Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên dạy thực hành

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên dạy thực hành nghề (Trang 59)

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ GVDN

Phòng Đào Tạo

Trưởng Khoa

Tổ trưởng tổ giảng viên dạy lý thuyết

Tổ trưởng tổ giảng viên Dạy thực hành

Phòng đào tạo xây dựng kế hoạch tổng thể về tiến độ giảng dạy cho cả năm học, dựa vào đó khoa lập kế hoạch chi tiết cho từng học kỳ, môn dạy, số tiết và thời gian thực hiện cho từng lớp. Từ đó, trưởng khoa phân công kế hoạch, nhiệm vụ giảng dạy cho từng giảng viên, để giảng viên biết nhiệm vụ và công việc của mình được phân công.

+ Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy, tổ trưởng báo cáo với trưởng khoa và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng giảng viên.

+ Tổ trưởng tổ giảng viên dạy lý thuyết: Chịu trách nhiệm trực tiếp trước hiệu trưởng và trưởng khoa về mọi hoạt động của tổ môn. Trực tiếp phụ trách các hoạt động đào tạo, công tác phương pháp, phân công giảng viên, sản xuất kết hợp đào tạo và các dịch vụ khác thuộc tổ đảm nhiệm. Kiểm tra kế hoạch, tình hình giảng dạy của giảng viên, kiểm tra giáo án, giờ giấc thực hiện…

+ Tổ trưởng tổ thực hành: Chịu trách nhiệm trực tiếp trước hiệu trưởng và trưởng khoa về mọi hoạt động của tổ môn.. Kiểm tra kế hoạch, tình hình giảng dạy của giảng viên, kiểm tra giáo án, vật tư thiết bị…

- Báo cáo tình hình vật tư, thiết bị trước cho từng đợt thực hành. + Những tồn tại về nội dung quản lý.

Như trên đã đề cập, nội dung quản lý hoạt động giảng dạy quá ít, chỉ dựa trên cơ sở kế hoạch chương trình đào tạo của năm học, kỳ học. Về trình độ của giảng viên hầu như được đành giá theo cảm nhận, căn cứ vào bằng cấp và việc hoàn thành nội dung công việc trên lớp, thời gian, còn mức độ hoàn thành về chất lượng dạy học hầu như không được đánh giá. Ngoài ra có rất nhiều hoạt động của giảng viên nhằm phục vụ tốt cho quá trình đào tạo chưa được đề cập đến trong nội dung quản lý.

+ Tồn tại về phương pháp quản lý.

Chưa kết hợp một cách khéo léo các phương pháp quản lý, hầu như mới sử dụng phương án tâm lý xã hội và hành chính tổ chức.

2.6 Nhu cầu bồi dƣỡng nâng cao trình độ giảng viên dạy nghề.

Nhìn chung đội ngũ GVDN hiện nay còn yếu kém về nhiều mặt, trong số 43 GV đảm nhiệm công tác đào tạo trong lĩnh vực chuyên ngành cơ khí chế tạo có 12 GV nữ và 6 GV trẻ mới nhận vào trường có trình độ lý thuyết và đặc biệt tay nghề còn thấp, số giảng viên giỏi (cả lý thuyết và tay nghề) chỉ có 8 người. Tuy nhiên, năng lực sư phạm của đội ngũ GV nói chung chưa đảm bảo được yêu cầu, một số giảng viên có thâm niên cao, giảng dạy tương đối thuyết phục tuy nhiên cũng chỉ tiến hành theo kinh nghiệm bản thân, chưa tiến hành một cách khoa học trong quá trình hướng dẫn giảng dạy, vì vậy khả năng tiếp thu của học sinh không cao.

Bảng 2.12. Nhu cầu bồi dƣỡng nâng cao trình độ của đội ngũ GVDN

Nội dung cần bồi dưỡng Hình thức

Số lượng

Kinh phí cần hỗ

trợ Bồi dưỡng về thực hành Tập huấn vào hè tại trường 10 100  Bồi dưỡng về lý thuyết Tập huấn vào hè tại trường 12 100 

Bồi dưỡng về Sư phạm Tập huấn vào hè tại trường 5 80 

Bồi dưỡng về năng lực dạy học tích hợp

Tập huấn ngắn hạn tại trường 15 100 

Bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học

Tập huấn ngắn hạn tại trường 4 80 

Bồi dưỡng về tiếp tục học nâng cao trình độ (cao học)

Theo lớp 22 100 

Bồi dưỡng thường xuyên Tại xưởng thực hành với sự giúp đỡ của các giáo viên giỏi

Đứng trước tình hình đó, đảng ủy và ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến năng lực làm việc của đội ngũ GV hiện đang giảng dạy và tìm mọi biện pháp bồi dưỡng trình độ GVDN nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Một điều tương đối thuận lợi là số GV hiện nay đa số có tuổi đời chưa cao, tới 80 có nguyện vọng thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ nhằm hoàn thành công việc tốt hơn.

Kết luận chương 2: Trong chương này, tác giả đã nghiên cứu đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề Cơ khí tại trường Đại học Công Nghiệp Việt Hung. + Về mặt mạnh

- Đội ngũ giảng viên trẻ có lòng nhiệt tình giảng dạy, yêu thương học sinh, ham học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề và áp dụng công nghệ hiện đại vào trong giảng dạy cũng như là tiếp nhận công nghệ mới.

- Về cơ sở vật chất, nhà trường có cơ sở vật chất tương đối tốt đảm bảo cho học sinh- sinh viên nghiên cứu và học tập. Hiện tại, nhà trường đang tạo dựng cơ sở vật chất mới, hiện đại hóa các phòng thí nghiệm, tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh - sinh viên

- Về tài liệu: nhà trường trang thiết bị hai trung tâm thư viện tại hai cơ sở đào tạo và hàng năm, nhà trường thường xuyên bổ sung các đầu sách mới, cung cấp đủ tài liệu tham khảo và tài liệu học tập cho sinh viên.

+ Về hạn chế:

- Không đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo;

- Thiếu giảng viên giỏi và giảng viên cho các nghề mới; - Trình độ của giảng viên không đồng đều;

- Hạn chế về năng lực sư phạm cũng như trình độ ngoại ngữ, tin học nên việc giảng dạy cũng như khai thác và sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại vào dạy nghề còn nhiều khó khăn.

Từ cơ sở thực tiễn trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên dạy thực hành nghề Cơ khí tại trường Đại học Công nghiệp Việt Hung.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƢỠNG NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN DẠY THỰC HÀNH NGHỀ CƠ KHÍ HỆ CAO ĐĂNG NGHỀ TẠI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT – HUNG

3.1. Định hƣớng về bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ GVDN trƣờng Đại học Công Nghiệp Việt – Hung.

Đội ngũ giảng viên dạy thực hành nghề đóng vai trò quyết định trong sự nghiệp đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có tri thức kỹ năng nghề nghiệp cao đáp ứng được với những điều kiện mới của sự phát triển ngành Cơ khí. Vì vậy, trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung đã xác định hướng phát triển từ năm 2009 đến năm 2020 như sau:

Xây dựng trường trở thành một trường đại học đạt chuẩn trong khu vực”

3.2. Mục tiêu bồi dƣỡng.

Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung hiện đang đào tạo bốn cấp trình độ: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp cung cấp nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, nhà máy trên toàn quốc như khu công nghiệp Láng Hòa Lạc, khu công nghiệp Trung Hà - Sơn Tây khu công nghiệp Bắc Thăng Long Nội Bài....và tham gia xuất khẩu lao động làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.... phục vụ cho sự phát triển của kinh tế xã hội. Trong cơ chế kinh tế xã hội hiện nay nhà trường cần xác định đào tạo “cái” mà xã hội cần chứ không đào tạo “cái” mà nhà trường có. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường đòi hỏi rất cao về lao động kỹ thuật như: Tay nghề, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, khả năng phát triển của người lao động.Vì vậy mục tiêu chính của việc bồi dưỡng GVDN cần đạt được là:

+ Nâng cao trình độ lý thuyết cho người GVDN (đạt trình độ kỹ sư) để họ nắm vững lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào quá trình thực hành.

+ Nâng cao các kỹ năng, kỹ xảo thực hành trên thiết bị, để người GVDN có thể giải quyết các công việc của một người thợ lành nghề đạt trình độ bậc thợ 5/7 trở lên.

+ Nâng cao năng lực sư phạm để tiến tới GVDN đạt trình độ sư phạm bậc II hoặc có chứng chỉ sư phạm dạy nghề để truyền thụ tri thức một cách hiệu quả nhất.

+ Nâng cao năng lực xã hội nhằm tăng uy tín đối với học sinh – sinh viên và phục vụ cho công việc GD- ĐT, đảm bảo việc đào tạo học sinh – sinh viên một cách toàn diện.

3.3. Bồi dƣỡng về trình độ chuyên môn

* Quan điểm mới yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với GVDN:

+ Nắm vững lý thuyết chuyên môn và thông thạo thực hành tay nghề.

+ Phấn đấu để GVDN phải dạy được cả lý thuyết và thực hành nghề. Đây là yêu cầu hướng tới đạt được.

Do đó có thể luân chuyển gảng viên một thời gian dạy lý thuyết một thời gian dạy thực hành. Đây chính là biện pháp buộc họ phải bồi dưỡng để nâng cao trình độ, có như vậy mới có giảng viên giỏi, kết hợp giữa lý thuyết với thực hành sẽ mang lại có hiệu quả cao trong đào tạo.

+ Đào tạo nghề theo năng lực thực hiện với phương thức dạy học tích hợp đòi hỏi giảng viên dạy nghề có trình độ chuyên môn sâu rộng, có kỹ năng thực hành, năng lực sư phạm: một mặt đó là sự nắm vững phương pháp khoa học của môn học, mặt khác là khả năng sử dụng phương pháp dạy học thích ứng với mục tiêu và nội dung có sự gắn kết giữa lý thuyết với thực hành, bên cạnh đó còn đòi hỏi giảng viên có khả năng tổ chức quá trình dạy học, tổ chức các hoạt động học tập theo logic của nhận thức kiến thức, kỹ năng và theo cấu trúc của hoạt động. Không những thế, giảng viên dạy nghề cần có các tri thức và kỹ năng để tổ chức quá trình đào tạo và quá trình dạy học theo phương thức này. Hiện nay đào tạo nghề theo môđun năng lực thực hiện đòi hỏi giảng viên có khả năng mô tả nghề, phân tích chương trình, nắm bắt đựơc các môđun, các bài, xây dựng các điều kiện để thực hiện mô đun cũng như những vấn đề kiểm tra và đánh giá các năng lực thực hiện.

Vì vậy, cần trang bị cho giảng viên dạy nghề những tri thức cần thiết, những cách thức mới của hoạt động phương pháp và tổ chức dạy học trong đào tạo nghề theo năng lực thực hiện giúp giảng viên có thể tổ chức thành công dạy và học các mô đun năng lực thực hiện.

3.3.1. Trình độ chuyên môn

Chuyên môn là yếu tố chính, không thể thiếu đối với người thầy giáo, người thầy có trình độ chuyên môn giỏi đóng vai trò quyết định trong việc hình thành những thế hệ trò giỏi. Có rất nhiều cách thức trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, tuy nhiên hiện nay phổ biến nhất vẫn là hình thức cử người đi học để nâng cao trình độ. Thông qua việc nghiên cứu tình hình thực tế, cũng như thông qua các ý kiến thăm dò, trao đổi với giáo viên, lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa và phòng đào tạo đưa ra quyết định, một số vấn đề cần được chú ý:

- Sử dụng người theo đúng chuyên ngành đào tạo;

- Đối với giảng viên trẻ những người mới ra trường kiến thức về chuyên môn và nghề nghiệp vẫn còn hạn chế, đề nghị trưởng khoa cử người kèm cặp giúp đỡ chuyên môn nghề nghiệp;

- Định hướng môn học hoặc chuyên đề cụ thể giảng viên có hướng chuẩn bị và tập trung chuyên sâu;

- Có kế hoạch phân phối, chuẩn bị những môn học khác đồng thời để thay thế khi cần thiết;

- Tổ chức các buổi thảo luận về chuyên môn có tính chất định kỳ tại các tổ bộ môn, khoa.

- Hỗ trợ kinh phí trong việc mời các chuyên gia trong ngành về tập huấn chuyên môn ngắn hạn.

- Cử người tham gia các khóa bồi dưỡng do Tổng cục dạy nghề, các trường hoặc các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ (nếu có).

- Khuyến khích và có chế độ hỗ trợ cho giảng viên học tập nâng cao trình độ như học thạc sỹ, NCS. Động viên giảng viên tham gia vào các chương trình đi học ở nước ngoài theo ngân sách nhà nước, hay tham gia thi lấy học bổng do các nước cung cấp;

- Xây dựng kế hoạch mua tài liệu chuyên ngành hàng năm. - Khuyến khích giảng viên tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình.

- Công việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn phải được diễn ra một cách liên tục.

3.3.2. Giải pháp nâng cao tay nghề.

Trường Đại học Công Nghiệp Việt - Hung có cơ sở vật chất nhìn chung là tương đối hiện đại so với các trường dạy nghề khác. Với cơ sở vật chất như vậy, các giảng viên dạy thực hành có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc truyền đạt các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh- sinh viên. Tuy nhiên, do trình độ tay nghề của giảng viên vẫn chưa cao và đồng đều đã gây ra một số hạn chế trong hoạt động nghề nghiệp. Do đó hoạt động bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho giảng viên cần được tập trung, chú trọng hơn nữa đặc biệt là trường mới được nâng cấp thành trường Đại học Công nghiệp.

Bồi dưỡng kỹ năng thực hành phải được diễn ra thường xuyên vì chỉ có rèn luyện, bồi dưỡng tay nghề thường xuyên thì người giáo viên mới có thể truyền đạt hết những kiến thức chuyên môn cho học sinh và biết cách hướng dẫn học sinh thực hành một cách thuần thục.

Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về lý thuyết còn phải đào tạo được đội ngũ giảng viên có tay nghề cao. Kỹ năng thực hành chỉ có thể hình thành và phát triển trong quá trình luyện tập, nếu sao nhãng việc rèn luyện thì thao tác cũng giảm sút, các động tác trở nên vụng về, thiếu tính thuyết phục và từ đó người giảng viên sẽ không còn uy tín đối với học sinh – sinh viên.

Trong công tác bồi dưỡng nâng cao tay nghề của giảng viên cần chú trọng tới một số công việc như sau:

- Tổ chức thi nâng bậc, thi tay nghề cho giảng viên theo thời gian nhất định.

- Cử giảng viên hướng dẫn thực hành tham gia hướng dẫn các đoàn thực tập của học sinh tại các nhà máy xí nghiệp, như vậy các giảng viên sẽ có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với những công việc cũng như trang thiết bị hiện đại ở bên ngoài.

- Xây dựng kế hoạch hợp tác với một số nhà máy, cơ sở sản xuất trong việc gửi người tham gia thực hành, học tập kinh nghiệm.

- Tận dụng mối quan hệ sẵn có với các tổ chức nước ngoài để gửi người sang học tập, nâng cao tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ…..

3.4 Bồi dƣỡng về nghiệp vụ sƣ phạm.

Đội ngũ giảng viên các trường dạy nghề đào tạo từ các nguồn khác nhau nên có sự khác nhau về trình độ chuyên môn cũng như năng lực sư phạm.

Trong những năm qua, trường Đại học Công nghiệp Việt-Hung đã tập trung bồi dưỡng cho giảng viên về năng lực sư phạm, đến nay 100% giảng viên đã có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc I bậc II. Tuy nhiên, hàng năm nhà trường liên tục tuyển thêm nhiều giảng viên mới nên cần phải thường xuyên tổ chức các lớp nghiệp vụ để tự nâng cao về chuyên môn và năng lực sư phạm.

Nâng cao năng lực sư phạm, tiếp tục tạo điều kiện cho giảng viên tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giúp giảng viên có đủ cơ sở lý luận thông qua thực tế giảng dạy.

Qua thực trạng về năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên dạy nghề chúng tôi nhận thấy điểm yếu cơ bản nhất của nhiều giảng viên hiện nay là việc sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học cũng như lựa chọn nội dung dạy thích hợp.Vì vậy, việc bồi dưỡng nội dung này cho đội ngũ GVDN cần được các nhà quản lý quan tâm đến, đặc

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên dạy thực hành nghề (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)