Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý học sinh sinh viên ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 30)

* Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề: Nhận thức về đào tạo nghề của xã hội đã có một bước chuyển đổi nhảy vọt xã hội đã quý trọng tay nghề, người công nhân có kỹ thuật khả năng và cơ hội tìm kiếm việc làm dể dàng hơn, sức lao động đã được đề cao hơn.

* Đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: Cơ chế, chính sách của Nhà nước đã được điều chỉnh ngày càng thuận lợi cho người học, sự quan tâm đầu tư các nguồn lực cho đào tạo nghề đã ngày càng được quan tâm, trang thiết bị, phương tiện dạy học ngày càng hiện đại, nội dung chương trình, giáo trình ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu người học và yêu cầu của xã hội, phương pháp đào tạo của các trường nghề ngày càng linh hoạt…

Trong bối cảnh kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế thị trường, đất nước mở cửa, hội nhập với thể giới. Quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước xác định “Quốc sách hàng đầu”. Đảng và Nhà nước đã đưa ra các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.v.v. có liên quan tới quá trình hoạt động giáo dục và quản lý HSSV. Bên cạnh đó, mục tiêu phát triển đất nước (2011-2015) của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ ra: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đạp ứng yêu cầu CNH – HSSH, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”. Vì vậy đổi mới quản lý HSSV được hỗ trợ từ mọi yếu tố giúp cho quản lý đi theo định hướng, theo kế hoạch. Các chính sách này có thể kể đến như chính sách ưu đãi thuế, đầu tư, miễn giảm học phí, phát triển mạng lưới, thực hiện xã hội hóa giáo dục tạo công bằng trong giáo dục.

* Điều kiện trang thiết bị và cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thuộc hệ thống phương tiện của quá trình quản lý, là cơ sở thực hiện các mục tiêu đào tạo. Đối với công tác quản lý HSSV thì yếu tố cơ sở vật chất có ảnh hưởng. Người lãnh đạo cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của cơ sở vật chất đến hoạt động học tập của HSSV và có sự đầu tư, quản lý tốt các trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động tự học thì sẽ đạt hiệu quả cao.

Hiệu trưởng cần tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ thiết bị hiện có; dành kinh phí để sửa chữa, mua sắm thêm trang thiết bị để đáp ứng đầy đủ, phục vụ cho hoạt động học tập của HSSV và công tác quản lý HSSV theo mục tiêu đã định.

Kết luận chƣơng 1

Trong chương 1 tác giả đã trình bày các vấn đề sau đây:

1. Một số vấn đề lý luận về đổi mới công tác quản lý học sinh – sinh viên Trường Cao đẳng nghề

- Nhiệm vụ, quyền hạn Trường Cao đẳng nghề

- Vai trò của đổi mới công tác quản lý học sinh – sinh viên Trường Cao đẳng nghề

2. Nội dung quản lý đổi mới học sinh – sinh viên Trường Cao đẳng nghề

- Văn bản pháp lý hiện hành về quản lý học sinh – sinh viên Trường Cao đẳng nghề

- Một số nội dung đổi mới công tác quản lý học sinh – sinh viên Trường Cao đẳng nghề

3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến đổi mới công tác quản lý HSSV trong trường cao đẳng nghề

- Yếu tố chủ quan - Yếu tố khách quan

Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng, định hướng để tác giả tiến hành khảo sát thực trạng công tác quản lý HSSV trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa ở chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC SINH – SINH VIÊN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA

2.1. Khái quát về Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa tiền thân là trường Công nhân kỹ thuật- cơ sở dạy nghề đầu tiên tại Thanh Hóa, ra đời ngày 31/8/1961, khai giảng khóa đầu tiên vào cuối tháng 9 /1961 cho 116 học viên. Sau quá trình phát triển Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá được thành lập theo Quyết định số 1985/2006/QĐ- BLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp từ trường Kỹ thuật Công nghiệp Thanh Hoá (thành lập năm 1961), trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá.

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa là trường đào tạo nghề cung cấp nhân lực trực tiếp cho các công ty, các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa và khu vực lân cận. Trong những năm qua, công tác đào tạo của nhà trường bước đầu được đổi mới và phát triển, đào tạo chuyển từ hướng “cung” sang hướng “cầu” đáp ứng nhu cầu xã hội. Sự liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp ngày càng được đẩy mạnh.

Trường được xây dựng trên diện tích 8,8 ha bao gồm 2 khu: khu vực đang sử dụng hoạt động 1,8 ha, khu vực mở rộng 7 ha bằng vốn vay của ngân hàng ADB 4,2 triệu USD và vốn ngân sách của tỉnh 75 tỷ VND.

Hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành trường đã trở thành một trung tâm đào tạo lực lượng lao động kĩ thuật lành nghề phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hàng năm nhà trường tuyển sinh hơn 2000 học sinh, sinh viên. Liên kết đào tạo trình độ đại học theo địa chỉ và chỉ tiêu được giao hàng năm. Ngoài ra trường còn mở rộng đào tạo liên kết với các trường và trung tâm dạy nghề trong và ngoài nước, là địa chỉ tin cậy của nhiều học sinh – sinh viên (HS-SV) hướng tới.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giảng viên

Cơ cấu tổ chức

- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng.

- Các phòng chuyên môn: toàn trường có 17 đơn vị gồm 07 phòng chức năng và 10 khoa chuyên môn là Phòng Tài vụ; Thiết bị - Vật tư; Phòng Tổ chức – Hành chính; Khoa học – kiểm định; Phòng Tuyển sinh & TVGTVL; Phòng Đào tạo; Phòng Công tác HSSV. 10 khoa chuyên môn: Công nghệ thông tin, Điện, Điện tử - Điện lạnh, Cơ khí, Công nghệ ô tô, Khoa Sư phạm dạy nghề, Lý thuyết Cơ sở, Khoa học cơ bản,Khoa kinh tế; Tổ bộ môn May và Thiết kế thời trang.

Đảng bộ nhà trường trực thuộc đảng bộ khối các cơ quan tỉnh, gồm 11 chi bộ với 91 đảng viên. Hội Cựu chiến binh trực thuộc Hội Cựu chiến binh khối các cơ quan tỉnh, gồm 16 hội viên. Đoàn Thanh niên trực thuộc đoàn khối các cơ quan tỉnh với 2.156 đoàn viên (tính đến hết tháng 4/2015).

Bảng 2.1. Thống kê cơ cấu đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1. Tổng số 200

2. Phân theo phòng ban

2.1. Phòng chức năng 55 27.0

- Phòng đào tạo 7 3.50

- Phòng Vật tư-thiết bị 4 2.00

- Phòng Tuyển sinh & TVGTVL 9 4.50

- Phòng Khoa học – Kiểm định 5 2.50

- Phòng Tổ chức – Hành chính 17 8.50

- Phòng Tài vụ 4 2.00

- Phòng Công tác HS-SV 9 4.50

2.2. Khoa 142 32.0

- Khoa Điện tử - Điện lạnh 21 10.50

- Khoa Sư phạm dạy nghề 8 4.00

- Khoa Lý thuyết cơ sở 15 9.00

- Cơ khí 20 10.0

- Công nghệ ô tô 15 7.50

- Điện 22 11.0

- May & Thiết kế thời trang 5 2.50

- Khoa Công nghệ thông tin 11 5.50

- Kinh tế 7 3.50

3. Phân theo trình độ chuyên môn 0.00

- Trên đại học 64 32.00

- Cử nhân 132 66.00

- Trung cấp và CNKT bậc cao 4 2.00

4. Phân theo vị trí việc làm 0.00

- Cán bộ, nhân viên 26 13.00

- Giảng viên 174 87.00

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính, Trường CĐ nghề công nghiệp Thanh Hóa)

* Về chất lượng đội ngũ: Nhìn chung, đội ngũ CB,GV, NV (cán bộ, giảng viên, nhân viên) trong Nhà trường có trình độ thạc sĩ và Cử nhân, một số ít nhân viên có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật bậc cao. Tuy nhiên số lượng CB, GV, NV có trình độ trên đại học còn thấp, điều đó cho thấy chất lượng đội ngũ trong Nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Trong tình hình thực tế, đội ngũ có điều kiện phấn đấu đạt được trình độ trên là một điều đáng khích lệ. Nhà trường cần có sự điều chỉnh cần thiết về hướng quy hoạch xây dựng nguồn nhân lực. Trường cần tăng cường chất lượng nguồn nhân lực hơn nữa thông qua việc cử đi học đúng đối tượng, đúng chuyên môn, và thu hút những người có trình độ, năng lực chuyên môn giỏi.

phòng Tổ chức – Hành chính chiếm tỷ lệ cao nhất và khoa Điện tử - Điện lạnh và Điện chiếm tỷ lệ hơn cả.

* Cơ cấu theo vị trí việc làm: Đa phần trong trường là GV là nhân lực chủ lực chiếm 87%; CB, NV chiếm tỷ lệ nhỏ 13%.

cường chính sách đào tạo, bồi dưỡng bằng các hình thức, phương pháp phù hợp đồng thời kích thích đội ngũ tự học tự bồi dưỡng với đội ngũ này đặc biệt là GV trong trường.

2.1.3. Cơ sở vật chất

- Tổng diện tích xây dựng: 5.713 m2; Trong đó: + Diện tích phòng học: 2.129 m2

+ Diện tích thư viện: 330 m2

+ Diện tích xưởng thực hành: 1.782 m2

+ Diện tích nhà làm việc: 512 m2

+ Diện tích nhà ở học sinh, sinh viên: 504 m2

+ Sân thể thao: 760 m2

- Số lượng xưởng thực hành : 30

Bên cạnh đó, trường có nhà học lý thuyết 35 phòng học nhà cao tầng; 09 phòng học (nhà cấp 4A) và 03 khu xưởng thực hành: gồm 37 phân xưởng thuộc các nghề; Điện, điện CN, điện tử, điện lạnh, điện nước; Hàn, Tiện, cắt gọt kim loại; Cơ khí Động lực, điện, gầm, máy ô tô; Công nghệ thông tin.

+ Ký túc xá 3 tầng gồm 45 phòng ở lưu lượng 450 đến 500 học sinh;

+ Khu thư viện gồm: 02 phòng máy tính truy cập mạng; phòng đọc, phòng tra cứu tài liệu với trên 5.000 đầu sách phục vụ cán bộ giáo viên và HSSV. Trong đó, tổng số đầu sách có trong thư viện: 1.335 đầu sách; Tổng số lượng sách (không kể giáo trình):

5.676 bản và 1.255 chương trình, giáo trình, sách và các tài liệu trong thư viện điện tử; Số loại sách báo, tạp chí đặt mua hàng năm: 5 loại;

+ Nhà Văn phòng làm việc 3 tầng và 01 hội trường lớn.

+ Hệ thống Căng tin, nhà ăn và sân bóng đá, khu vui chơi TDTT (thể dục thể thao) cho học viên, sinh viên.

+ Năm 2015, đưa vào sử dụng hai tòa nhà 9 tầng và 5 tầng mới được xây dựng thuộc hợp phần 4 - Dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội thành phố Thanh Hóa (CSEDP).

Trường được thụ hưởng vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia với tổng vốn là 8 tỉ đồng. Hiện nay, nhà trường đã hoàn thành lắp đặt thiết bị dự án đầu tư từ vốn ODA của CHLB Đức trị giá 970.000 Euro, dự án từ vốn ODA Hàn Quốc trị giá 3,0 triệu USD, dự án đầu tư không hoàn lại thiết bị nghề Hàn của chính phủ Nhật Bản trị giá 91.960 USD. Năm 2015, hoàn thành dự án CTMT Quốc gia về “Đổi mới thiết bị dạy nghề”.

Có thể thấy, trong những năm gần đây, cơ sở vật chất của Trường đã được đầu tư đáng kể, cơ bản đã được kiên cố hoá, đặc biệt là hệ thống giảng đường, nhà xưởng, nhà làm việc và ký túc xá. Tuy nhiên hệ thống phòng học, xưởng thực hành cần được hiện đại hoá, nhiều trang thiết bị dùng cho việc thực hành, thực tập đã lạc hậu. Hệ thống phòng học chưa phù hợp đáp ứng đầy đủ nhu cầu đào tạo. Thư viện của Trường chưa tương xứng và chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ giáo viên và học sinh sinh viên. Kinh phí đầu tư đổi mới trang thiết bị hàng năm còn hạn chế.

2.1.4. Quy mô đào tạo

Lưu lượng HSSV bình quân 4.500/năm; tổng số học sinh, sinh viên đang theo học tại trường (tính đến 12/2014): 4.124 học sinh, sinh viên. Hiện nay các hệ đào tạo trong Nhà trường bao gồm: Hệ cao đẳng nghề: 2.600, Trung cấp nghề: 1511, Sơ cấp

Hệ cao đẳng nghề: Thời gian đào tạo từ 2,5 năm đến 3 năm

Bảng 2.2. Các ngành đào tạo hệ Cao đẳng nghề

1 Cắt gọt kim loại

7 Công nghiệp thông tin ứng dụng phần mềm

2 Nguội lắp ráp 8 Quản trị mạng máy tính 3 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa

không khí 9

Kỹ thuật sữa chữa lắp giáp máy tính

4 Điện tử công nghiệp 10 Kế toán doanh nghiệp 5 Điện công nghiệp 11 Công nghệ Hàn 6 Công nghệ Ô tô

Hệ trung cấp nghề A với đối tượng tốt nghiệp THPT: Thời gian đào tạo từ 1,5 năm đến 2 năm.

Bảng 2.3. Các ngành đào tạo hệ Trung cấp nghề A

1 Điện công nghiệp 8 Công nghệ ô tô 2 Điện tử công nghiệp

9 Công nghệ thông tin ứng dụng phần mềm

3 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa

không khí 10

Kỹ thuật sữa chữa lắp giáp máy tính

4 Kỹ thuật lắp đặt Điện - Nước 11 Quản trị mạng máy tính 5 Công nghiệp Hàn 12 May và thiết kế thời trang 6 Cắt gọt kim loại 13 Kê toán doanh nghiệp 7 Nguội chế tạo, lắp ráp

Hệ trung cấp nghề B với đối tượng tốt nghiệp THCS ( Thời gian đào tạo 3,5 năm vừa học văn hóa vừa học nghề)

Bảng 2.4. Các ngành đào tạo hệ Trung cấp nghề B

1 Điện công nghiệp 8 Công nghiệp ô tô 2 Điện tử công nghiệp

9 Công nghiệp thông tin ứng dụng phần mềm

3 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa

không khí 10

Kỹ thuật sữa chữa lắp giáp máy tính

4 Kỹ thuật lắp đặt Điện - Nước 11 Quản trị mạng máy tính 5 Công nghiệp Hàn 12 May và thiết kế thời trang 6 Cắt gọt kim loại 13 Kê toán doanh nghiệp 7 Nguội chế tạo, lắp ráp

Đặc biệt, Nhà trường có chính sách đối với đối tượng tốt nghiệp THCS đi học nghề không học văn hóa thời gian đào tạo từ 1,5 đến 2 năm và không mất học phí) Hệ sơ cấp nghề: 24 nghề ( Thời gian đào tạo 3 tháng)

Bảng 2.5. Các ngành đào tạo hệ sơ cấp nghề

1 Hàn công nghệ cao 13 Sữa chữa vận hành động cơ

2 Kỹ thuật hàn 3G 14 Sữa chữa xe máy

3 Hàn 6G 15 Sữa chữa điện dân dụng

4 Hàn điện – Hàn hơi 16 Quản lý – Vận hành điện 5 Tiện CNC cơ bản 17 Sữa chữa điện tử

6 Phay CNC 18 Sữa chữa Điện lạnh

7 Phay – Bào 19 Sữa chữa Điện nước

8 Mài phẳng, mài tròn 20 May công nghiệp

9 Nguội 21 Tin học văn phòng

10 Gò kim loại tấm 22 Thiết kế đồ họa

11 Sữa chữa Ô tô 23 Thiết kế Website

12 Sữa chữa điện Ô tô 24 Tin học ứng dụng

Có thể thấy, Nhà trường có khá nhiều chuyên ngành đào tạo, điều này giúp SV có thêm nhiều lựa chọn chuyên ngành mà mình yêu thích. Trong thời gian vừa qua Nhà trường tích cực chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình đào tạo bám sát khung chương trình chung do Bộ Lao động thương binh xã hội ban hành, đáp ứng được nhu

về trình độ kiến thức, kĩ năng, có khả năng thích ứng nhanh thị trường lao động. Tuy nhiên, ngành nghề đào tạo chưa thực sự đáp ứng được như cầu người học bên cạnh đó một số nghề vốn được coi là truyền thống và thế mạnh của trường đang gặp rất nhiều khó khăn trong đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh.

2.1.5. Số lượng giáo viên và học sinh, sinh viên

Bảng 2.6: Thống kê số lƣợng giáo viên và HS-SV tại các Khoa

Stt Khoa Số lƣợng GV Số lƣợng HS-SV các năm học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý học sinh sinh viên ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)