Biện pháp 5 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực và kiểm định

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 97 - 98)

chất lượng đội ngũ giảng viên.

- Mục tiêu biện pháp:

Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng cơ bản của công tác lãnh đạo, quản lý. Kiểm tra, đánh giá cũng là dịp để kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, của các cơ sở đào tạo về công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong đội ngũ giảng viên; đánh giá số lượng và chất lượng ĐNGV ở Trường, làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung nhân sự.

Nội dung và cách thực hiện:

Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường và chất lượng đào tạo cần phải có sự đánh giá và kiểm định chất lượng:

“Phiếu đánh giá giảng viên”,“Phiếu đánh giá của người sử dụng lao động đối với chương trình đào tạo”, “Phiếu đánh giá cơ sở đào tạo”…

Để đánh giá giảng viên Nhà trường cần thực hiện thường xuyên, nghiêm túc bằng cách cho sinh viên đánh giá giảng viên thông qua Phiếu đánh giá giảng viên sau khi giảng dạy hoàn tất học phần. Từ kết quả của việc đánh giá, bản thân người giảng viên sẽ biết các điểm mạnh, yếu trong chuyên môn, phương pháp sư phạm để tự hoàn thiện. Qua đánh giá của người học đối với giảng viên, các nhà quản lý cũng đánh giá được chất lượng của giảng viên để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời

như: nhắc nhở GV, tổ chức, bồi dưỡng kỹ năng GV, cân đối và bố trí nhân sự phù hợp, có chế độ đãi ngộ phù hợp với GV có uy tín, có nhiều SV đăng ký học để khuyến khích, động viên người dạy hăng say nghiên cứu, học tập thêm để nâng cao trình độ, giảng dạy ngày càng tốt hơn.

Bên cạnh việc đánh giá GV, cần tạo cơ chế để cán bộ, GV Nhà trường tham gia chấm điểm, đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Nhà trường và các CBQL thông qua lấy phiếu tín nhiệm hàng năm.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)