Gregor Mendel (1822 – 1884) vừa là nhà toán học, vừa là nhà thực vật học đã tiến hành các nghiên cứu về di truyền học trên đối tượng là các cây đậu vườn (Pivus sativus) là cơ thể
sinh sản hữu tính có nhiều tính trạng dễ quan sát và dễ trồng, sinh trưởng nhanh và có thể tự
thụ phấn trong tự nhiên, nhưng có thể cho chúng giao phấn nhân tạo khi thí nghiệm, do đó có thể biết rõ nguồn gốc xuất xứ của cây bố mẹ.
Thành công của Mendel không chỉ ở chỗ chọn cây đậu vườn làm đối tượng nghiên cứu mà còn ở chỗ chọn các tính trạng để theo dõi quan sát qua nhiều thế hệ trong các phép laị Các tính trạng được quan sát từ các bố mẹ thuần chủng nghĩa là con cháu sinh ra đều mang tính trạng giống bố mẹ, ví dụ: bố mẹ mang tính trạng hoa đỏ thì các thế hệ con cái cũng chỉ mang hoa đỏ. Các tính trạng được ông nghiên cứu là các tính trạng thể hiện thành cặp sai khác tương phản, ví dụ: hoa tím tương phản với hoa trắng, cây cao → cây thấp, hạt vàng → hạt xanh, hạt tròn → hạt nhăn, quả xanh → quả vàng.
Trong nhiều năm dày công nghiên cứu thực nghiệm và với sự phân tích các dữ liệu bằng phương pháp toán học, G. Mendel đã công bố công trình của mình vào năm 1865 về
phương thức và quy luật di truyền bằng thí nghiệm lai cây đậu vườn. Nhưng vào thời Mendel các qui luật Mendel chưa được công nhận vì chưa có cơ sở tế bào học, cơ sở thể
nhiễm sắc, phân bào giảm nhiễm và thụ tinh. Đến năm 1900 các quy luật Mendel mới được tái phát hiện và được công nhận rộng rãi nhờ ba nhà nghiên cứu là Correns, Tchermark và De Vriẹ G. Mendel được xem là nhà khoa học đầu tiên đặt nền móng cho cơ sở di truyền
học ở thế kỉ XIX và sự phát triển nhanh chóng của di truyền học ở thế kỉ XX cả về lý thuyết và ứng dụng thực tiễn trong chọn giống cây trồng vật nuôi cũng như y học.
Bản chất các quy luật Mendel đã làm sáng tỏđược các phương thức di truyền từ thế hệ bố
mẹđến thế hệ con cáị Đặc tính di truyền có cơ sở là “nhân tố di truyền”, các nhân tố này (bây giờ được gọi là gen) chịu trách nhiệm quy định các tính trạng và được truyền từ thế hệ này qua các thế hệ khác. Ở bố mẹ các nhân tốđó tồn tại thành cặp và được phân ly khi tạo giao tử
và được tổ hợp khi thụ tinh qua các thế hệ một cách có quy luật và quy định nên các tính trạng di truyền.