Bảng 2.22. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV Nhà trường
TT Nội dung Số lượng %
1 Sự phát triển của nền kinh tế thị trường 53 53%
2 Nhu cầu cán bộ cho ngành Nội vụ 57 57%
3 Uy tín, thương hiệu của Nhà trường 64 64% 4 Môi trường sư phạm trong Nhà trường 71 71% 5
Tính đặc thù của các trường đại học: tuyển sinh, đội ngũ quản lý, sinh viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ quản lý.
Qua khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ĐNGV ta thấy: Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến phát triển ĐNGV là tính đặc thù của các trường đại học (tuyển sinh, ĐNGV, SV, CSVC trang thiết bị, đội ngũ CBQL) chiếm 78%; yếu tố ảnh hưởng ít nhất đến phát triển ĐNGV là sự phát triển của nền kinh tế trên thị trường lao động chiếm 53%. Điều này cho thấy, nhà trường cần có hoạch định về định hướng phát triển Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội
Kết luận chương 2
Qua điều tra khảo sát thực trạng công tác quản lý phát triển ĐNGV ở trường ĐHNVHN cho thấy mặc dù các cấp lãnh đạo, quản lý nhà trường đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của ĐNGV trong chiến lược phát triển ĐNGV của Nhà trường. Tuy nhiên, kết quả thu được vẫn còn nhiều hạn chế nhất là trong công tác quản lý phát triển ĐNGV.
Các số liệu điều tra cho thấy ĐNGV của trường ĐHNVHN vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng. Cụ thể là: Tổng số giảng viên của Nhà trường là 351 GV và 82 GV thỉnh giảng. Tổng số GV cơ hữu của Nhà trường thì gần 50% GV đang ở trình độ Đại học, cao đẳng. Thực tế này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục đào tạo của Nhà trường. Nguyên nhân khách quan có thể kể đến là do Trường mới được nâng cấp lên Đại học chưa lâu nên số lượng và chất lượng của ĐNGV chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra là không tránh khỏi. Tuy nhiên qua trao đổi với một số GV và dựa trên các số liệu điều tra thu được có thể thấy công tác quản lý ĐNGV của Nhà trường còn nhiều bất cập: Nhà trường chưa có được một kế hoạch rõ ràng cho chiến lược phát triển ĐNGV ngắn, trung và dài hạn. Chưa có được chính sách hỗ trợ về mặt tài chính đối với những GV muốn đi học nâng cao ở bậc thạc sỹ. Việc thu hút nhân tài chưa có được giải pháp phù hợp
Theo thống kê chất lượng của GV thỉnh giảng khá cao (38% là TS và TSKH, 41,2% trình độ ThS). Nếu số GV này trở thành GV cơ hữu của nhà trường sẽ nâng cao được chất lượng ĐNGV của nhà trường. Vấn đề kiểm tra đánh giá chưa được coi trọng và thực hiện một cách thường xuyên. Phần lớn CBQL là giảng viên kiêm nhiệm công tác quản lý nên còn hạn chế về kinh nghiệm năng lực trong việc quan tâm, động viên khuyến khích ĐNGV tự bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy và học.
Xác định được thuận lợi, khó khăn của công tác phát triển ĐNGV cũng như làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV là cơ sở để đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV để đáp ứng nhu cầu đào tạo và nâng cao chất lượng ĐNGV và chất lượng đào tạo, cũng như uy tín của nhà trường.
Để có ĐNGV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, thì việc tìm ra biện pháp phát triển ĐNGV cho phù hợp với điều kiện thực tế và mục tiêu phát triển trong tương lai của nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi xin được đề xuất một số biện pháp phát triển ĐNGV trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020