Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên dạy thực hành nghề (Trang 56)

Đa số các GVDN hiện nay chỉ sử dụng được tin học văn phòng, chỉ có một số giảng viên có khả năng sử dụng thành thạo tin học chuyên ngành và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

2.3.8 Những nguyên nhân khác ảnh hƣởng tới quá trình giảng dạy của đội ngũ GVDN.

- Nhìn chung hoạt động giảng dạy của đội ngũ GVDN hiện nay còn chưa thật đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề cơ khí chế tạo. Có nhiêu nguyên nhân gây ra bất cập như đã phân tích, ngoài ra còn một số nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình giảng dạy của đội ngũ GVDN.

- Qua điều tra các cán bộ quản lý đánh giá có 18 GV có ý thức kỷ luật không cao, ngoài ra qua phiếu điều tra GV chúng tôi thống kê được các nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình giảng dạy của đội ngũ GV như sau:

Bảng 2.11 Thống kê khảo sát thực tế những nguyên nhân ảnh hƣởng tới hoạt động giảng dạy của đội ngũ GVDN

TT Nguyên nhân Số người Tỷ lệ,

I. Nguyên nhân chủ quan của giáo viên

1 Công việc không phù hợp với ngành đào tạo 3 7

2 Không yêu nghề 2 5

3 Không thường xuyên nghiên cứu tài liệu 5 12

4 Hoàn cảnh gia đình khó khăn 3 7

II. Nguyên nhân do nhà trƣờng và xã hội

1 Phải giảng dạy quá nhiều môn trong một năm 8 19

2 Cơ sở vật chất và thiết bị còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu 43 100

3 Tài liệu tham khảo còn hạn chế 43 100

4 Quản lý hoạt động giảng dạy chưa có hiệu quả cao 10 23

5 Chế độ khen thưởng chưa thỏa đáng cho cố gắng của GV 43 100

6 Chế độ lương và phụ cấp còn thấp 15 35

Như vậy, hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên dạy nghề chịu ảnh hưởng từ nhiều phía, để khắc phục được không đơn giản, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các

nhà trường và cá nhân mỗi giáo viên, cần xây dựng một kế hoạch cụ thể mang tính pháp lệnh để khắc phục dần từng khâu yếu kém.

2.4. Công tác bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề Cơ khí trƣờng Đại học Công nghiệp Việt - Hung

2.4.1 Tình hình chung.

2.4.1.1. Bồi dưỡng chuyên môn.

Từ năm 2003 đến nay, nhà trường đã bố trí cho 14 giảng viên đi học đại học, 18 giảng viên đi học cao học nhằm chuẩn hóa trình độ đội ngũ GVDN. Về phía khoa đã quan tâm tới công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, nhưng chưa có định hướng và tiêu chí đánh giá cụ thể. Ngoài việc cử giáoảng viên tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ dưới hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, nhà trường chưa thật chú ý tới các hình thức bồi dưỡng khác như: Thực tập, tham quan, dự giờ...

2.4.1.2. Bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm

Sau năm 1993 do yêu cầu của bộ GD- ĐT bắt buộc GVDN phải có chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm nhà trường đã tạo điều kiện cho tất cả GV tham gia bồi dưỡng vào các dịp hè. Trong những năm qua, theo xu hướng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, các giáo viên trong khoa đã tích cực tham gia vào các khóa học bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. Hiện nay đội ngũ GVDN thuộc khoa Cơ Khí trường Đại học Công nghiệp Việt Hung tổng số có 43 giảng viên (trong đó có 35 giảng viên có chứng chỉ sư phạm bậc II chiếm 81, 10 giảng viên có chứng chỉ sư phạm bậc I chiếm 19 ). Mục đích bồi dưỡng để tiếp thu kiến thức sư phạm phục vụ cho công việc của mình. Bên cạnh đó, việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên còn nhiều bất cập: Thời gian bồi dưỡng ít, việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các giảng viên trong một tháng (cả bậc I và bậc II), vì vậy hiệu quả công tác bồi dưỡng không cao.

2.4.2 Các hình thức bồi dƣỡng khác.

+ Với những hình thức cử GV đi học nâng cao trình độ và tham gia các lớp bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn tập trung hoặc các hình thức bồi dưỡng khác… Sau khi một số GV đi học cuối khóa học tốt nghiệp ra trường được nhận bằng hoặc chứng chỉ chuyên đề đào tạo, vấn đề về đào tạo và phát triển đào tạo vẫn không có nhiều tiến triển, chất lượng đào tạo còn thấp, có nhiều ý kiến phàn nàn về trình độ HS-SV ra trường khả năng thực hành còn kém. Đứng trước tình hinhg đó nhà trường đã có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng ngắn hạn về tay nghề chuyên môn với sự hướng dẫn của GV giỏi cho những GV yếu. Tuy nhiên, đây cũng là giải pháp tình thế không có kế hoạch thường xuyên và cũng không đánh giá được hiệu quả của công tác bồi dưỡng. Từ năm 2004 trở lại đây, hàng năm phòng đào tạo nhà trường kết hợp với khoa cùng thực hiện dự giờ, bình giảng cho giảng viên nhưng việc dự giờ, hội giảng cũng chưa có kế hoạch cụ thể hàng năm.

2.5 Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên dạy thực hành

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ GVDN

Phòng Đào Tạo

Trưởng Khoa

Tổ trưởng tổ giảng viên dạy lý thuyết

Tổ trưởng tổ giảng viên Dạy thực hành

Phòng đào tạo xây dựng kế hoạch tổng thể về tiến độ giảng dạy cho cả năm học, dựa vào đó khoa lập kế hoạch chi tiết cho từng học kỳ, môn dạy, số tiết và thời gian thực hiện cho từng lớp. Từ đó, trưởng khoa phân công kế hoạch, nhiệm vụ giảng dạy cho từng giảng viên, để giảng viên biết nhiệm vụ và công việc của mình được phân công.

+ Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy, tổ trưởng báo cáo với trưởng khoa và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng giảng viên.

+ Tổ trưởng tổ giảng viên dạy lý thuyết: Chịu trách nhiệm trực tiếp trước hiệu trưởng và trưởng khoa về mọi hoạt động của tổ môn. Trực tiếp phụ trách các hoạt động đào tạo, công tác phương pháp, phân công giảng viên, sản xuất kết hợp đào tạo và các dịch vụ khác thuộc tổ đảm nhiệm. Kiểm tra kế hoạch, tình hình giảng dạy của giảng viên, kiểm tra giáo án, giờ giấc thực hiện…

+ Tổ trưởng tổ thực hành: Chịu trách nhiệm trực tiếp trước hiệu trưởng và trưởng khoa về mọi hoạt động của tổ môn.. Kiểm tra kế hoạch, tình hình giảng dạy của giảng viên, kiểm tra giáo án, vật tư thiết bị…

- Báo cáo tình hình vật tư, thiết bị trước cho từng đợt thực hành. + Những tồn tại về nội dung quản lý.

Như trên đã đề cập, nội dung quản lý hoạt động giảng dạy quá ít, chỉ dựa trên cơ sở kế hoạch chương trình đào tạo của năm học, kỳ học. Về trình độ của giảng viên hầu như được đành giá theo cảm nhận, căn cứ vào bằng cấp và việc hoàn thành nội dung công việc trên lớp, thời gian, còn mức độ hoàn thành về chất lượng dạy học hầu như không được đánh giá. Ngoài ra có rất nhiều hoạt động của giảng viên nhằm phục vụ tốt cho quá trình đào tạo chưa được đề cập đến trong nội dung quản lý.

+ Tồn tại về phương pháp quản lý.

Chưa kết hợp một cách khéo léo các phương pháp quản lý, hầu như mới sử dụng phương án tâm lý xã hội và hành chính tổ chức.

2.6 Nhu cầu bồi dƣỡng nâng cao trình độ giảng viên dạy nghề.

Nhìn chung đội ngũ GVDN hiện nay còn yếu kém về nhiều mặt, trong số 43 GV đảm nhiệm công tác đào tạo trong lĩnh vực chuyên ngành cơ khí chế tạo có 12 GV nữ và 6 GV trẻ mới nhận vào trường có trình độ lý thuyết và đặc biệt tay nghề còn thấp, số giảng viên giỏi (cả lý thuyết và tay nghề) chỉ có 8 người. Tuy nhiên, năng lực sư phạm của đội ngũ GV nói chung chưa đảm bảo được yêu cầu, một số giảng viên có thâm niên cao, giảng dạy tương đối thuyết phục tuy nhiên cũng chỉ tiến hành theo kinh nghiệm bản thân, chưa tiến hành một cách khoa học trong quá trình hướng dẫn giảng dạy, vì vậy khả năng tiếp thu của học sinh không cao.

Bảng 2.12. Nhu cầu bồi dƣỡng nâng cao trình độ của đội ngũ GVDN

Nội dung cần bồi dưỡng Hình thức

Số lượng

Kinh phí cần hỗ

trợ Bồi dưỡng về thực hành Tập huấn vào hè tại trường 10 100  Bồi dưỡng về lý thuyết Tập huấn vào hè tại trường 12 100 

Bồi dưỡng về Sư phạm Tập huấn vào hè tại trường 5 80 

Bồi dưỡng về năng lực dạy học tích hợp

Tập huấn ngắn hạn tại trường 15 100 

Bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học

Tập huấn ngắn hạn tại trường 4 80 

Bồi dưỡng về tiếp tục học nâng cao trình độ (cao học)

Theo lớp 22 100 

Bồi dưỡng thường xuyên Tại xưởng thực hành với sự giúp đỡ của các giáo viên giỏi

Đứng trước tình hình đó, đảng ủy và ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến năng lực làm việc của đội ngũ GV hiện đang giảng dạy và tìm mọi biện pháp bồi dưỡng trình độ GVDN nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Một điều tương đối thuận lợi là số GV hiện nay đa số có tuổi đời chưa cao, tới 80 có nguyện vọng thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ nhằm hoàn thành công việc tốt hơn.

Kết luận chương 2: Trong chương này, tác giả đã nghiên cứu đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề Cơ khí tại trường Đại học Công Nghiệp Việt Hung. + Về mặt mạnh

- Đội ngũ giảng viên trẻ có lòng nhiệt tình giảng dạy, yêu thương học sinh, ham học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề và áp dụng công nghệ hiện đại vào trong giảng dạy cũng như là tiếp nhận công nghệ mới.

- Về cơ sở vật chất, nhà trường có cơ sở vật chất tương đối tốt đảm bảo cho học sinh- sinh viên nghiên cứu và học tập. Hiện tại, nhà trường đang tạo dựng cơ sở vật chất mới, hiện đại hóa các phòng thí nghiệm, tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh - sinh viên

- Về tài liệu: nhà trường trang thiết bị hai trung tâm thư viện tại hai cơ sở đào tạo và hàng năm, nhà trường thường xuyên bổ sung các đầu sách mới, cung cấp đủ tài liệu tham khảo và tài liệu học tập cho sinh viên.

+ Về hạn chế:

- Không đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo;

- Thiếu giảng viên giỏi và giảng viên cho các nghề mới; - Trình độ của giảng viên không đồng đều;

- Hạn chế về năng lực sư phạm cũng như trình độ ngoại ngữ, tin học nên việc giảng dạy cũng như khai thác và sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại vào dạy nghề còn nhiều khó khăn.

Từ cơ sở thực tiễn trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên dạy thực hành nghề Cơ khí tại trường Đại học Công nghiệp Việt Hung.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƢỠNG NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN DẠY THỰC HÀNH NGHỀ CƠ KHÍ HỆ CAO ĐĂNG NGHỀ TẠI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT – HUNG

3.1. Định hƣớng về bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ GVDN trƣờng Đại học Công Nghiệp Việt – Hung.

Đội ngũ giảng viên dạy thực hành nghề đóng vai trò quyết định trong sự nghiệp đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có tri thức kỹ năng nghề nghiệp cao đáp ứng được với những điều kiện mới của sự phát triển ngành Cơ khí. Vì vậy, trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung đã xác định hướng phát triển từ năm 2009 đến năm 2020 như sau:

Xây dựng trường trở thành một trường đại học đạt chuẩn trong khu vực”

3.2. Mục tiêu bồi dƣỡng.

Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung hiện đang đào tạo bốn cấp trình độ: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp cung cấp nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, nhà máy trên toàn quốc như khu công nghiệp Láng Hòa Lạc, khu công nghiệp Trung Hà - Sơn Tây khu công nghiệp Bắc Thăng Long Nội Bài....và tham gia xuất khẩu lao động làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.... phục vụ cho sự phát triển của kinh tế xã hội. Trong cơ chế kinh tế xã hội hiện nay nhà trường cần xác định đào tạo “cái” mà xã hội cần chứ không đào tạo “cái” mà nhà trường có. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường đòi hỏi rất cao về lao động kỹ thuật như: Tay nghề, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, khả năng phát triển của người lao động.Vì vậy mục tiêu chính của việc bồi dưỡng GVDN cần đạt được là:

+ Nâng cao trình độ lý thuyết cho người GVDN (đạt trình độ kỹ sư) để họ nắm vững lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào quá trình thực hành.

+ Nâng cao các kỹ năng, kỹ xảo thực hành trên thiết bị, để người GVDN có thể giải quyết các công việc của một người thợ lành nghề đạt trình độ bậc thợ 5/7 trở lên.

+ Nâng cao năng lực sư phạm để tiến tới GVDN đạt trình độ sư phạm bậc II hoặc có chứng chỉ sư phạm dạy nghề để truyền thụ tri thức một cách hiệu quả nhất.

+ Nâng cao năng lực xã hội nhằm tăng uy tín đối với học sinh – sinh viên và phục vụ cho công việc GD- ĐT, đảm bảo việc đào tạo học sinh – sinh viên một cách toàn diện.

3.3. Bồi dƣỡng về trình độ chuyên môn

* Quan điểm mới yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với GVDN:

+ Nắm vững lý thuyết chuyên môn và thông thạo thực hành tay nghề.

+ Phấn đấu để GVDN phải dạy được cả lý thuyết và thực hành nghề. Đây là yêu cầu hướng tới đạt được.

Do đó có thể luân chuyển gảng viên một thời gian dạy lý thuyết một thời gian dạy thực hành. Đây chính là biện pháp buộc họ phải bồi dưỡng để nâng cao trình độ, có như vậy mới có giảng viên giỏi, kết hợp giữa lý thuyết với thực hành sẽ mang lại có hiệu quả cao trong đào tạo.

+ Đào tạo nghề theo năng lực thực hiện với phương thức dạy học tích hợp đòi hỏi giảng viên dạy nghề có trình độ chuyên môn sâu rộng, có kỹ năng thực hành, năng lực sư phạm: một mặt đó là sự nắm vững phương pháp khoa học của môn học, mặt khác là khả năng sử dụng phương pháp dạy học thích ứng với mục tiêu và nội dung có sự gắn kết giữa lý thuyết với thực hành, bên cạnh đó còn đòi hỏi giảng viên có khả năng tổ chức quá trình dạy học, tổ chức các hoạt động học tập theo logic của nhận thức kiến thức, kỹ năng và theo cấu trúc của hoạt động. Không những thế, giảng viên dạy nghề cần có các tri thức và kỹ năng để tổ chức quá trình đào tạo và quá trình dạy học theo phương thức này. Hiện nay đào tạo nghề theo môđun năng lực thực hiện đòi hỏi giảng viên có khả năng mô tả nghề, phân tích chương trình, nắm bắt đựơc các môđun, các bài, xây dựng các điều kiện để thực hiện mô đun cũng như những vấn đề kiểm tra và đánh giá các năng lực thực hiện.

Vì vậy, cần trang bị cho giảng viên dạy nghề những tri thức cần thiết, những cách thức mới của hoạt động phương pháp và tổ chức dạy học trong đào tạo nghề theo năng lực thực hiện giúp giảng viên có thể tổ chức thành công dạy và học các mô đun năng lực thực hiện.

3.3.1. Trình độ chuyên môn

Chuyên môn là yếu tố chính, không thể thiếu đối với người thầy giáo, người thầy có trình độ chuyên môn giỏi đóng vai trò quyết định trong việc hình thành những thế hệ trò giỏi. Có rất nhiều cách thức trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, tuy nhiên hiện nay phổ biến nhất vẫn là hình thức cử người đi học để nâng cao trình độ. Thông qua việc nghiên cứu tình hình thực tế, cũng như thông qua các ý kiến thăm dò, trao đổi

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên dạy thực hành nghề (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)