Phát huy sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực giáo dục nhằm đáp ứng yêu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý học sinh sinh viên ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 79 - 84)

cầu đổi mới công tác quản lý HSSV

a/. Mục đích - ý nghĩa

Nhân lực là yếu tố quyết định thành công của mỗi hoạt động, bởi vậy huy động sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực, các lực lượng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý HSSV là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng.

Kết quả GD là sự phối kết hợp của các lực lượng GD: Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Mỗi lực lượng đảm nhận một vai trò, không làm thay nhau và không có lực lượng

đơn lẻ nào có thể tổ chức tốt công tác quản lý HSSV, mà cần phải liên kết phối hợp lực lượng, binh chủng trong và ngoài nhà trường nhằm thông tin rộng rãi, chính xác, đầy đủ về quá trình học tập và rèn luyện của HSSV để có sự phối hợp, hỗ trợ và giúp đỡ HSSV kịp thời.

b/. Nội dung và cách thức thực hiện

Phối kết hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Cha mẹ HS… , huy động các nguồn lực tài chính, tăng cường CSVC và trang thiết bị phục vụ cho GD KNS, nhằm nâng cao chất lượng GD KNS.

Phối hợp và thông tin đầy đủ, chính xác với gia đình về quản lý HSSV và kết quả học tập của HSSV

Xây dựng phương thức phối hợp gia đình - nhà trường-xã hội và thực hiện đình HSSV về kết quả học tập và rèn luyện sau mỗi học kỳ của HSSV kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp để công tác quản lý và giáo dục HSSV đạt kết quả tốt hơn.

- Phát huy vai trò của gia đình trong công tác quản lý HSSV: Chú trọng vai trò của gia đình trong công tác quản lý HSSV:Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Chính Bác Hồ, vào năm 1963, đã nêu: “Gia đình, nhà trường và xã hội là phương châm, phương tiện và phương pháp giáo dục, nếu không kết hợp được thì không đạt được kết quả”. Vì thế, các bậc cha mẹ phải có phương pháp kiểm soát thông tin, giữ thông tin liên hệ chặt chẽ với Nhà trường, luôn quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của HSSV tại trường. Để phối hợp giữa gia đình – nhà trường có hiệu quả trong công tác quản lý HSSV, Phòng công tác quản lý HSSV phải cập nhật đầy đủ thông tin cần thiết về HSSV của từng lớp học, khoá học, HSSV ở nội trú, ngoại trú trên phần mềm ứng dụng quản lý HSSV thông qua Giáo viên chủ nhiệm để dễ tra cứu thông tin về HSSV và liên hệ với gia đình HSSV khi cần thiết. Từ thông báo của nhà trường, phụ huynh HSSV phải cùng phối hợp theo dõi, giúp đỡ con, em mình trong học tập, rèn luyện theo kế hoạch của nhà trường cũng như khắc phục vi phạm, hạn chế tình trạng bị nhà

nhận các yêu cầu và cung cấp đầy đủ thông tin về HSSV cho các đơn vị có chức năng, các đơn vị, cá nhân có mục đích hỗ trợ HSSV . . . . để giúp đỡ HSSV thực hiện tốt trách nhiệm của một công dân và đảm bảo các quyền lợi chính đáng của HSSV.

- Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong quản lý HSSV: Giáo viên chủ hiệm là người được chọn để thay mặt nhà trường quản lý toàn diện lớp học. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa học sinh với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm là nười chịu trách nhiệm chính trong việc giáo dục toàn diện học sinh và là cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của HSSV. Để phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên trong quản lý HSSV, giáo viên chủ nhiệm cần:

+ Cần xác định lại chức năng và tầm quan trọng của công tác trong quá trình rèn luyện và phát triển nhân cách HSSV. Từ đó có việc chọn lựa giáo viên chủ nhiệm theo đúng tiêu chuẩn.

+ Cần có sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo đối với tính năng rèn luyện và phát triển nhân cách HSSV của công tác giáo viên chủ nhiệm. Nhấn mạnh quá trình sinh hoạt cùng với lớp là rất cần thiết và quan trọng nên duy trì thường xuyên và đổi mới đa dạng nội dung của các giờ sinh hoạt. Nên đề ra những chiến lược hoạt động cụ thể trong các giờ sinh hoạt gắn với quá trình rèn luyện của HSSV, trao đổi về xây dựng nội dung của công tác giáo viên chủ nhiệm. Ví dụ như:

+ Giáo viên cần thiết phải biết cách nắm lấy các thông tin về cá nhân từng HSSV như: hoàn cảnh gia đình, thiên hướng, mặt tốt, mặt xấu, thái độ học tập và tinh thần trách nhiệm trong lao động và cung cấp thông tin cho phòng quản lý HSSV.

+ Cần tiến hành kiểm ra thường xuyên sổ điểm của lớp học; trao đổi ý kiến và thống nhất yêu cầu với các giáo viên bộ môn.

+ Tiến hành ghi chép thường xuyên về những hành động vi phạm nội quy, kỷ luật của HSSV.

+ Khi có HSSV học kém, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với giáo viên bộ môn và cán sự bộ môn. Sử dụng dư luận tập thể để điều chỉnh hành vi, thái độ lệch chuẩn.

- Phát huy vai trò của Đoàn TNCS HCM trong đổi mới quản lý HSSV: Cái đích cao cả cuối cùng của sự nghiệp giáo dục và mục đích quản lý đối với HSSV là đào tạo ra một thế hệ con người với những tư cách mới ngày càng hoàn thiện, và phù hợp với những nhu cầu của cuộc sống. Trước hết đó phải là những con người lao động mới của thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Những con người lao động với tinh thần hăng say, tay nghề thực hành thành thạo, có tác phong công nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật cao.

Đoàn TNCS HCM là tổ chức thu hút đông đảo lực lượng HSSV tham gia hoạt động. Đây là một tổ chức chính thống, bền vững, có tiếng nói đủ sức mạnh để tập hợp và nêu gương cho mọi hoạt động của tập thể đoàn viên học sinh. Chính vì vậy nếu tổ chức Đoàn TNCS HCM tại Nhà trường hoạt động mạnh mẽ sẽ phát huy tác được tinh thần hăng say trong học tập và rèn luyện về mọi mặt của tập thể HSSV. Bí thư Đoàn TNCS HCM phải xây dựng một chương trình hoạt động cụ thể với nhiều những phong trào thiết thực đối với HSSV và mang ý nghĩa nhân văn cao cả, hình thành lối sống, nhân cách con người CNXH cho HSSV.

+ Cần phải xây dựng liên chi Đoàn trung tâm thực sự trở thành một sân chơi bổ ích, lành mạnh với các mặt hoạt động như: văn hóa, văn nghệ, thể thao, và đặc biệt quan trọng là học tập, v.v.. Nêu những tấm gương sáng trong rèn luyện phấn đấu điển hình trong trung tâm để các đoàn viên thanh niên khác noi theo.

- Tăng cường mở rộng quy mô hoạt động phong trào đoàn, đẩy nhanh phong trào đoàn trung tâm với mọi hoạt động của thành phố bằng cách giao lưu, kết nghĩa với các cơ sở đoàn khác trên địa bàn thành phố.

Bằng tấm lòng nhiệt tình của tuổi trẻ, Đoàn trung tâm hãy cứ hoạt động cụ thể và khẳng định tầm quan trọng, giá trị của mình thông qua thực tế. Đến khi Đoàn đã trở thành một phần không thể thiếu đối với HSSV, đối với quá trình rèn luyện hoàn thiện nhân cách con người họ theo nghề nghiệp trong tương lai chắc chắn đội ngũ cán bộ lãnh đạo sẽ không thể thờ ơ và bỏ qua công tác Đoàn như hiện nay.

- Phát huy vai trò của chính quyền địa phương, công an địa phương vào quản lý HSSV: liên hệ chặt chẽ với chính quyền và công an địa phương để giải quyết các vấn

lãnh đạo địa phương đưa các nội dung hoạt động giáo dục vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Phát huy vai trò, sự ủng hộ của các doanh nghiệp trong nâng cao chất lượng đạo tạo trong Nhà trường hiện nay: Nhà trường cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài với các doanh nghiệp vì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc tìm hiểu nhu cầu của người sử dụng lao động, thiết kế chương trình học sát với yêu cầu công việc thực tế. Có làm như vậy thì chương trình đào tạo mới thường xuyên được cập nhật và đổi mới phù hợp với nhu cầu của sản xuất. Nhà trường sẽ không mất nhiều chi phí về thời gian và tiền bạc để tìm kiếm và theo đuổi các chương trình thực hành phù hợp. Doanh nghiệp cũng sẽ giảm được chi phí về thời gian và tiền bạc để đào tạo lại lực lượng lao động mới tuyển. Bên cạnh đó, thu hút sự ủng hộ của các doanh nghiệp trong việc tài trợ, cung cấp phương tiện dạy học đó cũng là môi trường rèn luyện tốt nhất cho các học viên cả về tay nghề lẫn tác phong công nghiệp, ứng xử nơi làm việc.

Ngoài việc phối hợp, phát huy các nguồn lực trong đổi mới quản lý HSSV, Trường CĐ nghề Công nghiệp Thanh Hóa cần xây dựng môi trường học tập văn minh, văn hóa, cảnh quan nhà trường nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho HSSV.

Xây dựng môi trường cảnh quan là xây dựng môi trường văn hoá có cảnh quan sạch đẹp, có nếp sống văn hoá lành mạnh, văn minh, ở đó HSSV có thể phát huy hết khả năng của mình trong học tập, rèn luyện và sáng tạo. Để xây dựng môi trường giáo dục như thế phải đưa HSSV vào các hoạt động giáo dục đa dạng phù hợp với tuổi trẻ, cùng với các phong trào lớn thu hút đông đảo HSSV tham gia. Các phong trào này, lấy mục tiêu đào tạo toàn diện của nhà trường làm mục tiêu hướng tới, lấy HSSV là nhân vật trung tâm, lấy đoàn thanh niên và Hội sinh viên làm nòng cốt. Chính những phong trào, do HSSV tạo ra lại là môi trường tốt nhất để HSSV rèn đức, luyện tài. Trong đó, cần quan tâm đến môi trường văn hoá trước hết phải là môi trường có nhiều hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng phong phú nhằm giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho HSSV như: hội thảo về nếp sống văn hoá, tham quan, gặp gỡ, giao lưu với các thế hệ chiến sỹ quân đội, với các nhà văn, nghệ sỹ...

Xây dựng môi trường sư phạm có kỷ cương, nền nếp trong học tập trên giảng đường và có nếp sống văn minh ở khu Ký túc xá.

Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, văn nghệ sôi động những hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao của HSSV trong toàn trường. Phòng công tác HSSV cần phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường bên cạnh việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ trong những ngày lễ lớn cần tập trung xây dựng các mô hình câu lạc bộ văn hoá, thể dục thể thao do Đoàn, Hội hoặc phòng công tác HSSV quản lý.

c/. Điều kiện thực hiện

Lãnh đạo cùng Ban giám hiệu và cán bộ quản lý cần coi việc huy động sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực, các lực lượng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý HSSV là giải pháp quan trọng, tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục toàn diện cho HSSV.

Mỗi kỳ học Nhà trường cần có sự tổng kết, đánh giá công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, địa phương từ đó đánh giá mặt mạnh, yếu và đưa ra giải pháp cho giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý học sinh sinh viên ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)