Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho sinh viên khoa cơ khí trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 70)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2.Những tồn tại và nguyên nhân

Với đặc điểm là một trƣờng trải qua hơn 50 năm xây dựng và trƣởng thành, đội ngũ gíáo viên trong những năm qua đã đƣợc nhà trƣờng quan tâm đầu tƣ cả về chất cũng nhƣ về lƣợng, tuy nhiên vẫn chƣa đáp ứng đƣợc tình tình thực tế. Đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lƣợng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng, về trình độ và bất cập về cơ cấu đội ngũ.

Nhà trƣờng hiện nay còn thiếu nhiều giảng viên có học hàm, học vị cao, đặc biệt hiện nay đó là sự thiếu hụt về đội ngũ giảng viên đầu đàn có thâm niên, có kinh nghiệm công tác ở một số ngành đào tạo. Bên cạnh đó còn có sự bất hợp lý giữa cơ cấu với nhiệm vụ đƣợc giao. Một số khoa, ngành nghề về cơ bản đã có đội ngũ giảng viên phù hợp và đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ nhƣng một số khoa, ngành hiện nay số lƣợng giảng viên đạt chuẩn chƣa đủ về số lƣợng, thậm chí ở một vài bộ môn sẽ xẩy ra một vài tình trạng thiếu hụt khi đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm nghỉ chế độ nếu không có giải pháp thiết thực.

Trƣớc tình hình và nhiệm vụ mới đƣợc giao đặc biệt trƣớc những đòi hỏi, thách thức mới của thị trƣờng nguồn nhân lực, sự cạnh tranh trong đào tạo bên cạnh vấn đề cần phải củng cố các ngành nghề đào tạo truyền thống thì nhà trƣờng cần phải tiếp tục mở thêm các ngành đào tạo mới để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động. Chính vì vậy đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên năng động, đủ về số lƣợng, hợp lý về cơ cấu bộ môn và mạnh về chất lƣợng để củng cố nhà trƣờng, hoàn thiện nhiệm vụ đƣợc giao.

Hiện nay có nhiều giáo viên trong đó phần lớn là giáo viên tuổi cao, không có điều kiện đi học chuyển đổi hoặc nâng cao trình độ, vì thế trong số giáo viên này phần lớn bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ cũng nhƣ trình độ tin học. Trong quá trình công tác và giảng dạy, khi tiếp cận với các phƣơng tiện thiết bị hiện đại còn nhiều lúng túng, gây không ít khó khăn đến công tác chuyên môn. Do vậy chất lƣợng giảng dạy đặc biệt

là chất lƣợng dạy học thực hành nghề thấp, chƣa đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động ngoài xã hội.

Thiết bị giảng dạy trong nhà trƣờng tuy đã đƣợc lãnh đạo nhà trƣờng và cấp trên hết sức quan tâm, đầu tƣ theo mục tiêu chƣơng trình hàng năm. Có nhiều loại máy móc thiết bị không có phụ tùng và linh kiện thay thế, dẫn đến chỉ dùng song không có dụng cụ thay thế thì lại để máy bỏ không. Trong vấn đề này, nhà trƣờng không đƣợc quyền tự chủ động mua sắm những trang thiết bị máy móc cần thiết để sử dụng một cách có hiệu quả, mà hoàn toàn phụ thuộc vào cấp trên, cấp có thẩm quyền cấp phát nguồn kinh phí cho việc này. Đặc biệt là trƣờng không có những chuyên gia giỏi để hƣớng dẫn sử dụng và bảo dƣỡng các thiết bị máy móc đó, mà hƣớng dẫn thực hành máy lại là các giáo viên dạy thực hành nghề đảm nhiệm.

Từ lý do đó cho nên các máy móc thiết bị mua sắm về không đƣợc sử dụng một cách triệt để có hiệu quả, nhiều máy móc không sử dụng đến do kém chất lƣợng, không phù hợp với công nghệ hiện đại. Chính vì vậy cần phải có biện pháp tăng cƣờng cơ sở vật chất trang thiết bị giảng dạy tiên tiến, hiện đại đảm bảo để góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học thực hành nghề trong nhà trƣờng.

Nội dung dạy học trong nhà trƣờng mang tính cứng nhắc, thiếu linh hoạt và tính thực tiễn, chậm thay đổi với sự thay đổi ở ngoài xã hội và yêu cầu của ngƣời học. Chƣa thích ứng đƣợc với các loại hình đào tạo, các ngành nghề đào tạo ở ngoài xã hội, chƣa quan tâm chú trọng đến việc đào tạo theo yêu cầu của ngƣời học, mà chỉ đào tạo những gì mà nhà trƣờng có. Trong quá trình dạy học thƣờng nặng về việc truyền thụ kiến thức, chƣa quan tâm đúng mức đến việc truyền thụ kỹ năng thực hành nghề... dẫn đến tay nghề của học sinh, sinh viên không cao, các cơ sở, Doanh nghiệp sử dụng lao động vẫn phải mất thời gian để đào tạo lại.

Phƣơng pháp dạy học thực hành nghề còn mang nặng phƣơng pháp truyền thống, thầy rót kiến thức, trò tiếp nhận theo một chiều, chƣa thực sự áp dụng những phƣơng pháp dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm, trong đó thầy giữ vai trò chủ đạo, tổ chức hƣớng dẫn việc tiếp thu kiến thức cho ngƣời học... vẫn còn nhiều ngƣời quan niệm rằng: trong giảng dạy có sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại tức là đã

dùng phƣơng pháp giảng dạy mới, đây là một sai lầm lớn trong việc nhận thức thế nào là phƣơng pháp dạy học mới.

Công tác kiểm tra và đánh giá chất lƣợng dạy học chƣa đổi mới và chƣa thực sự đúng mực. Trong khi đó căn bệnh thành tích vẫn còn phổ biến ở một số cơ quan trƣờng học và một số tƣ duy của cán bộ lãnh đạo. Do vậy, các cấp, các ngành, các nhà trƣờng cùng nhau nâng chất lƣợng lên cao để báo cáo về thành tích của cơ quan, nhà trƣờng với cấp trên. Từ đó làm cho các bộ cấp cơ sở luôn chạy theo thành tích, nếu cấp dƣới không đạt thành tích thì cấp trên cũng bị mất thành tích, do vậy cứ thế bảo nhau báo cáo thật hay, thành tích năm nay cao hơn năm trƣớc để khỏi bị cấp trên chê trách, vì làm ảnh hƣởng đến thành tích của cấp trên. Việc kiểm tra đánh giá chất lƣợng vẫn còn tình trạng „„vừa đá bóng vừa thổi còi‟‟, nhà trƣờng tự tổ chức và đào tạo, nhà trƣờng tự tổ chức thi và kiểm tra, nhà trƣờng tự đánh giá kết quả. Mặt khác nhà trƣờng chƣa xây dựng đƣợc bộ đánh giá chuẩn về chất lƣợng, nội dung kiểm tra đánh giá chƣa bám sát với mục tiêu đề ra. Đó là chƣa kể đến việc xây dựng các mục tiêu chƣơng trình đào tạo trong nhà trƣờng đôi khi chƣa phù hợp, chƣa có tính khả thi.

Một nguyên nhân quan trọng nữa dẫn đến chất lƣợng tay nghề học sinh học nghề chƣa đƣợc nâng cao, đó là trong quá trình đào tạo nghề hiện nay ở các cơ sở đào tạo nghề và các trƣờng dạy nghề chƣa thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của việc tạo mối liên hệ giữa nhà trƣờng, cơ sở đào tạo tay nghề với các doanh nghiệp, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất ngoài xã hội. Chƣa vận dụng nguyên lý: „„học đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn‟‟ trong nhà trƣờng. Quá trình dạy học thực hành giáo viên chƣa gắn kết các bài học của học sinh trong nhà trƣờng với các sản phẩm ngoài thị trƣờng và xã hội đang cần. Trong quá trình giảng dạy phần lớn giáo viên ít tìm tòi sáng tạo, ít thay đổi các mẫu mã mới để làm cho bài học của học sinh hôm nay sẽ trở thành các sản phẩm mà thị trƣờng khách hàng, ngoài xã hội đang cần và đang ƣa chuộng.

Một vấn đề nữa là quá trình dạy học trong nhà trƣờng vẫn còn một khoảng cách khá xa đối với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp ngoài xã hội. Bởi một lẽ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ngoài xã hội họ phải luôn luôn thay đổi để thích ứng với thị trƣờng, với mọi sự thay đổi của xã hội nhằm tồn tại và phát triển. Đó là quy luật của sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng. Từ chỗ đó họ luôn luôn tìm cách để

thay đổi công nghệ sản xuất, thay đổi mẫu mã hàng hoá, kể cả thay đổi phƣơng thức, hình thức hoạt động kinh doanh sản xuất. Trong khi đó ở nhà trƣờng, công nghệ dạy học, trang thiết bị máy móc, nội dung và phƣơng pháp dạy học... tất cả những cái đó, lẽ ra nhà trƣờng phải biết đón đầu và đi trƣớc một bƣớc so với thực tiễn ngoài xã hội, nhƣng thực tế toàn ngƣợc lại, có nghĩa là nhà trƣờng luôn chạy sau.

Trong quá trình dạy học, nhất là dạy học thực hành, điều quan trọng là phải tổ chức cho học sinh, sinh viên học nghề đƣợc đi thực tế xâm nhập vào các Cơ sở sản xuất, các Doanh nghiệp để học sinh có điều kiện tiếp xúc và làm quen dần với thực tế môi trƣờng sản xuất, các công việc, nghề nghiệp cụ thể của ngƣời công nhân mà sau này các em phải tiếp xúc làm quen với các dây chuyền công nghệ, máy móc trang thiết bị hiện đại tiên tiến mà trong nhà trƣờng chƣa có.

Những vấn đề nêu trên là những tồn tại trong công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề của Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa. Chính vì thế đa phần học sinh học nghề khi ra trƣờng các cơ sở sử dụng lao động vẫn phải mất một thời gian nhất định để đào tại lại, bởi một lẽ nhiều công việc ngoài xã hội họ không đƣợc nhà trƣờng đào tạo và huấn luyện, chƣa gắn việc đào tạo với việc sử dụng lao động.

Kết luận chƣơng II

Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành tại khoa Cơ khí Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa, tác giả rút ra một số kết luận nhƣ sau:

Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa có: Chức năng đào tạo lao động kỹ thuật có trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề. Đào tạo sơ cấp, đào tạo bồi dƣỡng và nâng cao trình độ Cán bộ và Công nhân kỹ thuật, kiểm tra nâng bậc Công nhân kỹ thuật cho các Doanh nghiệp, các Cơ sở sản xuất.

Trong công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành, đội ngũ cán bộ quản lý của các khoa, phòng, trung tâm nhiệt tình có trách nhiệm cao, đội ngũ giảng viên yêu ngành nghề, luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ năng lực sƣ phạm.

Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành tại Khoa Cơ khí - Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa còn một số tồn tại. Vì vậy cần phải đề ra các giả pháp quản lý có tính khoa học, đồng bộ, khả thi nhằm phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt hạn chế. Để đƣa công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành ngày càng tốt hơn góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo tay nghề.

Các nghiên cứu thực trạng nên trên tai khoa Cơ khí - Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa vừa là luận cứ thực tiễn, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận trình bày ở chƣơng I, vừa là luận cứ để đề ra các giải pháp hữu hiệu, tối ƣu, khoa học mang tính khả thi, để thực hiện tốt hơn trong công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành. Từ đó có phƣơng pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành chuyển biến một bƣớc về chất góp phần nâng cao kết quả đào tạo tay nghề cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp phát triển chung của đất nƣớc.

Trên cơ sở lý luận của chƣơng I và thực trạng ở chƣơng II. Tác giả xin đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành tại khoa Cơ khí - Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đƣợc trình bày ở chƣơng III dƣới đây.

CHƢƠNG III

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH Ở KHOA CƠ KHÍ TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA 3.1. Định hƣớng chung phát triển nhà trƣờng từ nay đến năm 2020

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nền kinh tế tri thức đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực GD - ĐT nói riêng. Nó đòi hỏi ngƣời lao động từ các nhà quản lý cho đến công nhân lành nghề ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế phải đƣợc đào tạo dƣới một hình thức nhất định, có kiến thức, chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng và kinh nghiệm, nắm bắt đƣợc những biến đổi của Khoa học - Công nghệ đang diễn ra rất nhanh chóng. Ở nƣớc ta hiện nay phần đông là lao động chƣa qua đào tạo, tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, mới đạt khoảng 30% trong tổng số nguồn lao động cả nƣớc, trong khi mục tiêu đặt ra đến năm 2015 đạt 40% và năm 2020 kết thúc quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là 60%. Xuất phát từ yêu cầu đó vai trò của GD - ĐT mà trong đó đội ngũ giáo viên (đặc biệt là đội ngũ giáo viên ở các trƣờng ĐH, CĐ, THCN, và dạy nghề, các trƣờng đào tạo cán bộ quản lý giáo dục…) đóng vai trò là nòng cốt có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nƣớc. Để gánh vác đƣợc vai trò to lớn đó đội ngũ giáo viên Trƣờng CĐNCN Thanh Hóa nói riêng và trong các đơn vị đào tạo nói chung cần phải phát triển, cần đƣợc trang bị sâu rộng những kiến thức cần thiết, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý cao, có phẩm chất chính trị, đạo đức… đảm bảo đủ về số lƣợng, phù hợp với cơ cấu loại hình nhân lực, nhất là loại hình nhân lực GD - ĐT ở những lĩnh vực, ngành quan trọng nhƣ: Tin học, Công nghệ, Kỹ thuật, Quản lý hoặc đội ngũ nguồn nhân lực GD - ĐT ở những ngành nghề đang cần thiết khác… Nhằm đáp ứng tốt, kịp thời những yêu cầu trong mỗi giai đoạn của quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá và tiếp cận kinh tế tri thức đang đặt ra.

Theo phƣơng hƣớng phát triển chung đó, định hƣớng phát triển của Trƣờng CĐNCN Thanh Hóa đang đứng trƣớc nhiều sức ép và thách thức mới trong giai đoạn 2015 – 2020:

- Thực hiện đào tạo ở ba cấp trình độ : Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, và Sơ cấp nghề, cung cấp đủ nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nƣớc.

- Không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo và hiệu quả quá trình đào tạo. Hiện đại hoá cơ sở vật chất, điều kiện và phƣơng tiện dạy học.

- Xây dựng đội ngũ CBQL và Giáo viên của nhà trƣờng đủ về số lƣợng, đồng bộ và đạt chuẩn hoá, có lòng yêu nghề và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới nội dung, phƣơng pháp và phƣơng tiện, trang thiết bị dạy học.

- Tăng cƣờng mối liên kết giữa nhà trƣờng và các cơ sở sản xuất, dịch vụ. Xây dựng và hình thành hệ thống thông tin đào tạo nhƣ nhu cầu của thị trƣờng lao động. Đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

3.2.1. Nguyên tắc : Đảm bảo tính phù hợp

Đảm bảo tính phù hợp đó là nguyên tắc quan trọng khi đƣa ra các biện pháp phải phù hợp với thực tế phát triển của nhà trƣờng, phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội, phù hợp với chủ chƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về sự phát triển giáo dục hiện nay. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định : « Đổi mới phƣơng pháp dạy và học, phải phát huy tƣ duy sáng tạo và năng lực từ đào tạo của ngƣời học, coi trọng thực hành, thí nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức … »

Mục tiêu phát triển giáo dục là : Tạo bƣớc chuyển biến cơ bản về chất lƣợng giáo dục theo hƣớng tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới. Ƣu tiên phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là chú trọng nhân lực khoa học – công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề. Đổi mới nội dung, phƣơng pháp, chƣơng trình giáo dục các bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và đổi mới

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho sinh viên khoa cơ khí trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 70)