Thành công, hạn chế

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý học sinh sinh viên ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 62 - 64)

Thành công

Trong thời gian qua Nhà trường ban hành đầy đủ các văn bản qui định về tổ chức, cơ chế quản lý; các quy chế, quy định về chuyên môn, về quản lý HSSV được xây dựng phù hợp với điều kiện của đơn vị dựa trên các văn bản pháp lý của Nhà nước. Định kỳ trường tổ chức các hội thảo, hội nghị về công tác quản lý HSSV để lắng nghe những ý kiến phản hồi từ Giáo viên chủ nhiệm, từ CBQL làm công tác HSSV, từ HSSV để có sự điều chỉnh về kế hoạch, chính sách, chế độ và các phương hướng thực hiện để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý HSSV.

Bộ máy tổ chức tương đối hợp lý, phù hợp với quy định của nhà nước, với các mục tiêu - nhiệm vụ phát triển của trường và hoạt động có hiệu quả. Chức năng - nhiệm vụ của từng đơn vị, quyền hạn - nghĩa vụ của từng cá nhân trong Trường được phân định rõ ràng, công khai. Trường có chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý về chuyên môn và nghiệp vụ.

Nội dung, chương trình đào tạo bám sát khung chương trình chung do Bộ Lao động thương binh xã hội ban hành, đáp ứng được nhu cầu của quá trình liên thông giữa các cấp trình độ. HSSV tốt nghiệp ra trường đảm bảo về trình độ kiến thức, kĩ năng, có khả năng thích ứng nhanh thị trường lao động.

Các hoạt động dạy và học dựa trên mục tiêu nội dung, chương trình dạy nghề đã được Tổng cục dạy nghề và Sở LĐ – TB & XH phê duyệt, trường đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ và có hiệu quả. Trường cũng thực hiện phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đảm bảo đánh giá nghiêm túc, khách quan, phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù của mô đun, môn học.

Công tác quản lý HSSV Trường Cao đẳng nghề được thực hiện theo quy định của nhà trường và hiện nay quy trình quản lý hoạt động của HSSV trong giờ học tại trường tương đối đi vào nề nếp như giờ giấc ra vào lớp, thực hiện đeo bảng tên, mặc đồng phục,...

Hạn chế

Các biện pháp thực hiện đổi mới ít hiệu quả đặc biệt, nhận thức của CB,GV,NV về đổi mới quản lý còn phiến diện, chưa tích cực tham gia thực hiện. Nhà trường chưa có cách thức hữu hiệu thực hiện bồi dưỡng, đào tạo cách thức quản lý cho CB, NV Phòng Công tác HSSV.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, hình thành nhân cách, lối sống cho HSSV; đẩy mạnh công tác Đoàn, Hội thực hiện còn nghèo nàn, chưa phù họp với đối tượng HSSV trong trường. Các phương thức tiếp cận chưa phù hợp với trình độ nhận thức của từng loại đối tượng học nghề nên kết quả đạt được chưa đồng đều ở các trình độ đào tạo. Cách thực hiện biện pháp còn mang nặng tính hình thức, chưa thực hiện đồng bộ ở các đơn vị, cá nhân tham gia trong công tác quản lý HSSV.

Quản lý HSSV ngoại trú và nội trú còn lỏng lẻo, mang tính hình thức, chưa triệt để. Cán bộ thiếu quan tâm, sâu sát đối với HSSV nội trú, ngoại trú. Hoạt động phong

trào văn hóa, văn nghệ đối với HSSV nội trú ít được tổ chức, vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn chưa chú ý. Đối với HSSV ngoại trú Nhà trường chưa có biện pháp tích cực để quản lý HSSV trường mình, vẫn còn hiện tượng HSSV gây gổ, vi phạm pháp luật…

Sự phối hợp của các đơn vị trong trường còn chưa chặt chẽ, chưa phát huy hết sức mạnh của các đơn vị, cá nhân có chức năng quản lý HSSV nên hiệu quả hoạt động chưa cao.

Đặc biệt công tác kiểm tra, giám sát HSSV chưa hữu hiệu, sự phối hợp giữa Phòng Công tác HHSV, GV bộ môn, Khoa thiếu đồng bộ. Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật chưa thực hiện. Các kế hoạch thiếu sự phối hợp, mang tính chủ quan, nặng về các hình thức xử lý hơn các biện pháp giáo dục nên làm giảm đi sự nhiệt tình và trách nhiệm của lực lượng trực tiếp tiếp xúc HSSV.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý học sinh sinh viên ở trường cao đẳng nghề công nghiệp thanh hóa (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)