- Nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học, năng lực tổ chức, quản lý các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
- Nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị, lương tâm nghề nghiệp đối với giảng viên.
Hình thức bồi dưỡng gồm:
- Bồi dưỡng thường xuyên: là hình thức bồi dưỡng phổ biến vì nó phù hợp với đặc điểm công việc của giảng viên và điều kiện của Nhà trường. Việc bồi dưỡng thường xuyên thường thông qua các hội nghị khoa học, seminar, các đợt tập huấn, dự giờ...
- Bồi dưỡng định kì: với mục đích giúp giảng viên được cập nhập tri thức thường xuyên tránh sự lạc hậu.
- Bồi dưỡng nâng cao: tập trung chủ yếu vào các giảng viên nòng cốt chủ chốt, các cấn bộ nguồn của Nhà trường.
Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy, mục tiêu của đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng của đội ngũ giảng viên, củng cố mở mang thêm hệ thống tri thức chuyên môn sẵn có đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục của Nhà trường và yêu cầu chung của ngành. Bên cạnh đó Nhà trường cũng có thể sử dụng tối đa nguồn lực, nâng cao hiệu quả trong công việc và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của mình.
1.4.5. Tạo môi trường làm việc nhằm khuyến khích phát triển đội ngũ giảng viên viên
Tạo môi trường làm việc là một trong những công việc nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Nhà trường. Đây là công việc hết sức cần thiết và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc tại Nhà trường. Xây dựng
môi trường pháp lý, môi trường sư phạm, tạo điều kiện về tinh thần, vật chất....cho ĐNGV hoạt động, nhằm phát huy tối đa khả năng làm việc của ĐNGV.
Học giả Campblel & Pritchard (1976), đã đưa ra mô hình thể hiện mối quan hệ qua lại giữa kết quả hoạt động của tổ chức với năng lực, động viên/khuyến khích và môi trường làm việc:
Năng lực x Động viên/ khuyến khích x Môi trường = Kết quả thực hiện
Như vậy, kết quả thực hiện công việc phụ thuộc rất nhiều vào việc động viên, khuyến khích. Người lãnh đạo phải biết động viên, khuyến khích và tạo môi trường tốt cho nhân viên thì họ mới có thể phát huy tối đa năng lực bản thân
Việc tạo điều kiện, môi trường thúc đẩy ĐNGV làm việc có hiệu quả đòi hỏi nhà trường cần quan tâm tới các điều kiện sau:
- Quan tâm, đầu tư xây dựng tới cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện…phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhằm tạo điều kiện cho giảng viên phát huy năng lực của mình.
- Tạo môi trường giáo dục thoải mái, quan hệ với giữa đồng nghiệp gắn kết vì nó có tác động đến quá trình giáo dục ở khía cạnh tâm lí, đạo đức người giảng viên.
- Có chính sách đãi ngộ phù hợp, thi đua khen thưởng kịp thời để động viên, khuyến khích ĐNGV hăng say công tác, cũng như thu hút các nhà khoa học, cán bộ trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, có năng lực, có kinh nghiệm nghề nghiệp về trường.