Để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất, tác giả đã tiến hành xin ý kiến của 100 người, trong đó có 30 CBQL, và 70 GV của Nhà trường về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp. Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của từng giải pháp với thang điểm như sau:
- Rất cần thiết, rất khả thi: 3 điểm - Cần thiết, khả thi: 2 điểm - Không cần thiết, không khả thi: 1 điểm Cách tính điểm như sau:
+ Điểm mỗi loại = số người cho điểm nhân với loại điểm đó.
+ Điểm mỗi biện pháp = Tổng điểm các loại chia cho tổng số người tham gia đánh giá.
+ Điểm trung bình tính cần thiết (hoặc tính khả thi) = tổng điểm 6 biện pháp chia cho 6
Chúng tôi dùng phương pháp thống kê toán học và xử lí số liệu, kết quả thu được thể hiện qua bảng thống kê sau:
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp TT Nội dung các biện pháp Mức độ cần thiết Giá trị TB và thứ bậc Tính khả thi Giá trị TB và thứ bậc Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Không khả thi Khả thi Rất khả thi 1 2 3 X 1 2 3 X 1 Biện pháp 1 38 62 2.62 (2) 1 63 36 2.35 (2) 2 Biện pháp 2 53 47 2.47 (3) 71 29 2.29 (3) 3 Biện pháp 3 66 34 2.34 (4) 13 62 25 2.12 (5) 4 Biện pháp 4 32 68 2.68 (1) 74 26 2.26 (4) 5 Biện pháp 5 78 22 2.22 (6) 10 81 9 1.99 (6) 6 Biện pháp 6 69 31 2.31 (5) 57 43 2.43 (1) Điểm trung bình 2.44 2.24
Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất được đánh giá rất cần thiết, thể hiện điểm trung bìnhX = 2.44 và có 6/6 biện pháp (100%) có điểm trung bìnhX>2, trong đó: Biện pháp 4 “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ nghề nghiệp cho ĐNGV. Xây dựng ĐNGV nòng cốt, đứng đầu” được đánh giá là rất cần thiết vớiX = 2,68 xếp thứ 1/6; Biện pháp
1“Nâng cao trách nhiệm cho các cấp lãnh đạo, cán bộ giảng viên trong trường về
tầm quan trọng trong việc phát triển ĐNGV” được đánh giá là cần thiết vớiX =
2020”được đánh giá là cần thiết vớiX = 2.47, xếp 3/6; Biện pháp 3 “Đổi mới công tác tuyển chọn giảng viên và sử dụng hợp lý ĐNGV”, được đánh giá là cần thiết
vớiX = 2,34 xếp thứ 4/6; Biện pháp 6 “Tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận
lợi cho giảng viên” được đánh giá là cần thiết vớiX =2.31, xếp 5/6; và cuối cùng
biện pháp 5 “Duy trì công tác đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV” được đánh giá cần thiết ít nhất vớiX = 2.22, xếp 6/6.
Mức độ rất khả thi của các biện pháp đề xuất, điểm trung bìnhX= 2,24 và có 6/6 biện pháp (100%), có điểm trung bình X > 2, trong đó: Biện pháp 6 “Tạo môi
trường làm việc thuận lợi và cơ hội thăng tiến cho ĐNGV” được đánh giá là khả thi
nhất vớiX=2.43, xếp 1/6; Biện pháp 1 “Nâng cao trách nhiệm cho các cấp lãnh đạo,
cán bộ giảng viên trong trường về tầm quan trọng trong việc phát triển ĐNGV” được
đánh giá là khả thi thứ hai vớiX=2.35, xếp 2/6; Biện pháp2 “Xây dựng quy hoạch
phát triển ĐNGV đến năm 2020” được xếp thứ 3/6vớiX= 2.29; Biện pháp 4 “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ nghề nghiệp cho ĐNGV. Xây dựng ĐNGV nòng cốt, đứng đầu” xếp 4/6 vớiX= 2.26 xếp thứ bậc 4/6;
Biện pháp 3 “Đổi mới công tác tạo nguồn, tuyển chọn và sử dụng hợp lý ĐNGV” được xếp thứ 5/6 vớiX = 2.12; và cuối cùng biện pháp 5 “Duy trì công tác đánh giá
việc thực hiện kế hoạch phát triển ĐNGV” được đánh giá ít khả thi nhất vớiX = 1.99,
xếp 6/6;
Tóm lại: Qua khảo sát cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên ta thấy những biện
pháp như: đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ nghề nghiệp cho ĐNGV. Xây dựng ĐNGV nòng cốt, đứng đầu; nâng cao trách nhiệm cho các cấp lãnh đạo,cán bộ giảng viên trong trường về tầm quan trọng trong việc phát triển ĐNGV là những việc cần thiết trong việc phát triển ĐNGV mà ta có thể làm trước tiên. Tận dụng nguồn lực đang có cùng với nâng cao nhận thức của mọi lực lượng về tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên thì mọi đề xuất đều có tính khả thi. Việc khảo nghiệm các biện pháp kết quả thu về đều có tính cần thiết và có tính khả thi cao bởi nó được đề xuất phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục
đại học, với mục tiêu xây dựng và phát triển ĐNGV trong từng giai đoạn.Các biện pháp đưa ra đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy, để công tác phát triển ĐNGV của Nhà trường có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ cả 6 biện pháp.
Kết luận:
Không chỉ dừng lại ở góc độ cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên mà qua việc khảo sát ý kiến các chuyên gia, việc thiết thực là tận dụng ngay nguồn lực hiện đang có tại Nhà trường bằng cách Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; Sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên hiện có, khuyến khích họ đổi mới phương pháp dạy học, việc chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới đội ngũ giảng viên. Để thu hút khuyến khích ĐNGV, có thể có những cách thức khác nhau như tạo điều kiện cho giảng viên có cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học. Như vậy thu nhập của giảng viên sẽ được cải thiện bằng chính hoạt động nghiên cứu khoa học của mình, đồng thời cũng là tạo điều kiện để giảng viên nâng cao năng lực chuyên môn. Việc giáo dục chính trị tư tưởng, nhận thức về trách nhiệm của GV cho mọi giảng viên là việc đầu tiên và cũng là vì mục tiêu của Nhà trường. Một cơ cấu hợp lý sẽ tạo cho những thành viên trong cơ cấu đó được tương tác với nhau một cách thuận lợi nhất, nhờ đó mà phát huy tiềm năng của mình, tạo ra sức mạnh chung của bộ máy.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác phát triển ĐNGV và định hướng phát triển ĐNGV của trường Đại học Nội vụ Hà Nội, tác giả đề xuất 6 biện pháp như sau: Biện pháp 1: Đổi mới công tác quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo đội ngũ giảng viên
Biện pháp 2: Chuẩn hóa đội ngũ giảng viên. Tạo môi trường làm việc thuận lợi và cơ hội thăng tiến cho ĐNGV.
Biện pháp 3: Bố trí và sử dụng giảng viên phải đúng chuyên môn, năng lực, đúng sở trường và có hiệu quả
Biện pháp 4: Đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích ĐNGV tự bồi dưỡng. Xây dựng ĐNGV nòng cốt, đứng đầu
Biện pháp 5: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực và kiểm định chất lượng đội ngũ giảng viên.
Biện pháp 6: Nâng cao trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, phát huy vai trò người giảng viên đứng đầu
Các biện pháp được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý như đảm bảo tính kế thừa, tính đồng bồ, tính khả thi và tính hiệu quả .
Qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia cho thấy, cả 6 biện pháp khá phù hợp với thực tiễn công tác quản lý ĐNGV ở trường ĐHNVHN. Các biện pháp được đề xuất là cần thiết đối với côn tác quản lý nhà trường hiện nay và hoàn toàn khả thi.
Để nâng cao chất lượng đào tạo phải có chiến lược lâu dài để phát triển ĐNGV, đồng thời phải có bước đi phù hợp với điều kiện thực tế của từng khoa, phòng của Nhà trường. Các giải pháp đề xuất đều có quan hệ mật thiết với nhau, nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp đó thì ĐNGV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ phát triển đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển của Nhà trường đến năm 2020 cũng như trong giai đoạn sau này .
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã trình bày trong các chương của luận văn, có thể rút ra một số kết luận sau:
1.1. Luận văn đã xây dựng được cơ sở lý luận về công tác phát triển ĐNGV ở trường đại học: những nội dung cơ bản của việc phát triển ĐNGV, những nhiệm vụ cơ bản mà người GV phải hoàn thành, những yêu cầu cơ bản đối với GV trong giai đoạn mới và những yếu tố ảnh hưởng việc phát triển ĐNGV trường đại học.
1.2. Đối chiếu với tình hình thực tế của Trường Đạihọc Nội vụ Hà Nội, luận văn đã đánh giá phân tích thực trạng ĐNGV, thực trạng phát triển ĐNGV, đưa ra được những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của thực trạng. Thực tế trong những năm qua, nhà trường đã quan tâm đến phát triển ĐNGV để nâng cao năng lực đào tạo của nhà trường, song công tác phát triển đội ngũ giảng viên vẫn chưa được quan tâm, thực hiện một cách đúng mức, còn thiếu tính đồng bộ, thiếu quy hoạch hệ thống.
1.3. Để khắc phục tình trạng trên, luận văn đã đưa ra 6 biện pháp phát triển ĐNGV của trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong đến năm 2020. Các biện pháp đều đã được khảo sát thực tế, được các chuyên gia đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi cao.
Những biện pháp đề xuất trong luận văn có thể áp dụng trong nhà trường hoặc tham khảo để phát triển ĐNGV của các trường Đại học, các cơ sở đào tạo đại học có điều kiện, hoàn cảnh tương tự. Khi thực hiện các biện pháp phải tiến hành đồng bộ (vẫn có ưu tiên) để tạo sự tương hỗ giữa các biện pháp và nâng cao hiệu quả công tác phát triển ĐNGV.
Những giải pháp đề xuất trong luận văn là kết quả nghiên cứu trong một giai đoạn nhất định về thực tiễn công tác phát triển ĐNGV của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Vì vậy, trong quá trình áp dụng, cần được bổ sung hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu phát triển của Nhà trường.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo, xây dựng và ban hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất, bắt buộc đối với GV của từng chuyên ngành.
- Có chính sách khuyến khích trong đào tạo, bồi dưỡng nhằm gắn trách nhiệm của ĐNGV với sự nghiệp phát triển giáo dục đại học.
2.2. Đối với Bộ Nội vụ
- Có sự chỉ đạo thống nhất từ cơ quan quản lý cao nhất; cần phải xây dựng thành dự án nghiên cứu và cần có nguồn kinh phí đầu tư xứng đáng.
- Tăng thêm kinh phí cấp hàng năm để nhà trường chi cho các hoạt động phát triển ĐNGV, đồng thời tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với từng chuyên ngành, đáp ứng tốt cho việc giảng dạy, học tập, NCKH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và tạo thương hiệu của trường, thu hút được những người giỏi về trường làm việc, đồng thời phê duyệt cơ cấu mới như trường đã đề xuất để xứng đáng là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực duy nhất của Bộ.
- Phân cấp, giao quyền cho trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm về công tác tổ chức cán bộ: bổ nhiệm, tuyển chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ GV.
- Có kế hoạch hành động cụ thể, phân chỉ tiêu rõ ràng cho Nhà trường để thực hiện tốt đề án cử GV, sinh viên giỏi đi học ở nước ngoài, tạo nguồn nhân lực cho Nhà trường.
-Tạo điều kiện về kinh phí và thời gian cho GV được đi học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn (ngắn hạn hoặc dài hạn), tham gia NCKH, hội nghị, hội thảo....
2.3. Đối với trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đối với lãnh đạo Nhà trường:
- Hoàn thiện việc sửa đổi, ban hành và triển khai thực hiện các quy chế, quy định như: quy định về chế độ làm việc, quy chế đào tạo, quản lý SV, qui định về NCKH. Thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ, tăng kinh phí hỗ trợ cho GV đi học tập nâng cao trình độ, có chế độ chính sách đãi ngộ đối với GV, thu hút nhân tài.
- Tăng cường công tác quản lý về mọi mặt, phân cấp cụ thể cho khoa, tổ bộ môn để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo.
- Có chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho các GV đạt thành tích tốt trong giảng dạy và có chế độ đãi ngộ thu hút người có trình độ cao về trường giảng dạy.
- Tăng cường CSVC trang thiết bị phục vụ đào tạo và giảng dạy.
- Mở rộng hợp tác quốc tế với các trường. Đồng thời tích cực tìm kiếm nguồn tài trợ, xây dựng các dự án hợp tác quốc tế về hỗ trợ công tác đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo.
2.4. Đối với các khoa, đơn vị của trường Đại học Nội vụ
-Tạo điều kiện cho GV được đi học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn (ngắn hạn hoặc dài hạn), tham gia NCKH, hội nghị, hội thảo.
- Bố trí GV đúng vị trí công việc, tăng cường hỗ trợ cho những giáo viên trẻ. - Xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, thân thiện và sáng tạo cho ĐGGV làm việc và cống hiến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương (2004),Chỉ thị số 40/2004/CT-TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
2. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (1995), Quyết định số 538/TCCP-TC ngày 19/12/1995 về việc thay đổi tên gọi các ngạch công chức giảng dạy và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch trong trường đại học, cao đẳng.
3. Bộ Chính trị (2009),Thông báo kết luận của Bộ Chính trị số 242/TB-TW ngày 15/4/2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2, khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định về chế độ làm việc đối với GV thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Quyết định số 1666/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/ 2012 về việc ban hành Chương trình hành động của Bộ Giáo dục – Đào tạo giai đoạn 2011-2016 thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP và chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông tư số 20/2013/TT/BGDĐT ngày 06/6/2013 ban hành quy định bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học.
7. Bộ Nội Vụ(2012), Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 quy định về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo đối với viên chức.
8. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 05/2012/TT- BNV ngảy 24/10/ 2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức củaNghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
9. Bộ Nội vụ (2012), Quyết định số 347/QĐ-BNV ngày 19/ 4/2012 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
10. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
11. Chính phủ (2012), Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 quy định về tuyển