2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Trường Đại học Nội vụ Hà Nội mới chuyển từ Cao đẳng lên Đại học không lâu nên còn gặp không ít khó khăn trong quá trình xây dựng tổ chức và ĐNGV.
- Nguồn tài chính dành cho công tác phát triển ĐNGV còn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước cấp. Kinh phí tự chủ ngoài ngân sách hàng năm mặc dù đã được Nhà trường quan tâm dành một phần cho công tác phát triển đội ngũ giảng viên nhưng so với nhu cầu thực tế vẫn còn quá ít. Đây có thể coi là nguyên nhân cơ bản của những tồn tại về cơ sở vật chất, bồi dưỡng phát triển ĐNGV, chính sách thu hút nhân tài.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác Tổ chức nhân sự của Nhà trường chưa được đào tạo chuyên sâu về quản trị nhân lực nên hạn chế năng lực quản lý lao động. Vì vậy việc tham mưu, tư vấn các chính sách về tổ chức nhân sự hay phát triển đội ngũ giảng viên vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Khó khăn về cơ sở vật chất. Nhà trường vẫn đang phải thuê cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu đào tạo sinh viên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến ngân sách tài chính của nhà trường trong việc đầu tư phát triển ĐNGV.
- Cơ chế chính sách thu hút, đãi ngộ giảng viên còn phụ thuộc nhiều vào các quy định, hướng dẫn của Nhà nước, còn bị bó buộc bởi các quy định về tiền lương, thu nhập, đãi ngộ dành cho đội ngũ giảng viên.
- Thu nhập của GV tại trường thấp hơn so với các trường đại học khác. Nhà trường chỉ có chính sách hỗ trợ giảng viên học nâng cao trình độ ở cấp TS là 100% tiền học phí nếu có cam kết ở lại trường giảng dạy. Còn đối với GV học nâng cao ở trình độ Ths thì nhà trường hoàn toàn không có hỗ trợ về mặt kinh phí. Điều này giải thích vì sao số lượng giảng viên cơ hữu của Trường ở trình độ đại học còn khá cao (147/288GV)
Qua khảo sát các nguyên nhân của thực trạng phát triển ĐNGV, ta có kết quả như sau:
Bảng 2.21. Nguyên nhân của thực trạng phát triển ĐNGV
TT Nội dung Số lượng %
1 Chưa có kế hoạch dài hạn về phát triển đội ngũ
GV 63 63%
2
Nguồn tuyển ĐNGV còn hạn hẹp, đặc thù nghề
nghiệp, thương hiệu trường chưa mạnh… 74 74% 3 GV thiếu kinh nghiệm thực tế trong đào tạo 79 79%
4
Trình độ chuyên môn, khả năng sử dụng ngoại
ngữ, tin học của GV còn hạn chế 87
87%
5 Các khoa chuyên môn chưa quản lý tốt hoạt động
của GV, chưa quan tâm đào tạo nguồn GV trẻ 46 46%
6 Thu nhập của GV còn thấp 64 64%
7 Chưa có chính sách thu hút nhân tài 71 71% 8 Môi trường làm việc, trang thiết bị thực hành còn
thiếu và chưa đồng bộ 67 67%
Từ kết quả ở bảng trên cho thấy: Nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất trình độ chuyên môn và khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học còn hạn chế chiếm 87% và GV thiếu kinh nghiệm thực tiễn ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, chiếm 79 %, tiếp đến là nguồn tuyển GV còn hạn hẹp và đặc thù nghề nghiệp chiếm 74/%.