Các giải pháp

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho sinh viên khoa cơ khí trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 78)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.Các giải pháp

Hình 3.1. Sơ đồ các giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho sinh viên khoa Cơ khí - Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa

Các giải pháp

1. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên day học thực hành Nâng cao chất lƣợng tay nghề 2. Tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động dạy học

thực hành

3. Hoàn thiện Hoàn thiện cơ sở vật chất trang thiết bị cho dạy học

5. Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực chủ động của ngƣờihọc

4. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lƣợng dạy học thực hành

6. Tăng cƣờng mối liên hệ giữa nhà trƣờng, cơ sở đào tạo với các Doanh nghiệp, Xí nghiệp, các Cơ sở

3.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy học thực hành

3.3.1.1. Mục tiêu của giải pháp

- Nâng cao chất lƣợng chuyên môn, năng lực thực hành nghề của giáo viên. - Nâng cao năng lực nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên.

- Nâng cao về phẩm chất đạo đức, lối sống và lòng yêu nghề

3.3.1.2. Nội dung của giải pháp

Chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy học thực hành là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo tay nghề cho học sinh, sinh viên. Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lƣợng giáo viên dạy học thực hành tôi xin đề xuất một số các biện pháp sau:

Một là: Trƣớc mắt phải tạo mọi điều kiện cho các giáo viên hàng năm đƣợc đi

học nâng cao trình độ, các lớp chuyển giao công nghệ mới, các lớp nâng cao tay nghề để có đủ khả năng dạy đƣợc cả thực hành nghề vừa dạy đƣợc cả lý thuyết nghề.

Hai là: Cần có kế hoạch cụ thể về tuyển dụng giáo viên mới cho từng năm học,

việc tuyển dụng giáo viên mới cần xem xét kĩ các tiêu chí, tránh việc tuyển dụng vào rồi lại không có việc làm, dẫn đến tình trạng thừa vẫn thừa mà thiếu thì vẫn thiếu.

Ba là: Phải có kế hoạch hợp đồng giáo viên thỉnh giảng trong khi số giáo viên

cơ hữu trong nhà trƣờng chƣa đáp ứng đầy đủ.

Về chất lƣợng đội ngũ giáo viên, nhà trƣờng phấn đấu tới năm 2020 có đủ số lƣợng giáo viên, đảm bảo cơ cấu theo các ngành nghề đào tạo. Đặc biệt phải có từ 30 - 40% số giáo viên có trình độ thạc sĩ trở lên, 100% số giáo viên có trình độ đại học và cao đẳng. Phấn đấu 100% số giáo viên dạy học thực hành vừa dạy đƣợc cả thực hành nghề vừa dạy đƣợc cả lý thuyết nghề.

3.3.1.3. Cách thức tiến hành

Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy học thực hành nhà trƣờng phải chú trọng từ khâu tuyển dụng giáo viên đến bồi dƣỡng giáo viên trong quá trình công tác.

* Vấn đề tuyển dụng giáo viên dạy nghề

Trong thực tế xét về số lƣợng đội ngũ giáo viên dạy học thực hành của nhà trƣờng là tƣơng đối đầy đủ, nhƣng so với yêu cầu trong thời gian tiếp theo đến năm 2020, để đảm bảo theo tiêu chuẩn thì chắc chắn phải tuyển dụng thêm. Nguồn tuyển dụng trƣớc hết là từ bên trong tổ chức bao gồm các giáo viên đang hợp đồng thỉnh giảng đã từng tham gia công tác và giảng dạy tại nhà trƣờng. Tại sao lại phải tuyển dụng từ bên trong vì: các giáo viên đó đã có một thời gian công tác giảng dạy thực tế, cho nên họ đã từng làm quen với môi trƣờng công tác của nhà trƣờng (văn hoá tổ chức) đặc biệt là công tác chuyên môn, và các mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức. Vì vậy, ở họ có nhiều thuận lợi hơn những ngƣời đƣợc tuyển dụng từ bên ngoài, họ dễ dàng nhập cuộc, và phát triển tố chất của họ.

-Tuyển dụng từ bên ngoài

Trƣờng hợp các nguồn tuyển dụng giáo viên từ bên trong không có thì phải tuyển dụng từ bên ngoài. Tuyển dụng từ bên ngoài có mặt tích cực là nhiều nguồn và đa dạng các đối tƣợng, tạo điều kiện cho bộ phận tuyển dụng có quyền lựa chọn, sàng lọc các đối tƣợng một cách kĩ càng hơn, chất lƣợng sẽ tốt hơn.

Một điều quan trọng trong vấn đề tuyển dụng đội ngũ giáo viên dạy học thực hành nghề là phải đạt tiêu chí tay nghề, chuyên môn, kĩ năng và năng lực thực hành lên hàng đầu. Trong thực tế của nƣớc ta hiện nay vẫn còn mang nặng việc coi trọng bằng cấp, chính vì thế mà đa phần việc tuyển chọn công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nƣớc và các đơn vị sự nghiệp nói chung, giáo viên dạy nghề nói riêng đều đƣa tiêu chí bằng cấp lên hàng đầu. Khác với một số nƣớc phát triển trên thế giới, trong các vấn đề tuyển dụng, họ luôn coi trọng những ngƣời làm đƣợc việc (bất biết trình độ bằng cấp nhƣ thế nào), đó là tiêu chí đầu tiên để chọn ngƣời, vì mục đích tuyển ngƣời vào làm việc chứ không phải tuyển ngƣời có bằng cấp mà không làm đƣợc việc. Đây là một trong những quan điểm sai lệch về công tác sử dụng ngƣời ở nƣớc ta. Từ quan điểm đó cho nên việc tuyển dụng giáo viên dạy nghề thƣờng không tuyển dụng đƣợc những ngƣời có tay nghề cao, dẫn đến chất lƣợng giáo viên dạy nghề phần lớn yếu về kỹ năng thực hành. Một lý do rất đơn giản là đại đa số những ngƣời có tay nghề cao thƣờng không hoặc chƣa có điều kiện để học tập nâng cao trình độ văn hoá, do vậy xét về trình độ bằng cấp thì họ luôn bị thiệt thòi. Cho nên cần phải thay

đổi ngay tƣ duy trong công tác tuyển dụng giáo viên dạy nghề, chính là phải đặt tiêu trí tay nghề chuyên môn lên hàng đầu, có nhƣ vậy thì chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy nghề mới đảm bảo, và chất lƣợng đào tạo tay nghề cho học sinh mới đƣợc nâng cao.

Trong trƣờng hợp khi mà cả hai đối tƣợng đều có trình độ chuyên môn tay nghề ngang nhau, thì dĩ nhiên phải chọn ngƣời có trình độ bằng cấp cao hơn, và cái tiêu trí bằng cấp lúc này đặt lên hàng đầu mới đƣợc hợp lý.

* Vấn đề đào tạo và bồi dưỡng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc đào tạo và bồi dƣỡng để nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên dạy học thực hành nghề nói riêng là một trong những nhiệm vụ đối với các nhà trƣờng, các cơ sở đào tạo và dạy nghề. Vấn đề bồi dƣỡng và nâng cao trình độ có rất nhiều nội dung, nhiều hình thức, nhƣng đào tạo và bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên dạy học thực hành cần phải quan tâm tới một số vấn đề nhƣ sau:

- Bồi dưỡng về năng lực nghiệp vụ sư phạm

Thƣờng thƣờng đội ngũ giáo viên dạy nghề chỉ đƣợc đào tạo về nghiệp vụ sƣ phạm qua các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn, họ không đƣợc học ở các Trƣờng Cao đẳng hay Đại học Chính quy. Chính vì thế năng lực sƣ phạm của họ còn nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng này nhà trƣờng cần phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng kiến thức về năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề đặc biệt là giáo viên dạy thực hành. Bằng các hình thức gửi họ đi học tại các lớp chính quy, hoặc mở các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn cho những ngƣời yếu về năng lực sƣ phạm.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, sự tăng trƣởng nhanh về tri thức loài ngƣời, với nền kinh tế tri thức giáo viên dạy nghề cần phải đẩy mạnh việc tự học tập, tự nghiên cứu nâng cao trình độ văn hoá. Mặt khác nhƣ đã trình bày ở chƣơng II, hạn chế của đội ngũ giáo viên dạy thực hành về trình độ văn hoá chƣa đạt chuẩn. Nhƣng ở họ có cái mạnh là có tay nghề, trình độ kỹ năng thực hành, đây là cái cần đối với giáo viên dạy nghề, mà trình độ tay nghề không phải cứ đào tạo trong vài ba năm là đƣợc ngay. Trong thực thế có ngƣời phải mất cả chục năm hay cả cuộc đời mới thành nghệ nhân. Do vậy cần phải có kế hoạch bố trí, sắp xếp, tạo điều kiện cho họ đƣợc đi học để nâng cao trình độ.

Ngoài ra để tiếp cận với các phƣơng tiện thiết bị giảng dạy mới, công nghệ sản xuất hiện đại thì giáo viên cũng cần phải đƣợc học tập để nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ.

- Bồi dưỡng về chuyên môn, năng lực thực hành nghề

Trong số đội ngũ giáo viên dạy nghề, có những ngƣời đã đƣợc tuyển dụng sinh viên từ các trƣờng sƣ phạm dạy nghề sau khi tốt nghiệp. Số giáo viên này phần lớn về kỹ năng sƣ phạm thì rất tốt, nhƣng lại yếu về kỹ năng thực hành nghề, tay nghề chuyên môn. Muốn họ trở thành giáo viên dạy nghề tốt thì việc bồi dƣỡng nâng cao về chuyên môn và năng lực thực hành nghề là điều cần thiết. Trƣớc hết nhà trƣờng cần phải rà soát, sát hạch tay nghề một cách thƣờng xuyên bằng các hình thức nhƣ: tổ chức hội thi tay nghề giáo viên, thi nâng bậc… nếu những ai chƣa đảm bảo, chƣa đạt thì nhà trƣờng mở lớp bồi dƣỡng nâng cao tay nghề cho họ hoặc bố trí cho họ đi học bổ túc tay nghề tại các cơ sở sản xuất.

- Bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, lối sống và lòng yêu nghề

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng I, những yêu cầu về phẩm chất đạo đức đối với ngƣời thầy là rất quan trọng và cấn thiết. Bởi vì: ngƣời thầy hay ngƣời giáo viên phải luôn luôn là tấm gƣơng sáng để học sinh noi theo. Phẩm chất đạo đức và lối sống của giáo viên góp phần củng cố, nâng cao uy tín đối với học sinh. Chính vì thế đã là ngƣời giáo viên thì bắt buộc phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, có lối sống chân thành và lành mạnh. Chỉ khi nào có đƣợc những phẩm chất nhƣ thế ngƣời thầy mới có thể giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ trở thành con ngƣời lao động mới. Chỉ có ngƣời thầy mẫu mực mới tạo đƣợc niềm tin cho học sinh. Niềm tin là cơ sở để hình thành tính tích cực cho tuổi trẻ, để họ biết lao động sáng tạo, biết đấu tranh với những sai trái có hại cho xã hội và những ngƣời khác. Do vậy, việc bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức lối sống cho đội ngũ giáo viên trong đó có đội ngũ giáo viên dạy học thực hành là rất quan trọng, phải đƣợc bồi dƣỡng một cách thƣờng xuyên, liên tục. Kiên quyết không vì một lý do gì mà để những ngƣời kém về phẩm chất đạo đức và lối sống đứng trong hàng ngũ của đội ngũ giáo viên.

Lòng yêu nghề đối với đội ngũ giáo viên dạy học thực hành nghề là một trong những yêu cầu không thể thiếu, vì thầy có yêu nghề thì mới thật tâm, nhiệt tình, nhiệt

huyết với nghề, với công việc. Chính vì thế cần phải bồi dƣỡng lòng yêu nghề cho họ, tạo mọi điều kiện về vật chất cũng nhƣ tinh thần, đảm bảo cho họ ổn định về thu nhập, nâng cao mức sống gia đình để họ yên tâm công tác, gắn bó với nghề, với công việc.

3.3.4.4. Điều kiện thực hiện

Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo nhà trong việc tuyển chọn và bồi dƣỡng đội ngủ giảng viên.

3.3.2. Giải pháp 2: Tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành

3.3.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Nhằm quản lý tốt việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra việc thực hiện trong quá trình dạy thực hành nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học, từ đó nâng cao chất lƣợng đào tạo tay nghề cho học sinh.

3.3.2.2. Nội dung của giải pháp

- Quản lý công tác lập kế hoạch dạy học thực hành.

- Quản lý công tác tổ chức thực hiện việc dạy học thực hành. - Quản lý công tác chỉ đạo thực hiện dạy học thực hành.

- Quản lý công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện dạy học thực hành

3.3.2.3. Cách thức tiến hành

Trong mọi tổ chức nói chung, quản lý là một công việc rất quan trọng, nó góp phần định hƣớng cho tổ chức đó có sự thống nhất và đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức đề ra. Trong công tác quản lý bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra việc thực hiện.

Muốn nâng cao đƣợc chất lƣợng đào tạo tay nghề cho học sinh cần phải phối hợp đồng bộ nhiều các giải pháp, trƣớc hết cần phải tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành trong nhà trƣờng. Vì hoạt động dạy và hoạt động học cũng nhƣ các hoạt động khác liên quan đều phải đƣợc quản lý một cách chặt chẽ, đó chính là công tác quản lý hoạt động dạy học trong các trƣờng nghề có việc quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề.

Trƣớc hết trong thời gian tới phòng Tổ chức và lãnh đạo nhà trƣờng sẽ phải rà soát và bố trí sắp xếp lại nhân sự trong các bộ phận, phòng, khoa sao cho phù hợp để phát huy đƣợc sức mạnh của mọi thành viên trong các đơn vị nhà trƣờng.

Công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành trong nhà trƣờng không chỉ giao phó cho các khoa đào tạo nghề mà có cần sự phối hợp của tất cả các phòng khoa chuyên môn khác, kể cả Ban giám hiệu nhà trƣờng. Để quản lý tốt các hoạt động thực hành cần phải phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho các bộ phận thành viên. Mỗi cá nhân, mỗi bộ phận thành viên phải đƣợc giao trách nhiệm quản lý một mảng, trong đó phải tách bạch rõ ràng và cụ thể ai là ngƣời chịu trách nhiệm chính. Trong ban giám hiệu phải có một thành viên chuyên phụ trách mảng dạy học thực hành, phải theo dõi và giám sát việc thực hiện của các thành viên và các bộ phận, thông thƣờng ngƣời đó chính là Phó hiệu trƣởng phụ trách về đào tạo. Hàng tháng các thành viên và các bộ phận (các khoa đào tạo nghề) có trách nhiệm báo cáo về hoạt động dạy học thực hành của đơn vị mình cho ngƣời phụ trách nắm đƣợc tình hình để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Trong quá trình quản lý cần thực hiện và giải quyết tốt một số các biện pháp sau đây:

* Lập kế hoạch dạy học thực hành

Việc lập kế hoạch chung trƣớc hết cần xác định và trả lời cho các câu hỏi: + Làm cái gì, tại sao? Đó là công việc gì? (what/ why).

+ Làm ở đâu, tại sao? về không gian (where/ why). + Làm với ai, tại sao? về con ngƣời (who/why). + Làm khi nào, tại sao? về thời gian (when/why).

+ Làm nhƣ thế nào, tại sao? về phƣơng tiện nguồn lực (how/why). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kế hoạch và tiến độ dạy học thực hành chung cho toàn trƣờng phải đƣợc phòng đào tạo lập theo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cho cả năm học, khoá học. Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trƣờng, dựa vào đặc điểm tình hình của từng đơn vị, trƣởng các khoa đào tạo nghề lập kế hoạch chi tiết triển khai cụ thể cho đơn vị mình.

Việc lập kế hoạch dạy học thực hành cho từng tuần, tháng, học kỳ và năm học phải sát với thực tế và phải có tính khả thi. Ngƣợc lại, kế hoạch lập nên không chuẩn xác, không sát với thực tế thì dễ gây lộn xộn trong quá trình tổ chức thực hiện và sẽ có nhiều vƣớng mắc, nhiều phát sinh.

Giáo viên căn cứ vào sự phân công nhiệm vụ của tổ bộ môn, khoa chuyên môn, đƣợc thể hiện qua bản kế hoạch giáo viên để lập kế hoạch công tác giảng dạy của cá

nhân, có thể là kế hoạch tuần, kế hoạch tháng. Trong kế hoạch của giáo viên phải thể hiện đƣợc những công việc cần làm và phải làm trong tuần hoặc trong tháng, cụ thể là

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho sinh viên khoa cơ khí trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 78)