Năng lực dạy lý thuyết

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên dạy thực hành nghề (Trang 48)

Đội ngũ GVDN được đào tạo nhiều nguồn khác nhau, nếu căn cứ vào đào tạo ban đầu của 43 giáo viên hiện nay chỉ có 13 GVDN (31) tốt nghiệp ĐHCQ, 16 GV tốt nghiệp ĐHTC (37), 12 GV tốt nghiệp CĐCQ (28), 2 GV tốt nghiệp CĐMR(5). Trong số 16 GV thì có 3 GV chuyển sang công tác quản lý khoa, vì vậy nhà trường phải sử dụng cả những GV không đủ tiêu chuẩn như QĐ số 202/ TCCP – VC khi phân công giảng dạy về lý thuyết.

Bảng 2.5 Thống kê khả năng tiếp thu kiến thức của HSSVtrên lớp

Môn học

Mức độ tiếp thu kiến thức trên lớp ()

Tốt Khá T.Bình Yếu Kém VKT 50 100 100 30 20 Dung sai 40 90 90 40 40 Vật Liệu 35 45 90 90 40 Cơ kỹ Thuật 35 50 100 100 15 Autocad 40 100 100 50 10 Sức bền 40 90 100 60 10 CNC 40 100 100 50 10 An toàn LĐ 60 100 100 40 0

Ngoài ra, trong những năm qua, có sự biến động về số lượng (do giáo viên thường xuyên đi học), số giáo viên thực giảng ít do đó trung bình hàng năm mỗi giáo viên phải lên lớp 400÷ 450 tiết cho 3÷ 4 môn học khác nhau, điều này làm cho khả năng hiểu sâu sắc từng bài giảng của GV không cao.

Chính năng lực hạn chế của GV khi truyền đạt thông tin đã làm cho khả năng tiếp thu kiến thức trên lớp của học sinh hạn chế. Điều tra 5 lớp với 300 HS (phụ lục số 2) về khả năng tiếp thu kiến thức lý thuyết trên lớp khi học lý thuyết cho kết quả sau:

Theo đánh giá của học sinh, nguyên nhân của việc tiếp thu bài giảng trên lớp không cao là do: bản thân học sinh 45  , điều kiện giảng dạy 10 , và do giáo viên 45 . Trong các nguyên nhân, do giảng viên có 45  học sinh cho rằng năng lực giáo viên hạn chế nên kiến thức đưa ra không có tính thuyết phục, 30  là do giảng viên đưa ra kiến thức quá nhiều và không cô đọng, 15  không nhiệt tình và 10  là do giảng viên không thay đổi phương pháp giảng dạy vì vậy không gây được hứng thú. Năng lực dạy lý thuyết của giảng viên lại được phản ánh qua kết quả điều tra 43 giảng viên dạy nghề và 6 cán bộ quản lý (phụ lục số 1 và 3) (bao gồm: trưởng khoa, phó khoa, 4 tổ trưởng)

Cũng qua thống kê điều tra GV cho thấy tới 50 () số GV chỉ có thể dạy một đến hai môn, 30() có thể dạy trên 5 môn, và 20 () dạy được tất cả, điều này cũng nói lên năng lực đọc sách nghiên cứu tài liệu của đội ngũ GVDN của khoa cơ khí hiện nay còn thấp.

Một nghịch lý là hầu như khi phân công dạy lý thuyết đều phải bố trí những giảng viên có năng lực thấp vì họ không có khả năng dạy thực hành. Khi dạy lý thuyết họ còn có thể nói được nhưng khi dạy thực hành buộc phải có khả năng làm mẫu.Vì vậy lý thuyết của HS-SV hời hợt và không gắn liền với quá trình thực hành, do trình độ chuyên môn của đội ngũ GV còn yếu kém chưa đủ khả năng để họ chọn lọc những kiến thức phù hợp với đối tượng học nghề, một phần lý do rất ít tài liệu tham khảo và do cơ chế quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên chưa thích hợp. Không có tiêu chí đánh giá giờ giảng dạy vì vậy GV không biết mình đã thiếu sót gì để cố gắng tự hoàn thiện mình.

Bảng 2.6 Thống kê đánh giá năng lực dạy lý thuyết của đội ngũ giảng viên Mức độ đánh giá Người đánh giá Tốt() Khá() T.Bình() Kém() Cán bộ quản lý 30 25 40 15 Giảng viên 40 25 25 10

CÁN BỘ Q UẢN LÝ ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC DẠY LÝ THUYẾT CẢU ĐỘ I NGŨ GIÁO VIÊN

27%

23% 36%

14%

TỐT KHÁ TB KÉM

GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC DẠY LÝ THUYẾT CỦA ĐỘ I NGŨ GIÁO VIÊN

40% 25% 25% 10% TỐT KHÁ TB KÉM 2.3.3.2. Về năng lực thực hành

Về phía quản lý, khoa cũng mạnh dạn bố trí những giáo viên mới xuống dạy thực hành tuy nhiên chất lượng công việc hướng dẫn học sinh của số này rất hạn chế, chất lượng học tập và giảng dạy thấp.

Bảng 2.7 Thống kê kết quả làm bài tập thực hành của HSSV

Môn học

Kết quả làm bài tập của học sinh ()

Tốt Khá T.Bình Yếu

Thực tập Tiện 16 24 55 5

Thực tập Phay - Bào 15 30 45 10

Thực tập Mài 14 30 50 6

Thực tập CNC 12 25 55 8

Thống kê đánh giá của học sinh về nguyên nhân dẫn tới kết quả thực hành của học sinh không cao, có 58 () học sinh cho rằng do bản thân, 5 () do trang thiết bị thực hành, 37 () do năng lực của giảng viên. Trong các nguyên nhân do giảng viên có 35 () học sinh cho rằng giảng viên không phân tích được hết các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục, 55 () học sinh cho rằng thao tác mẫu không tốt.

Nhìn chung dạy thực hành là một nghề yêu cầu mang tính quyết định và quan trọng nhất của một GVDN. Chính vì vậy mà giảng viên cần có năng lực thực hành cao mới đáp ứng được việc truyền thụ các kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Những GVDN dạy thực hành giỏi sẽ có uy tín cao đối với học sinh học nghề, tuy nhiên đây là yêu cầu khó đạt nhất bởi vì lý thuyết và thục hành phải liên hệ chặt chẽ với nhau. Muốn có được “tay nghề giỏi” buộc người giáo viên phải nắm vững về lý thuyết chuyên môn và rất tốn kém thời gian để luyện tập các bài thực hành.

Bảng 2.8 Năng lực dạy thực hành của giảng viên ( Phụ lục số 1 và 3) Mức độ đánh giá Người đánh giá Tốt () Khá () T.Bình () Kém () Cán bộ quản lý 25 30 45 0 Giảng Viên 35 40 25 0

GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC THỰC HÀNH CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

35% 40% 25% 0% Tốt Khá TB Kém CÁN BỘ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC THỰC HÀNH CỦA ĐỘI

NGŨ GIÁO VIÊN 25% 30% 45% 0% Tốt Khá TB Kém

Tóm lại: Năng lực thực hành đối với GVDN là rất quan trọng.đòi hỏi GVDN phải thực sự tâm huyết với nghề mới có thể thường xuyên luyện tập nghiên cứu, điều mà không phải giảng viên nào cũng có. Bên cạnh đó việc luyện tập tay nghề cần đòi hỏi phải có thiết bị thực hành,dụng cụ đồ nghề....

Vì vậy các nhà quản lý cần đánh giá đúng vấn đề để kết hợp giữa các hình thức bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng và động viên, tạo điều kiện cho GV thường xuyên luyện tập tay nghề.

2.3.4. Năng lực sƣ phạm

Năng lực sư phạm như một công cụ hữu hiệu giúp GV có khả năng truyền thụ kiến thức. Phần lớn GVDN của trường được đào tạo từ các trường cao đẳng kỹ thuật khi nhận họ về trường họ phải lên lớp ngay. Các khái niệm của nghiệp vụ sư phạm như tâm lý dạy học, phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy học.... họ chỉ hiểu qua những năm học sinh và kinh nghiệm cuộc sống thực tế.

Sau khi có quyết định 1672/TH –DN ngày 18/8/1992 về việc ban hành bồi dưỡng sư phạm bậc I và quyết định 1998/GD-ĐT ngày 28/12/1993 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc II của bộ trưởng Bộ GD- ĐT. Trường Đại học Công nghiệp Việt- Hung tổ chức lớp học vào hè năm 1998 và 2002 nhằm bồi dưỡng chuẩn hóa nghiệp vụ sư phạm cho các GVDN của trường. Đa số đội ngũ GVDN của khoa đều tham dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để có chứng chỉ sư phạm bậc I và II.

Trong những số GV tốt nghiệp đại học chính quy được đào tạo tương đối bài bản về nghiệp vụ sư phạm, số còn lại bao gồm đã có chứng chỉ sư phạm, tuy nhiên việc học tập nghiệp vụ sư phạm vào các hè do Bộ GD- ĐT tổ chức cho tất cả GVDN. Kết quả cho thấy việc bồi dưỡng chỉ giải quyết về hình thức (giải quyết việc chuẩn hóa về nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề). Qua dự giờ và tham khảo một số giáo án của GV chúng tôi nhận thấy có tới 60  GV chưa lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học khi khi lên lớp. Phần đông không lựa chọn được nội dung, dạy tràn lan (biết gì dạy đó). Qua khảo sát tình hình tiếp thu trên lớp của học sinh có tới 70  HS chỉ hiểu 1/3 kiến thức GV truyền đạt, điều này rất đáng lo ngại, mặc dù kiến thức kết hợp cả lý thuyết và thực hành, nhưng cần phải lựa chọn để HS có thể hiểu được vì họ là những học sinh học nghề. Việc đọc sách và tự nghiên cứu còn hạn chế, vì số đầu sách của thư viện trường số đầu sách còn ít và điều kiện cho học sinh mượn sách chưa thuận lợi.

Bảng 2.9 Đánh giá về năng lực nghiệp vụ sƣ phạm của đội ngũ GVDN Mức độ đánh giá Người đánh giá Tốt () Khá () T.Bình () Kém () Cán bộ quản lý 25 35 35 5 Giảng viên 35 35 20 10 CÁN BỘ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ VỀ NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM CỦA ĐỘI NGŨ

GIÁO VIÊN 25% 35% 35% 5% Tốt Khá TB Kém

GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ VỀ NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

35% 35% 20% 10% Tốt Khá TB Kém

Chính những tồn tại mà đội ngũ giảng viên dạy nghề đều thừa nhận rằng chỉ khoảng 20  số HS đào tạo ra trường có thể độc lập hành nghề được ngay, 40  vất vả học thêm năng cao trình độ tay nghề mới thích ứng được với công việc, khoảng 40  vì nhiều lý do mà bỏ nghề chuyển sang làm công việc không liên quan đến nghề.

Trong phiếu điều tra GV tác giả đã thăm dò ý kiến đánh giá về một số mặt cụ thể về năng lực sư phạm của đội ngũ GVDN. Kết quả được thể hiện như sau:

Bảng 2.10: Thực trạng những tri thức và kỹ năng sƣ phạm cụ thể của đội ngũ GVDN Mức độ đánh giá Kỹ năng dạy học Tốt () Khá () T.Bình () Kém ()

Xác định mục tiêu bài giảng 30 25 25 20

Lựa chọn kiến thức và chuẩn bị bài giảng

25 20 25 30

Sử dụng phương pháp dạy học 30 35 25 10

Sử dụng phương tiện dạy học 30 25 30 15

Giải quyết tình huống sư phạm 35 25 25 15

Tổ chức điều khiển các hoạt động dạy học

20 25 35 20

Thông hiểu tâm lý HS 20 35 25 20

Truyền đạt ngôn ngữ 30 25 25 20

Thu hút học sinh 32 25 25 18

Kiểm tra đánh giá 23 25 26 16

Thực tế một số giảng viên có thâm niên giảng dạy và trình độ chuyên môn cao dù chưa qua bồi dưỡng sư phạm họ vẫn giảng dạy tốt. Đây là những trường hợp mà kiến thức sư phạm của họ đã qua kinh nghiệm cuộc sống và quá trình giảng dạy lâu năm. Vì vậy không thể đánh giá họ không có kiến thức sư phạm mà là họ chưa có chứng chỉ về sư phạm phù hợp với trình độ của họ mà thôi. Đó là lý do mà nhiều nhà quản lý trong các trường dạy nghề xem nhẹ công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

2.3.5 Năng lực xã hội

Năng lực xã hội của GVDN góp phần năng cao chất lượng dạy học. Năng lực xã hội của GVDN có thể hiểu đó là sự hợp tác rộng rãi, chặt chẽ hơn với các giảng viên trong cùng trường, thay đổi cấu trúc trong quan hệ giữa các giảng viên với nhau, khả năng thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh sinh viên và cộng đồng, khả năng và sự sẵn sàng sử dụng phương pháp học tập, chiến lược, chiến thuật học tập trong việc tự đào tạo và bồi dưỡng, khả năng ứng phó với những biến đổi trong cuộc sống. Nhìn chung vẫn còn một số GVDN hiện nay năng lực xã hội chưa đáp ứng yêu cầu công tác.

2.3.6 Trình độ ngoại ngữ

Trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu, trình độ ngoại ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt đối với đội ngũ GVDN của trường, hầu như hằng năm trường đều có chỉ tiêu cử giảng viên sang Hunggari học tập và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên theo số liệu thống kê cho thấy trình độ ngoại ngữ của các đa số các GVDN hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu. Điều này đặt ra vấn đề trong thời gian tới nhà trường cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng trình độ ngoại ngũ cho đội ngũ GVDN.

2.4.7 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Đa số các GVDN hiện nay chỉ sử dụng được tin học văn phòng, chỉ có một số giảng viên có khả năng sử dụng thành thạo tin học chuyên ngành và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

2.3.8 Những nguyên nhân khác ảnh hƣởng tới quá trình giảng dạy của đội ngũ GVDN.

- Nhìn chung hoạt động giảng dạy của đội ngũ GVDN hiện nay còn chưa thật đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề cơ khí chế tạo. Có nhiêu nguyên nhân gây ra bất cập như đã phân tích, ngoài ra còn một số nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình giảng dạy của đội ngũ GVDN.

- Qua điều tra các cán bộ quản lý đánh giá có 18 GV có ý thức kỷ luật không cao, ngoài ra qua phiếu điều tra GV chúng tôi thống kê được các nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình giảng dạy của đội ngũ GV như sau:

Bảng 2.11 Thống kê khảo sát thực tế những nguyên nhân ảnh hƣởng tới hoạt động giảng dạy của đội ngũ GVDN

TT Nguyên nhân Số người Tỷ lệ,

I. Nguyên nhân chủ quan của giáo viên

1 Công việc không phù hợp với ngành đào tạo 3 7

2 Không yêu nghề 2 5

3 Không thường xuyên nghiên cứu tài liệu 5 12

4 Hoàn cảnh gia đình khó khăn 3 7

II. Nguyên nhân do nhà trƣờng và xã hội

1 Phải giảng dạy quá nhiều môn trong một năm 8 19

2 Cơ sở vật chất và thiết bị còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu 43 100

3 Tài liệu tham khảo còn hạn chế 43 100

4 Quản lý hoạt động giảng dạy chưa có hiệu quả cao 10 23

5 Chế độ khen thưởng chưa thỏa đáng cho cố gắng của GV 43 100

6 Chế độ lương và phụ cấp còn thấp 15 35

Như vậy, hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên dạy nghề chịu ảnh hưởng từ nhiều phía, để khắc phục được không đơn giản, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các

nhà trường và cá nhân mỗi giáo viên, cần xây dựng một kế hoạch cụ thể mang tính pháp lệnh để khắc phục dần từng khâu yếu kém.

2.4. Công tác bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề Cơ khí trƣờng Đại học Công nghiệp Việt - Hung

2.4.1 Tình hình chung.

2.4.1.1. Bồi dưỡng chuyên môn.

Từ năm 2003 đến nay, nhà trường đã bố trí cho 14 giảng viên đi học đại học, 18 giảng viên đi học cao học nhằm chuẩn hóa trình độ đội ngũ GVDN. Về phía khoa đã quan tâm tới công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, nhưng chưa có định hướng và tiêu chí đánh giá cụ thể. Ngoài việc cử giáoảng viên tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ dưới hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, nhà trường chưa thật chú ý tới các hình thức bồi dưỡng khác như: Thực tập, tham quan, dự giờ...

2.4.1.2. Bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm

Sau năm 1993 do yêu cầu của bộ GD- ĐT bắt buộc GVDN phải có chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm nhà trường đã tạo điều kiện cho tất cả GV tham gia bồi dưỡng vào các dịp hè. Trong những năm qua, theo xu hướng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, các giáo viên trong khoa đã tích cực tham gia vào các khóa học bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. Hiện nay đội ngũ GVDN thuộc khoa Cơ Khí trường Đại học Công nghiệp Việt Hung tổng số có 43 giảng viên (trong đó có 35 giảng viên có chứng chỉ sư phạm bậc II chiếm 81, 10 giảng viên có chứng chỉ sư phạm bậc I chiếm 19 ). Mục đích bồi dưỡng để tiếp thu kiến thức sư phạm phục vụ cho công việc của

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên dạy thực hành nghề (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)