lối sống cho HSSV góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
a. Mục đích - Ý nghĩa
Đảng và Nhà nước ta chủ trương lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Giáo dục phải nhằm đào tạo những con người Việt Nam có lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, có năng lực bản lĩnh để thích ứng với những biến đổi của xã hội trong kinh tế thị trường, những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Do mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến những tiêu cực trong xã hội ngày càng trở nên phổ biến, nhiều tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, hình thành nhân cách, lối sống cho HSSV để HSSV có thể chuyển hoá những chuẩn mực, giá trị tư tưởng, chính trị, đạo đức và pháp luật thành những phẩm chất giá trị của cá nhân và thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của HSSV và của công dân Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong Nhà trường hiện nay
b. Nội dung và cách thức thực hiện
Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của ĐTN CSHCM trong thời kì đổi mới, từ thực trạng niềm tin XHCN của thanh niên nước ta, việc giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng niềm tin XHCN cho HSSV nói chung và HSSV trường CĐ nghề. Điều đó cần sự chung sức không chỉ của Ban giám hiệu Nhà trường mà còn vai trò của Đoàn TNCS HCM.
Xuất phát từ số lượng HSSV và số lượng cán bộ, giảng viên để xây dựng kế hoạch giáo dục chính trị, tư tưởng theo học kỳ, năm học gắn với việc xây dựng kế hoạch, thời gian, nội dung, phương pháp học tập trong đó chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho HSSV.
Để đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, hình thành nhân cách, lối sống cho HSSV góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cần:
Lãnh đạo Nhà trường cần quan tâm chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho thanh niên. Đây chính là cơ sở góp phần xây dựng, hình thành và phát triển niềm, lí tưởng cách mạng cho HSSV; giúp cho HSSV hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn vai trò của lí luận chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng trong xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững lập trường trước những âm mưu, thủ đoạn và hành động chống phá của kẻ thù đối với cách mạng nước ta; từ đó, thôi thúc thanh niên ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện, công tác, sẵn sàng cống hiến.
Nhà trường cần xây dựng Đoàn Trường thực sự vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức, mở rộng việc tập hợp, đoàn kết đoàn viên, sinh viên; tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, giúp đỡ đoàn viên, sinh viên về mọi mặt, nhất là xây dựng niềm tin, lí tưởng cách mạng, mục tiêu, động cơ phấn đấu, đồng thời giúp họ tích cực, sáng tạo, xung kích trong học tập, nghiên cứu khoa học, sẵn sàng rèn luyện phấn đấu cho mục tiêu, lí tưởng cách mạng của Đảng, cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để Đoàn thanh niên thực sự là trường học lớn XHCN của thanh niên và là đội dự bị tin cậy của Đảng.
Đoàn TNCS HCM cần tiếp tục thực hiện và triển khai tổ chức những phong trào hành động cách mạng có ý nghĩa thiết thực trong đoàn viên, sinh viên nhằm thông qua đó tuyên truyền giáo dục lí tưởng cách mạng, thu hút, tập hợp đoàn viên, sinh viên và là môi trường để đoàn viên, sinh viên rèn luyện, trưởng thành. Thực hiện chương trình giáo dục toàn diện cho HSSV về Đức - Trí - Thể - Mỹ thông qua các hoạt động nội khoá, ngoại khoá và triển khai có hiệu quả " Đề án tăng cường giáo dục toàn diện cho HSSV trong các trường học giai đoạn 2005 - 2010" thực hiện triển khai ra toàn trường chỉ thị 34/CT-TW ngày 30/5/1998 của Bộ chính trị về " Tăng cường công tác chính trị
tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng,Đoàn thể quần chúng và công tác Đảng trong trường học" để đẩy mạnh hơn nữa công tác phát triển Đảng trong HSSV.
Hoạt động của Đoàn trường cần nâng cao nhận thức về truyền thống, văn hoá Việt Nam, có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu các giá trị tinh hoa của nhân loại cho HSSV. Mặc khác giúp cho HSSV định hướng về giá trị đạo đức, lối sống, mối quan hệ cư xử giữa tình bạn, tình yêu … để HSSV có sự phấn đấu toàn diện về mọi mặt. Đẩy mạnh các phong trào “Thi đua rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp”, “Xây dựng chi đoàn tiên tiến, xuất sắc”, tổ chức cho HSSV cam kết không vi phạm quy chế học tập và thi cử; thường xuyên thực hiện tốt “kỳ thi nghiêm túc, chất lượng”... Tất cả các hoạt động trên nhằm mục đích để HSSV ý thức hơn, tự giác hơn và trách nhiệm hơn trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt bản thân mỗi đoàn viên, sinh viên, mà trước hết là các thủ lĩnh đoàn, các cán bộ đoàn chủ chốt phải ra sức tự tu dưỡng, rèn luyện để không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất trí tuệ, đạo đức, lối sống cách mạng, niềm tin XHCN và năng lực công tác.
Đối với Khoa cơ bản cần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường. Tổ chức thi Olympic các môn học, nghiên cứu khoa học, thi tay nghề của HSSV, thi sáng chế của sinh viên. Kịp thời tuyên dương khen thưởng sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và nghiên cứu khoa học. Khoa cơ bản cần tăng cường truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho HSSV. Đây là nhiệm vụ trọng tâm vì góp phần làm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học và nhân sinh quan cách mạng cho HSSV. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của nhà trường nhằm giúp học sinh, sinh viên nắm bắt được mục tiêu, lý tưởng của Đảng, làm hình thành ý thức trách nhiệm trong HSSV trước bản thân, nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó, cần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của cách mạng, góp phần bồi dưỡng những tình cảm đúng đắn của HSSV đối với quê hương đất nước. Giáo dục đạo đức cách mạng, phẩm chất chính trị đúng đắn nhằm hình thành lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên. Đấu tranh chống các tư tưởng phản động xuyên tạc
quan điểm, đường lối của Đảng, chống các biểu hiện tiêu cực trong lối sống, lẽ sống của HSSV.
Giáo dục chính trị, tư tưởng cho HSSV vừa có mục đích lâu dài, vừa có mục tiêu trước mắt, vì vậy phải kết hợp giữa những hoạt động theo kế hoạch và hoạt động đột xuất, để triển khai những nhiệm vụ cụ thể. Sinh hoạt chính trị là loại hình hoạt động nhằm triển khai những nhiệm vụ trên. Sinh hoạt chính trị định kỳ cần tổ chức theo giai đoạn cho phù hợp với đối tượng là học sinh, sinh viên năm đầu, giữa năm, cuối năm. Ngoài ra, cần tổ chức những đợt sinh hoạt chính trị đột xuất để triển khai những nội dung mới, quan trọng dưới các hình thức như: nghe nói chuyện thời sự, nghe báo cáo chuyên đề, học tập Nghị quyết.
Nhà trường cần tiếp tục triển khai có hiệu quả Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, nếp sống của HSSV. Để quản lý HSSV chặt chẽ, đánh HSSV chính xác công bằng và khách quan, cán bộ quản lý HSSV phối hợp chặt chẽ với nhiều bộ phận, phòng ban để nắm bắt các thông tin về việc chấp hành của HSSV. Tổ chức tốt hệ thống cán bộ lớp ngay từ đầu năm học,thường xuyên tập huấn bồi dưỡng nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ lớp.
Đối với hoạt động phong trào, sinh hoạt văn hoá:
+ Nhà trường tăng cường tổ chức các giải thể thao định kỳ, nhằm thu hút HSSV tham gia tập luyện, thi đấu, rèn luyện sức khoẻ và tổ chức cho HSSV tham gia thi đấu với các đơn vị khác ngoài trường để HSSV có cơ hội giao lưu học tập. Bên cạnh đó có thể tổ chức tốt các phong trào HSSV tình nguyện như Hiến máu nhân đạo, Mùa hè xanh, Bảo vệ môi trường, đặc biệt là xây dựng phong trào “Trường xanh, lớp sạch” ...để hướng mỗi HSSV tự ý thức thực hiện tốt từ cơ sở và từ những việc làm nhỏ nhất nhưng thiết thực nhất.
+ Để HSSV có đủ sức khỏe tham gia học tập và rèn luyện Nhà trường cần tổ chức tuyên truyền, tư vấn những vấn đề tâm lý, sức khoẻ, giới tính, tình yêu, hôn nhân và gia đình, về nghề nghiệp, việc làm cho HSSV để HSSV có định hướng đúng đắn trong học tập cũng như có đủ kiến thức, bản lĩnh vượt qua những thử thách và khó khăn trong đời
+ Xây dựng kế hoạch quản lý HSSV nhằm kiểm soát được mọi hoạt động của HSSV trong đó kiểm soát thông qua thẻ, quẹt thẻ từ, trong đó có sự quản lý nghiêm ngặt với đội ngũ giảng viên và nhân viên trong Nhà trường để có tính đồng bộ.
Bên cạnh đó, Nhà trường cần xây dựng và triển khai các tiêu chí trong nhà trường, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn và phòng chống các vấn đề tệ nạn xã hội trong đó tập trung vào các nội dung như xây dựng tiêu chí nhà trường đảm bảo an ninh trật tự và an toàn, không có ma tuý, tiêu chí nhà trường văn hoá theo tiêu chuẩn quy định của Bộ LĐTB&XH. Ngoài việc đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, hình thành nhân cách, lối sống cho HSSV góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Nhà trường cần đẩy mạnh tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật cho HSSV bằng nhiều hình thức: phát thanh tuyên truyền, thi tìm hiểu luật.. và tạo điều kiện để HSSV được tham gia vào các hoạt động chống lại tệ nạn xã hội trong học đường.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp
Lãnh đạo Nhà trường cần xem đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, hình thành nhân cách, lối sống cho HSSV là một trong phương thực tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên luôn luôn không ngừng nâng cao năng lực, chuyên môn, đặc biệt xây dựng hình ảnh “nhà giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”
Xây dựng phối hợp đồng bộ của các chi bộ, ban chủ nhiệm các khoa, Đảng uỷ, Ban giám hiệu Nhà trường và xa hơn, cần sự chung tay của cả gia đình và xã hội giáo dục tư tưởng, chính trị, hình thành lối sống cho HSSV.