Những nội dung công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành tác động đến

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho sinh viên khoa cơ khí trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.6. Những nội dung công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành tác động đến

chất lƣợng dạy học thực hành ở Trƣờng Cao đẳng nghề

1.6.1. Quản lý nội dung, kế hoạch, chương trình dạy học thực hành

Quản lý nội dung kế hoạch giảng dạy thực hành là một biện pháp quan trọng trong quá trình đào tạo nhằm bảo đảm chất lƣợng và mục tiêu đào tạo về mặt kỹ thuật và chuyên môn, thƣờng gọi là công tác giáo vụ bao gồm:

- Quản lý thực hiện kế hoạch, tiến độ, thời gian và các hoạt động giảng dạy, học tập và các hoạt động khác.

- Quản lý nội dung, kế hoạch giảng dạy, học tập thực hành. - Quản lý hoạt động thực tập tay nghề.

1.6..1.1. Quản lý thực hiện tiến độ

Tức là theo dõi, điều độ để đảm bảo hoạt động giảng dạy, học tập, lao động, thể dục, quân sự, đƣợc thực hiện đủ nội dung và thời gian qui định, bảo đảm cho khoá học kết thúc đúng thời gian không bị kéo dài. Căn cứ để theo dõi là bảng tiến độ năm học và lịch học tập toàn khoá. Trong quá trình triển khai thực hiện tiến độ trên thực tế có thể do điều kiện khách quan mà tiến độ có thể bị thay đổi. Vì vậy, ngƣời quản lý phải hết sức nhạy bén, chủ động, một mặt phải giữ vững đƣợc các qui định đã ghi trong kế hoạch đào tạo , mặt khác phải tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi bảo đảm cho đào tạo đạt đƣợc kết quả cao, không đƣợc cắt xén tuỳ tiện chƣơng trình và thời gian đào tạo đào tạo .

1.6..1.2. Quản lý nội dung giảng dạy thực hành

Yêu cầu của công tác quản lý là tổ chức và điều khiển để thực hiện đúng và tốt các chƣơng trình môn học để đảm bảo khối lƣợng và chất lƣợng kiến thức cho học sinh theo đúng với mục tiêu đào tạo, làm cho học sinh tích cực học tập, lao động biến kiến thức truyền thụ của thầy giáo thành kiến thức của mình từ đó vận dụng vào thực tiễn.

1.6..1.3. Quản lí hoạt động thực tập tay nghề

Trong thực hành nghề thì công tác quản lý phải tận dụng mọi điều kiện sẵn có, bám sát tình hình sản xuất, nhu cầu của các Doanh nghiệp để đảm bảo cho học sinh đƣợc thực tập đầy đủ 3 khâu: Thực tập nghề liên quan, thực tập nghề chuyên môn và thực tập kết hợp với sản xuất để làm tốt điều này cần phải xây dựng đƣợc đề cƣơng thực tập, lựa thầy có kinh nghiệm, có tay nghề cao hƣớng dẫn hoặc ký kết với các Doanh nghiệp, Nhà máy, Công ty hợp đồng kèm cặp.

1.6.2. Quản lý hoạt động giảng dạy của Giáo viên

Quản lý giảng dạy của Giáo viên có nghĩa là một mặt nâng cao nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và phƣơng pháp giảng dạy của Giáo viên, mặt khác hƣớng dẫn kiểm tra đôn đốc, để giáo viên hoàn thành đầy đủ các khâu trong qui định về nhiệm vụ của ngƣời Giáo viên.

Nội dung quản lý bao gồm:

- Tổ chức cho Giáo viên nghiên cứu quán triệt nguyên lý phƣơng châm, đƣờng lối giáo dục của Đảng và Nhà Nƣớc, vị trí của công tác đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nƣớc.

- Đôn đốc và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, nội dung giảng dạy các môn học và phƣơng pháp giảng dạy của Giáo viên: Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch thời gian, khối lƣợng và kiến thức; Kiểm tra việc thực hiện các bƣớc lên lớp, phƣơng pháp giảng dạy và nội dung kiến thức giảng dạy của Giáo viên; Thƣờng xuyên kiểm tra việc ghi chép sổ sách mẫu biểu giáo vụ nhƣ sổ ghi đầu bài, sổ tay giáo viên, sổ tay giáo viên chủ nhiệm, các phiếu ghi điểm, các báo cáo... qua đó đối chiếu với chƣơng trình và tiến độ môn học để xem xét quá trình giảng dạy của Giáo viên; Dự lớp để theo dõi kiểm tra phát hiện tình hình. Trong quá trình dự giờ phải phân tích các nội dung yêu cầu về bài giảng lý thuyết và yêu cầu về bài giảng thực hành và đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi lần dự giờ của Giáo viên.

- Bồi dƣỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ Giáo viên: Thông qua việc học tập, trao đổi kinh nghiệm thực tế, hội giảng Giáo viên dạy giỏi các cấp; Bồi dƣỡng về nâng cao nghiệp vụ cho Giáo viên về phƣơng pháp giảng dạy, nghiên cứu các tài liệu, gửi đi đào tạo, bồi dƣỡng...

1.6.3. Quản lý hoạt động học của sinh viên

Yêu cầu của công tác quản lý là làm cho học sinh hăng hái tích cực trong lao động, học tập, phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Hiện nay một số học sinh cũng nhƣ một số gia đình quá thiên về học để có bằng cấp mà bỏ qua mục tiêu học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm ngƣời để phát triển cho nên không có mục tiêu học tập rõ ràng, cho nên xảy ra hiện tƣợng học tủ, học lệch, học thêm tràn lan, hiện tƣợng dạy học theo kiểu áp đặt, chủ yếu là để thi đỗ. Chính vì vậy trong quá trình dạy học đặc biệt là dạy thực hành rèn kỹ năng và năng lực hành nghề công tác quản lý rất quan trọng.

Nội dung quản lý bao gồm:

- Xây dựng động cơ, thái độ đúng đắn cho học sinh, điều này rất quan trọng vì học sinh học nghề với đối tƣợng đầu vào nhƣ hiện nay về trình độ văn hoá đại đa số là yếu do mới học hết trung học cơ sở hoặc do không thi đỗ vào các Trƣờng Đại học, Cao đẳng nên ngại học lý thuyết, cho lý thuyết là không quan trọng, cứ rèn tay nghề giỏi là đƣợc. Do nhận thức lệch lạc nên chất lƣợng học tập bị hạn chế, học sinh giỏi không nhiều. Cho nên trong công tác quản lý phải quán triệt với đội ngũ Giáo viên để trong quá trình giảng dạy, Giáo viên phải có sự liên hệ chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn để học sinh hiểu đƣợc bản chất của vấn đề cần làm.

- Quản lý việc chấp hành chế độ qui định của học sinh, trong công tác quản lý phải quán triệt cho học sinh những qui định, qui chế về đào tạo nhƣ qui chế tuyển sinh, qui chế kiểm tra, xét lên lớp, xét công nhận tốt nghiệp, các văn bản qui phạm pháp luật của nhà nƣớc

- Quản lý việc tự học của học sinh, đôn đốc Giáo viên thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra bài thƣờng xuyên, định kỳ và kết thúc môn học.

- Hàng tháng và định kì phải nắm vững tình hình học tập, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

1.6.4. Công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học thực hành của sinh viên

Kiểm tra là quá trình xác định mục đích, nội dung, lựa chọn phƣơng pháp, tập hợp số liệu, bằng chứng để xác định mức độ đạt đƣợc của ngƣời học trong quá trình học tập rèn luyện và phát triển.

- Đánh giá là quá trình có hệ thống cho việc thu thập dữ liệu, chứng cứ, phân tích, đƣa ra những thông tin chuẩn làm thƣớc đo cho các kết quả.

- Kiểm tra đánh giá là một trong những khâu cơ bản của quá trình đào tạo nhằm thúc đẩy dạy và học đạt kết quả tốt. Quản lý kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả đào tạo của trƣờng đƣợc thực hiện trên cả hai đối tƣợng là GV và HS-SV.

Kiểm tra và đánh giá kết quả thành tích học tập của học sinh là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá có quan hệ hữu cơ với quá trình dạy học. Đánh giá là động lực thúc đẩy tích cực hoạt động dạy học và là công cụ đo trình độ ngƣời học. Qua kiểm tra đánh giá giúp cho các nhà quản lý điều chỉnh, cải tiến nội dung chƣơng trình, kế hoạch dạy học đồng thời giúp Giáo viên luôn đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học.

Những yêu cầu cơ bản của việc đánh giá kết quả học tập của học sinh gồm: - Đảm bảo việc đánh giá là đánh giá kết quả đạt được mục tiêu giáo dục. Đây là yêu cầu cơ bản nhất và quan trọng nhất của đánh giá kết quả học tập của HS và đó chính là độ giá trị của đánh giá. Không đạt yêu cầu này thì coi nhƣ cả quá trình đánh giá là không đạt.

- Đảm bảo tính khách quan. Yêu cầu đảm bảo tính khách quan của đánh giá kết quả học tập của HS vừa đòi hỏi kết quả đánh giá phải phản ánh đúng kết quả lĩnh hội kiến thức và kĩ năng của HS vừa đòi hỏi kết quả đánh giá không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của những ngƣời đánh giá. Thực hiện đƣợc yêu cầu này không những nhằm thu đƣợc những thông tin phản hồi chính xác mà còn đảm bảo đƣợc sự công bằng trong đánh giá, vốn là một trong những yêu cầu có ý nghĩa giáo dục và xã hội to lớn.

- Đảm bảo tính công khai. Đảm bảo tính công khai trong đánh giá kết quả học tập của HS từ khâu chuẩn bị tiến hành đến khâu công bố kết quả không những có ý nghĩa giáo dục mà còn có ý nghĩa xã hội, thể hiện tính dân chủ cũng nhƣ góp phần hạn chế tiêu cực trong giáo dục.

Bốn yêu cầu cơ bản trên có thể dùng làm thƣớc đo giá trị của việc đánh giá kết quả học tập của HS. Ngoài ra, cần phải bảo đảm ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá kết quả nhƣ sau:

- Đối với Giáo viên: Xác định đƣợc thành tích và thái độ của từng học sinh học nghề và của toàn bộ lớp học, qua đó phân tích nguyên nhân của những kết quả thu đƣợc từ đó tìm ra biện pháp để cải tiến công tác sƣ phạm.

- Đối với học sinh học nghề: Họ tự xác định đƣợc sự hiểu biết và năng lực của chính mình so với yêu cầu đặt ra trong chƣơng trình giáo dục.

- Đối với ngƣời quản lý giáo dục: Rút ra đƣợc những trọng tâm của công tác giáo dục và giáo dƣõng ở cơ sở đào tạo của mình từ đó có những biện pháp trong công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động đào tạo của trƣờng.

1.7. Những nhân tố tác động đến quá trình quản lý hoạt động dạy học thực hành ở Trƣờng Cao đẳng nghề

1.7.1. Cơ chế, chính sách trong công tác quản lý hoạt động dạy học

1.7.1.1. Yếu tố cơ chế chính sách của Nhà Nước

Cơ chế chính sách của Nhà Nƣớc ảnh hƣởng rất lớn tới sự phát triển đào tạo nghề cả về quy mô ; Cơ cấu và cả chất lƣợng đào tạo nghề. Cơ chế chính sách của Nhà Nƣớc tác động tới chất lƣợng đào tạo nghề thể hiện ở các khía cạnh sau :

- Khuyến khích hay kìm hãm cạnh tranh nâng cao chất lƣợng. Có tạo ra môi trƣờng bình đẳng cho cơ sở đào tạo nghề cùng phát triển nâng cao chất lƣợng không ?

- Khuyến khích hay kìm hãm huy động các nguồn lực để cải tiến nâng cao chất lƣợng.

- Khuyến khích hoặc hạn chế các cơ sở đào tạo nghề mở rộng liên kết hợp tác quốc tế.

- Các chính sách về đầu tƣ, về tài chính đối với các cơ sở đào tạo nghề.

- Có hay không các chuẩn về chất lƣợng đào tạo, hệ thống đánh giá, kiểm định chất lƣợng dạy học, quy định về quản lý chất lƣợng trong dạy và học.

- Các chính sách về lao động, việc làm và tiền lƣơng của lao động sau khi học nghề. Chính sách đối với Giáo viên dạy nghề và các cơ sở sản xuất.

Tóm lại : Cơ chế chính sách tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào, đến quá

trình tổ chức đào tạo nghề và đầu ra của trƣờng dạy nghề. Trong đó có những yếu tố tác động vào môi trƣờng, rồi môi trƣờng tác động lên đào tạo nghề.

1.7.1.2. Yếu tố thuộc về môi trường

- Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tác động đến tất cả các mặt đời sống xã hội của đất nƣớc, trong đó có hoạt động đào tạo nghề. Toàn cầu hóa và hội nhập đòi hỏi chất lƣợng đào tạo nghề của Việt Nam phải đƣợc nâng lên để sản phẩm tạo ra đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng của khu vực và của thế giới. Đồng thời nó cũng tạo cơ hội cho đào tạo nghề của Việt Nam nhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến.

- Trong xu thế hội nhập nền Khoa học công nghệ phát triển nhƣ ngày nay, yêu cầu ngƣời lao động phải nắm bắt kịp thời và thƣờng xuyên học tập để làm chủ công nghệ mới. Đòi hỏi các cơ sở đào tạo nghề phải thay đổi mới đáp ứng nhu cầu học tập. Khoa học công nghệ, trong đó có Khoa học công nghệ về giáo dục đào tạo để đổi mới phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả dạy học.

1.7.1.3. Yếu tố thuộc về nhà trường

Đây là nhóm yếu tố bên trong các cơ sở dạy nghề có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng dạy học bao gồm :

- Nhóm các yếu tố điều kiện : Trong trƣờng dạy nghề các nhân tố về điều kiện đảm bảo ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy học gồm ;

+ Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý

+ Đầu vào HS-SV tham gia học các chƣơng trình đào tạo + Cơ sở vật chất, trang thiết bị

+ Nguồn tài chính

+ Gắn đào tạo với sử dụng và khuyến khích học nghề - Nhóm các yếu tố về quá trình dạy học

+ Nội dung, chƣơng trình có phù hợp với mục tiêu dạy học, đã đƣợc thiết kế phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, yêu cầu của ngƣời học hay không ?

+ Hình thức tổ chức dạy học có linh hoạt, thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho ngƣời học không ?

+ Môi trƣờng học tập trong nhà trƣờng có an toàn, có bị tệ nạn xã hội xâm nhập không ? Các dịch vụ phục vụ học tập, sinh hoạt có sẵn và thuận lợi không ?

+ Môi trƣờng văn hóa trong nhà trƣờng có tốt không ? Ngƣời học có dễ dàng có đƣợc các thông tin về kết quả học tập, lịch học, kế hoạch học tập và các hoạt động của nhà trƣờng không ? Có nhu cầu vui chơi giải trí nhƣ văn hóa văn nghệ, TDTT có phù hợp không ?

1.7.2. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động dạy học thực hành ở Trường Cao đẳng nghề

Việc tổ chức và chỉ đạo dạy học thực hành khoa Cơ khí nói riêng và dạy học thực hành nói chung do ban giám hiệu điều hành, trực tiếp là Phó Hiệu trƣởng phụ trách công tác đào tạo. Ngoài ra còn có sự phối hợp của các phòng khoa liên quan khác nhƣ phòng Đào tạo, phòng Quản lý thiết bị và vật tƣ, phòng khảo khí, phòng Kiểm định, trong đó chịu trách nhiệm chính vẫn là khoa Cơ khí. Chỉ đạo thực hiện quy chế đào tạo và chế độ công tác của GV nghiêm túc, thống nhất trong toàn trƣờng theo hệ thống sổ sách biểu mẫu hợp lý dễ ghi chép và theo dõi. Thƣờng xuyên kiểm tra việc chuẩn bị hồ sơ, giáo án giảng dạy của Giáo viên, kết hợp quá trình quản lý, tổ chức dạy học thực hành của Giáo viên.

Chỉ đạo trung tâm tƣ vấn lao động liên hệ Nhà máy, Xí nghiệp để đƣa học sinh sinh viên đi thực tập tốt nghiệp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Thích nghi với mối trƣờng làm việc thực tế sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, do liên hệ thực tập gặp khó khăn nên đôi khi nội dung thực tập chƣa sát với nội dung đào tạo của nghề, công việc thực tập tƣơng đƣơng nhƣ lao động phổ thông nên chƣa nâng cao đƣợc tay nghề cho ngƣời học sau khi đi thực tập.

Việc chỉ đạo xây dựng chƣơng trình, giáo trình, tài liệu tham khảo các nghề cơ khí cũng rất đƣợc Ban Giám hiệu nhà trƣờng, phòng Đào tạo và khoa Cơ khí quan

Một phần của tài liệu Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho sinh viên khoa cơ khí trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)