Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 45 - 48)

- Uy tín, thương hiệu của Nhà trường: Một tổ chức nói chung sẽ trải qua ba giai đoạn phát triển: giai đoạn xây dựng và củng cố, giai đoạn khẳng định thương hiệu và cuối cùng là phát triển bền vững. Thương hiệu của Nhà trường càng được khẳng định thì càng thu hút được đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và công tác phát triển ĐNGV cũng thuận lợi hơn.

- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: Trong nhà trường cán bộ quản lý là lực lượng chủ lực để thực hiện công tác phát triển đội ngũ giảng viên.Đối với mỗi tổ chức sứ mệnh, mục tiêu chính là kim chỉ nam, là định hướng và mong muốn phát triển, là cái đích để hướng tới. Các tiêu chí phát triển ĐNGV cũng được xây dựng dựa trên việc hoạch định của đội ngũ cán bộ quản lý của Nhà trường gắn với nhu cầu của xã hội. Cách chỉ đạo thực hiện và giám sát của cán bộ quản lý Nhà trường mà đặc biệt là Hiệu trưởng có tác động tích cực đến việc phát triển ĐNGV.

- Tính đặc thù của các trường đại học: vai trò và sứ mạng của các trường đại học phải thực hiện: là nơi kiến tạo tri thức, là nơi lưu giữ và truyền tải di sản tri thức

và các giá trị tinh thần của nhân loại, là nơi khai sáng con người. Nhận thức về vai trò và sứ mạng của trường đại học là nền tảng để hoạch định chính sách giáo dục, để tìm kiếm giải pháp xây dựng những trường đại học thực sự có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của cả xã hội. Tuy nhiên mỗi trường đại học đều có chức năng, nhiệm vụ riêng của mình, cũng như mỗi chuyên ngành đều có tính đặc thù riêng yêu cầu đội ngũ giảng viên cũng phái đáp ứng được tính đặc thù riêng của Nhà trường. - Chất lượng tuyển chọn đội ngũ giảng viên: Đây là yếu tố có tính chất quan trọng quyết định đến công tác quản lý phát triển ĐNGV. Nếu nhà trưởng tuyển dụng được ĐNGV có chất lượng cao thì công tác quản lý phát triển ĐNGV sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Thực tế cho thấy nếu tuyển chọn đầu vào mà có trình độ chuyên môn thấp hoặc không được phép chọn lọc thì việc phát triển ĐNGV của lãnh đạo Nhà trường khó mà đạt kết quả tốt. Đặc biết đối với Nhà trường còn được Bộ Nội vụ giao cho trọng trách là một trường Đại học đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ, bám sát nhiệm vụ quản lý của Bộ, nhất là những lĩnh vực mà chưa có một trường đại học nào đào tạo.

Kết luận chương 1

Phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Yếu tố then chốt quyết định nên sự thành công trong phát triển giáo dục chính là ĐNGV. Các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật, Trung Quốc từ lâu đã rất quan tâm và coi trọng vấn đề quản lý phát triển ĐNGV nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao. Việt Nam đã và đang có nhiều đề tài nghiên cứu nhằm phát triển ĐNGV ở đại học, cao đẳng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Phát triển ĐNGV ở đại học thực chất là công tác phát triển nguồn nhân lực trực tiếp tham gia giảng dạy đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng yêu cầu tăng về quy mô và chất lượng giáo dục đào tạo.

Trong công tác quản lý ở trường đại học, vấn đề phát triển ĐNGV phải xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu gắn với mục tiêu và sứ mệnh và chiến lược đào tạo của Nhà trường

Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên bao gồm: - Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; - Thu hút và tuyển dụng giảng viên;

- Sử dụng và đánh giá giảng viên;

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên;

- Tạo môi trường làm việc nhằm khuyến khích phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường;

- Xây dựng chính sách đãi ngộ và chế độ phúc lợi.

Đảng và nhà nước ta cũng đã xác định việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu, phải thật sự coi phát triển đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm trong mỗi Nhà trường. Do vậy, việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu hợp lí, có trình độ chuyên môn cao, có tính ổn định lâu dài là vô cùng quan trọng, cấp thiết và mang tính tất yếu

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

2.1. Khái quát về sự phát triển của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 45 - 48)