Lai tế bào khi sử dụng virut kích thích

Một phần của tài liệu Di truyền tế bào (Trang 157)

Năm 1965 các nhà nghiên cứu Harris, Watkins, Okada và Murayama đã sử dụng virut Sendai đã bị bất hoạt bởi bức xạ tử ngoại, làm tác nhân kích thích trong nuôi cấy, họ đã tạo

được các tế bào lai heterocaryon giữa chuột với người, giữa lợn với ngườị Các tế bào lai này có thể tăng sinh để cho ra các thế hệ tế bào lai hợp nhân (syncaryon). Lúc đầu tế bào lai còn chứa cả hai nhân - được gọi là heterocaryon. Heterocaryon có thể tồn tại một thời gian hoặc bị

chết (trường hợp lai ngẫu nhiên), hoặc heterocaryon sẽ biến thành syncaryon khi 2 nhân hòa hợp tạo thành một nhân chung. Các syncaryon có khả năng phân bào mitos cho ra các thế hệ

nối tiếp tạo nên dòng tế bào laị

Ngày nay trong nghiên cứu lai tế bào invitro, việc sử dụng virut làm tác nhân kích thích

đã trở thành phổ biến và thông dụng. Nhiều dạng virut có khả năng kích thích sự hòa hợp tế

bào invitro như các virut chứa ADN (nhóm virut Herpes, virut đậu mùa v.v.), các virut chứa ARN (virut lợn, virut Niu-cát-xơn, virut Sendai v.v.), các virut gây ung thư (virut Sarcoma rous) v.v..

Nhưng gây hiệu quả nhiều nhất là virut Sendai là loại virut chứa ARN có tác động ngưng kết hồng cầu tìm thấy ở Nhật Bản nên có tên gọi là virut HVJ vì lần đầu tiên được phân lập tại trường Đại học Tohoky ở Sendai (Nhật bản) nên có tên gọi là virut Sendaị

Virut Sendaiđược cấu tạo bởi lõi ARN và được bao bởi các phân tử glicoprotein có khả

năng làm ngưng kết máu và dung hợp tế bào, ngoài cùng là màng lipoprotein có nguồn gốc từ

màng sinh chất tế bào vật chủ. Virut Sendai ký sinh trong các tế bào động vật bằng cách liên kết với màng sinh chất tế bào vật chủ và bằng hiện tượng nhập bào và tạo thành các bóng nhập bào để xâm nhập vào tế bào vật chủ.

Do tính chất của virut liên kết với màng tế bào nên chúng làm liên kết các màng hồng cầu với nhau tạo nên ngưng kết máụ Trong nuôi cấy invitro virut Sendai làm liên kết màng sinh chất của hai tế bào với nhau tạo điều kiện cho sự dung hợp hai tế bào tạo thành heterocaryon. Tuy nhiên, sự dung hợp tế bào còn tuỳ thuộc vào đặc tính của tế bào, vào số lượng hạt virut, vào nồng độ các ion, vào độ pH, vào nguồn năng lượng v.v.. Để tăng tính liên kết người ta thường sử dụng virut kết hợp với một loại hóa chất cũng có khả năng tạo sự dung hợp tế bào là polyethylen glicol.

Một phần của tài liệu Di truyền tế bào (Trang 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)