (Trang 42 - 47)

Về đội ngũ GVDN: Đầu năm 1970 cả nước mới có 4 trường GVDN do tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật do Bộ Lao Động quản lý. Các trường này đào tạo giáo viên

dạy nghề chủ yếu ở trình độ trung cấp, chủ yếu dạy thực hành ở các trường đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ cho các ngành công nghiệp. Đến nay, tất cả các trường sư phạm kỹ thuật đã được nâng cấp thành đại học hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật và đào tạo giáo viên cho các trường dạy nghề theo một chương trình tương đối thống nhất. Vừa qua để đáp ứng tình hình phát triển của hệ thống đào tạo nghề của bộ GD-ĐT đã cho mở 5 khoa sư phạm kỹ thuật trong 5 trường đại học: Đại học Bách khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm 1 Hà Nội, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, ĐH Sư phạm Huế, ĐH Kỹ thuật Đà Nẵng. Sự thành lập 5 khoa này cùng với trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, ĐH Sư hạm Kỹ thuật TPHCM, đã tạo ra mạng lưới đào tạo GVDN trải trên một diện rộng trên toàn quốc. Tuy nhiên, hiện nay trong hầu hết các trường và các khoa sư phạm chuyên ngành đào tạo còn hạn chế, nhìn chung là chưa đáp ứng được về nhu cầu về đội ngũ giáo viên cho các trường dạy nghề. Do vậy, đội ngũ GVDN của trường ngoài việc tuyển chọn từ các cơ sở đào tạo nói trên còn được lưa chọn từ nhiều nguồn khác nhau, từ các trường ĐH, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp, hay mối quan hệ nhà trường, con em cán bộ đã nghỉ hưu hay các bậc thợ lành nghề.... Tất cả điều này đã làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng bộ, còn yếu kém so với yêu cầu.

2.3.2 Thực trạng tuổi đời, thâm niên giảng dạy bằng cấp đội ngũ giảng viên hiện nay.

Cuối năm 1991 với quyết định 236 và chế độ 111 của chính phủ nhằm giảm biên chế cho cán bộ hành chính sự nghiệp, nhà nước khuyến khích và tiêu chuẩn về nghỉ hưu chế độ và “ về một lần” . Nhiều giáo viên của trường công tác lâu năm đã xin về chế độ, hiên nay số giáo viên của trường phần nhiều là mới tuyển có tuổi đời và thâm niên công tác chưa cao. Nếu theo quyết định số 202/TCCP- VC như đã trình bày ở chương 1(phần 3) quy định tiêu chuẩn GVDN Việt Nam. Phần đa số giảng viên trẻ của trường hiện nay là chưa đáp ứng được các yêu cầu, phần đông họ được đào tạo từ các trường (Trường Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng nghề....). Sau một thời gian giảng dạy, họ tham gia các lớp bồi dưỡng, các lớp học tại chức dài hạn hoặc ngắn hạn để thay đổi bằng cấp, nhằm đủ tiêu chuẩn làm GVDN. Do thâm niên giảng dạy chưa cao (tuy đã tính

thời gian đi học) do đó họ chua có những kinh nghiệm cần thiết cho quá trình giảng dạy (đặc biệt là thực hành). Chính điều đó đã dẫn tới thực trạng số GVDN trẻ “biết đến đâu dạy đến đó” không theo một bài bản khoa học, đặc biệt họ không đủ khả năng đánh giá mức độ tiếp thu bài của HS đến mức độ nào.

Bảng 2.3 Đội ngũ GVDN chuyên ngành Cơ khí chế tạo trƣờng ĐHCN Việt Hung theo độ tuổi và thâm niên giảng dạy

Số tt

Độ Tuổi Tổng số Tỷ lệ 

Thâm niên giảng dạy Dưới 5 năm 5÷10 năm 10÷15 năm Trên 15 năm 1 ≤ 30 tuổi 22 51 4 13 5 0 2 31 ÷ 40 tuổi 10 23 0 2 8 0 3 41÷ 50 tuổi 8 19 0 0 0 8 4 Trên 50 tuổi 3 7 0 0 0 3 5 Tổng số 43 100 4 15 13 11 6 Tỷ lệ  9 35 30 26

BIỂU ĐỒ TUỔI ĐỞI CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ

51% 23%

19%

7%

≤ 30 tuổi 31 -40 tuổi 41 - 50 tuổi > 50 tuổi

BIỂU ĐỒ THÂM NIÊN GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ

9%

35%

30% 26%

Dưới 5 năm 5 -10 năm 10 - 15 năm Trên 15 năm

Kết quả khảo sát trên đây cho ta thấy số giảng viên có tuổi đời dưới 30 chiếm tỷ lệ 51. Đây là đội ngũ giáo viên trẻ, có sức khỏe, có khả năng tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ mọi mặt: tay nghề, chuyên môn, năng lực sư phạm và trình độ học vấn...

Số giảng viên có tuổi đời 31 ÷ 40 tuổi chiếm 23 và giảng viên có tuổi đời 41÷ 50 tuổi chiếm 8. Đây là đội ngũ giảng viên đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và cuộc sống.Tuy nhiên, để trở thành các giảng viên đầu đàn thì lực lượng đội ngũ giảng viên này còn phải tiếp tục được bồi dưỡng thì mới đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, số giảng viên có tuổi đời trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 7 . Điều này cho ta thấy số giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy là không nhiều.

Tỷ lệ nữ trong đội ngũ giảng viên chiếm tỷ lệ khá cao 23. Điều này cũng ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng, vì giảng viên nữ ngoài công việc ở nhà trường còn phải dành thời gian cho các công việc ở gia đình nhiều hơn so với nam giới. Do đó, cần tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Bảng 2.4 Đội ngũ GVDN chuyên ngành Cơ khí chế tạo trƣờng CĐCN Việt Hung theo độ tuổi và trình độ học vấn Số TT Độ tuổi Tổng số Tỷ lệ  Trình độ học vấn ĐHCQ ĐHTC CĐCQ CĐKTMR 1 ≤ 30 tuổi 22 51 7 9 6 0 2 31 ÷ 40 tuổi 10 23 4 4 2 0 3 41÷ 50 tuổi 8 19 2 2 3 1 4 Trên 50 tuổi 3 7 0 1 1 1 Tổng số 43 100 13 16 12 2 Tỷ lệ  30 37 28 5

BIỂU ĐỒ BẰNG CẤP CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ

30%

37% 28%

5%

ĐHCQ ĐHTC CĐCQ CĐMR

BIỂU ĐỒ ĐỘ TUỔI CỦA ĐỘI NGŨ GVDN

51% 23%

8% 7%

Tóm lại: Đội ngũ giảng viên dạy nghề còn thiếu về số lượng và số giảng viên có bề dày giảng dạy, tích lũy được kinh nghiệm, tạo dựng được uy tín rộng rãi trong đồng nghiệp và có chiều sâu kiến thức không nhiều, số giảng viên trẻ có tuổi đời dưới 30 tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy chiếm tỷ lệ cao hơn. Vì vậy, cần có kế hoạch tổng thể bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên này, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiên nay.

Nếu chỉ xét bằng cấp, thì đội ngũ GVDN hiện nay, đã đạt được “chuẩn hóa”, tuy nhiên thực tế số GV có bằng ĐHTC chất lượng chưa thật cao, do những nguyên nhân sau:

+ Về mục tiêu và chương trình đào tạo hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên khi thực hiện kế hoạch thì không tuần tự. Khi tuyển sinh, phần lớn những HS thi vào hệ này đều có sức học trung bình vì trước đó không thi đậu vào các trường đại học và cao đẳng chính quy nhưng nhà trường vẫn phải tuyển sinh 80 đến 90 số lượng học sinh (để đủ kinh phí đào tạo). Vì vậy, chất lượng đầu vào kém.

+ Tài liệu chuyên môn phục vụ cho quá trình tự học của HS quá ít, lớp học thường đông hơn bình thường, thời gian học lý thuyết thì quá nhiều, học theo kiểu cuốn chiếu. Chính vì vậy, với HS có sức học trung bình không thể tiếp thu nổi.

+ Phần thực hành tiến hành rất sơ sài, với vật tư ít, số học sinh, sinh viên học đông, học viên phải tự đi liên hệ thực tập ở các nhà máy xí nghiệp hoặc các trường khác . Hầu hết các học viên đã làm hoặc đang công tác ở cơ quan nào thì lại quay về cơ quan đó thực tập.

Chính vì vậy, với số giáo viên học đại học tại chức và cao đẳng kỹ thuật mở rộng việc có thêm “bằng cấp” không làm tăng năng lực làm việc một cách đáng kể, nhà trường cần đánh giá một cách đúng mức và nhất thiết phải đặt ra tiêu chí cho giáo viên đi bồi dưỡng để họ có định hướng đúng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên dạy thực hành nghề (Trang 42 - 47)