Nâng cao nhận thức vai trò trách nhiệm và lòng tự hào của GVDN trong sự

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên dạy thực hành nghề (Trang 74)

nghiệp giáo dục đào tạo.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch luôn có âm mưu chống phá cách mạng nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, xoá bỏ chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong chiến lược này, chúng coi tấn công trên mặt tư tưởng văn hoá là “mũi đột phá” nhằm đi tới xoá bỏ hệ tư tưởng chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, cơ chế thị trường đang tác động mạnh mẽ vào mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và đời sống của đội ngũ GVDN nói riêng đã làm cho “một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách chưa làm tấm gương tốt cho học sinh – sinh viên” . Trước tình hình đó, cần phải có những biện pháp tích cực đồng bộ trong việc nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho đội ngũ giáo viên, giảng viên.

Đội ngũ nhà giáo là đội ngũ cán bộ đông đảo nhất, có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp nâng cao trình độ văn hoá dân trí, xây dựng con người, đào tạo nhân lực cho đất nước. Nhà nước ta tôn vinh nhà giáo, coi trọng nghề dạy học. Đội ngũ giáo viên, giảng viên là những chiến sỹ xung phong trên mặt trận văn hóa, để họ có thể hoàn thành sứ mệnh của mình cần phải giúp họ nhận thức đầy đủ, sâu săc hơn về vai trò, vị trí của giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước và vấn đề tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.

Trong sự nghiệp đào tạo, giáo viên không chỉ là người trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho người học mà còn thông qua “dạy chữ” để “dạy người”, tiếp tục hoàn thiện nhân cách cho học sinh – sing viên, để khi học sinh – sinh viên tốt nghiệp ra trường có đủ phẩm chất về đức- trí- thể- mỹ, gắn bó với nghề nghiệp, có ích cho xã hội. Vì vậy, hơn ai hết, đội ngũ giáo viên, giảng viên phải có lập trường, tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức và thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Đó cũng là nhiệm vụ của nhà giáo được quy định trong điều 72 luật giáo dục “...giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách của người học đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người học, không ngừng học tập rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học...”.

Thực tế trong những năm gần đây, ngành giáo dục, đào tạo và đội ngũ nhà giáo đang đứng trước những thách thức mới đó là “một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục như: mua bằng, bán điểm, tuyển sinh vượt chỉ tiêu, thu chi sai nguyên tắc làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, của giảng viên. Hiện tượng gian lận trong kiểm tra, thi cử của học sinh, sinh viên ảnh hưởng xấu đến nhân cách và thái độ lao động của người học sau này. Ma tuý và các tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào nhà trường....”(Trích nghị quyết số 21/2001/NQ- TTg của thủ tướng chính phủ ngày 28/12/2001).

Vì vậy, bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, sức khoẻ phải cần thiết nâng cao ý thức chính trị, lập trường giai cấp, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, tình yêu nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên nói chung và GVDN nói riêng. Xây dựng đội ngũ GVDN đủ sức, đủ tài để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục- đào tạo. Hoạt động cụ thể:

- Tổ chức các buổi giới thiệu chuyên đề về tình hình chính trị thời sự để nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ GVDN;

- Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra đạo đức, tác phong của người giáo viên; - Tăng cường công tác bồi dưỡng kết nạp Đảng viên mới;

- Thúc đẩy các phong trào hoạt động đoàn thể.

3.9. Chú trọng các lớp bồi dƣỡng khác

3.9.1 Bồi dƣỡng ngoại ngữ.

Nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, nhiều nước phát triển trên thế giới đến với Việt Nam để hợp tác, đầu tư về kinh tế và nhiều lĩnh vực khác trong đó đặc biệt là việc đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với trình độ phát triển của xã hội. Từ những vấn đề đó, đòi hỏi GVDN phải biết và sử dụng thành thạo ngoại ngữ để có thể ngoại giao, đọc tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và tìm kiếm cơ hội mới cho học trò. Do đó, trong những năm gần đây, nhà trường luôn tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên học tập nâng cao khả giao tiếp bằng tiếng anh, phấn đấu 100% cán bộ giáo viên đạt chuẩn tiếng Anh theo Đề án ngoại ngữ 1400 đề ra đến năm 2020.

Tuy nhiên, việc lựa chon ngoại ngữ để bồi dưỡng cho giảng viên phải dựa trên nhu cầu và sở trường của từng giảng viên. Mặt khác, phải dựa vào định hướng phát triển của khoa và nhà trường. Công tác bồi dưỡng ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên dạy nghề phải được tổ chức thường xuyên và quan trọng là tạo được môi trường sử dụng ngoại ngữ cho giảng viên. Để làm được việc đó nhà trường nên có một số chính sách như:

- Mở các lớp học ngoại ngữ về giao tiếp và chuyên ngành cho cán bộ giảng viên; - Thường xuyên tổ chức các chuyến thăm quan, tu nghiệp ở nước ngoài;

- Tổ chức các dự án về chuyển giao công nghệ với nước ngoài để tạo điều kiện cho giáo viên cả về chuyên môn và ngoại ngữ;

- Có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh phí đào tạo cho giảng viên tham gia vào các lớp học nâng cao ngoại ngữ.

3.9.2. Bồi dƣỡng kỹ năng mềm.

Năng lực con người được đánh giá trên ba khía cạnh: Kiến thức, kỹ năng, thái độ. Các nhà khoa học cho rằng để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85  kỹ năng cứng chiếm (trí tuệ logic) 15 . Nhà trường là nơi duy nhất ta có thể tiếp cận với kiến thức, thế giới ngày càng phát triển mọi người có thể tiếp cận thông tin mọi lúc mọi nơi từ biết đến hiểu đến việc làm chuyên nghiệp với năng suất cao là khoảng cách rất lớn. Có được hiểu biết chung về các kiến thức xã hội giúp cho người GVDN giao tiếp văn minh, lịch sự, giữ gìn nhân cách người giảng viên và truyền thụ kiến thức cho HS-SV nhà trường nên tổ chức bồi dưỡng GVDN những kỹ năng mềm.

Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng cứng ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể giúp phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều dẫn đến một thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm việc, đánh bại thái độ yếm thế và bi quan.

Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là giải quyết một sự trở ngại hay thách thức như thế nào khi gặp phải.

Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Giao tiếp là phương tiện cho phép xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến và bày tỏ được nhu cầu của bạn.

Nhiều điều nhỏ nhặt đã từng thực hiện hàng ngày - có thể có những điều không từng nghĩ đến lại có một sự ảnh hưởng rất lớn tới kỹ năng giao tiếp.Sau đây là những điều nên lưu ý khi giao tiếp với những người khác:

Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy, đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.

3.10. Đa dạng hoá các hình thức thức bồi dƣỡng

Bên cạnh vịêc xây dựng nội dung thích hợp, các nhà quản lý cần quan tâm tới hoàn cảnh thực tế của giáo viên, vì ngoài việc giảng dạy họ còn rất nhiều công việc khác để đảm bảo cuộc sống riêng. Do đó, muốn có kế hoạch bồi dưỡng mang tính khả thi cần đa dạng hoá các loại hình bồi dưỡng phù hợp với trình độ và điều kiện công tác, phù hợp với hoàn cảnh công tác của mỗi người. Việc xây dựng kế hoạch cần kết hợp các lĩnh vực bồi dưỡng dài hạn với ngắn hạn, kết hợp với báo cáo chuyên đề, hội thảo, hội giảng, tư vấn cá nhân, nghiên cứu chuyên đề có hướng dẫn, tự bồi dưỡng, kết hợp với thực hành sản xuất và tham quan...

Sơ đồ 3.2 Các hình thức bồi dƣỡng Hội thảo Xemina chuyên đề Thực hành Sản xuất Tham quan Bồi dưỡng ngắn hạn tại trường Bồi dưỡng dài hạn Tư vấn và hướng dẫn thực hành Bồi dưỡng thường xuyên Bồi dưỡng công nghệ CÁC HÌNH THỨC BỒI DƢỠNG Nghiên cứu chuyên đề Hội giảng Tự bồi dưỡng

3.10.1 .Bồi dƣỡng dài hạn (Từ 1 đến 5 năm)

Trong lĩnh vực này các nhà quản lý cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng cá nhân giảng viên sao cho không ảnh hưởng đến công tác đào tạo. Cần ưu tiên cho đội ngũ giảng viên trẻ nâng cao trình độ.

Với hình thức bồi dưỡng dài hạn, giảng viên có thể tham gia các lớp nâng cao trình độ, bằng cấp. Việc chọn hình thức để tham gia bồi dưỡng phụ thuộc nhiều vào các điều kiện của giảng viên như: trình độ, hoàn cảnh gia đình.Từ đó các nhà quản lý tư vấn và đặt ra tiêu chí (mục tiêu) của việc bồi dưỡng họ theo đúng hướng.

3.10.2. Bồi dƣỡng ngắn hạn

Đây là hình thức phù hợp nhất với đa số giảng viên đang tham gia giảng dạy của nhà trường vì họ thường có ít thời gian và kinh phí. Với hình thức này, có thể tổ chức tại trường nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, sư phạm, ngoại ngữ, tin học và các lĩnh vực khác. Nhà trường cần phối hợp với các cơ sở liên kết như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Nông nghiệp 1, Đại học Hưng Yên, Đại học Thái Nguyên,... để có kế hoạch bồi dưỡng tại trường hoặc gửi cán bộ giáo viên đi bồi dưỡng vào các dịp hè.

3.10.3. Bồi dƣỡng thƣờng xuyên

Hình thức bồi dưỡng thường xuyên đa dạng và rất bổ ích đối với mọi đối tượng. Với trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung, việc sử dụng một số giảng viên giỏi kèm cặp một số giảng viên yếu đã mang lại hiệu quả. Vì vậy, nhà trường cần có kế hoạch duy trì hình thức bồi dưỡng thường xuyên này. Tuy nhiên, nhà trường cần xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng cụ thể, có chế độ khuyến khích người dạy và người học để đạt kết quả tốt hơn.

3.10.4. Bồi dƣỡng về những hiểu biết thực tế

Nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và đang từng bước tiếp cận nền kinh tế tri thức, nhiều công nghệ mới hiện đại được ứng dụng.

Do đó người giáo viên dạy nghề phải hoà nhập ngay được với thực tế sản xuất thì hiệu quả đào tạo ngày càng cao, uy tín của nhà trường trong xã hội ngày càng được nâng lên.

Đội ngũ GVDN phải thường xuyên tiếp cận với thực tế sản xuất, đưa được nội dung về kỹ thuật, công nghệ cũng như thiết bị mới vào tổ chức quá trình đào tạo, có như vậy thì đào tạo mới sát với thực tế, theo đúng phương châm “học đi đôi với hành”. Trong những năm qua, chúng ta đã mắc sai lầm trong việc tách rời nhà trường và cơ sở sản xuất. Hàng năm, giáo viên không có chế độ đi thực tế ở các nhà máy nên giảng viên lâm vào tình trạng dạy cái mình sẵn có chứ không dạy cái thị trường cần, các cơ sở sản xuất cần vì vậy sản phẩm nhà trường đào tạo ra khó được thị trường chấp nhận. Để khắc phục tình trạng đó, nhà trường hàng năm bố trí cho đội ngũ GVDN đi thực tế tại các cơ sở sản xuất để tiếp cận với những ký thuật và công nghệ mới. Mặt khác, nhà trường cần tập trung kinh phí để mua sắm các trang thiết bị mới phù hợp với thực tế xã hội cần như mua dụng cụ thí nghiệm hiện đại, các phòng thực tập để nâng cao kỹ năng thực hành...

Cùng với các biện pháp nâng cao năng lực thực hành cho giảng viên cần phải tăng cường hợp tác quốc tế với các nước tiên tiến trên thế giới, để giảng viên có điều kiện tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại, mở mang kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề. Đây là một biện pháp bồi dưỡng thực tế có hiệu quả giúp cho giảng viên vững vàng về thực hành góp phần nâng cao chất lượng đào tạo làm cho đất nước tiếp cận nhanh chóng với sự phát triển của thế giới.

3.10.5. Tự bồi dƣỡng

Thực tế cho thấy rằng, dù tổ chức kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ tốt đến đâu thì nhân tố chính vẫn là sự tự giác và động cơ vươn lên của mỗi cá nhân. Vì vậy các nhà quản lý cần đánh giá đúng được năng lực hoàn thành công việc của mỗi giảng viên, những mặt yếu kém cụ thể để tư vấn và cùng với cá nhân hoạch định kế hoạch

cần thiết cho việc “tự bồi dưỡng”. Hình thức “tự bồi dưỡng” rất khó quản lý, tuy nhiên lại đóng vai trò quan trọng trong công việc nâng cao trình độ chuyên môn của từng GVDN (đặc biệt tay nghề), nhà trường cần dành thời gian cho hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên, xem đó như là tiêu chuẩn giờ dạy.

Để động viên khuyến khích tự bồi dưỡng của giảng viên cần chú ý những điểm sau:

- Tạo điều kiện cho những giảng viên mới, giáo viên dạy lý thuyết có điều kiện tiếp xúc với các công việc thực hành, hoặc bố trí 1 phòng thực hành giành riêng cho giảng viên để họ có điều kiện tự luyện tập, nâng cao năng lực thực hành.

- Cung cấp các tài liệu thiết thực để giảng viên tự bồi dưỡng lý thuyết chuyên môn, hướng dẫn quá trình ứng dụng lý thuyết vào thực hành, nhằm chuyển hóa lý thuyết sách vở thành kiến thức riêng của họ.

- Tạo điều kiện về thời gian cho việc tự bồi dưỡng, thời gian đó được quy bằng định giờ định mức trong năm và phân theo thâm niên giảng dạy.

- Đánh giá kết quả tự bồi dưỡng thông qua hoạt động giảng dạy, có chính sách khuyến khích kịp thời với những tiến bộ và giảm giờ dạy, giảm công việc (tạo điều kiện) đối với những gảng viên có kết quả giảng dạy không cao.

3.10.6. Hội thảo, hội giảng

Hội giảng thu hút được đông đảo đội ngũ giảng viên tham gia. Mỗi giảng viên đến hội giảng với một dự định khác nhau, nhưng tất cả họ đều cùng chung một mục đích đó là: Muốn nâng cao năng lực giảng dạy của mình, muốn học hỏi những kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp qua phân tích chọn lọc, tiếp thu.... Vì thế hội giảng trở thành ngày hội của đội ngũ giảng viên, từ hội giảng có thể rút ra được các bài học bổ ích như: + Hội giảng thu hút được đông đảo giảng viên tham gia trao đổi kinh nghiệm.

+ Thông qua hội giảng, năng lực thực hành của người GVDN được thể hiện một cách

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên dạy thực hành nghề (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)