Thể mút (telomere)

Một phần của tài liệu Di truyền tế bào (Trang 49 - 50)

Mỗi thể nhiễm sắc chứa một phân tử ADN liên kết với protein tạo thành các sợi nhiễm sắc xoắn, gấp khúc chạy suốt thể nhiễm sắc. Đầu tận cùng của phân tử ADN ởđầu tận cùng của thể nhiễm sắc được gọi là thể mút. Từ năm 1938, Herman J. Muller gọi đầu tận cùng thể

nhiễm sắc là thể mút (telomere) và chứng minh rằng các thể nhiễm sắc bị tác động tia X làm

đứt gãy thể mút sẽ không còn khả năng truyền cho thế hệ saụ Khi nghiên cứu trên thể nhiễm sắc của ngô Barbara McKlintock đã chứng minh là các thể nhiễm sắc bịđứt gãy thể mút có xu thế dính kết với các đoạn thể nhiễm sắc khác bị mất thể mút và như vậy thể mút có vai trò giữ

cho các thể nhiễm sắc trong bộ không dính kết với nhaụ Do đó, thể mút có cấu trúc đặc biệt. Những dẫn liệu về cấu trúc phân tửđã chứng minh là thể mút có ba chức năng quan trọng: (1) ngăn cản không cho enzym deoxiribonucleaza phân giải đầu tận cùng của phân tử ADN, (2) ngăn cản không cho các thể nhiễm sắc trong bộ dính kết với nhau và (3) tạo thuận lợi cho sự

tái bản ADN ở phần đầu cuối của phân tử. Thể mút có cấu trúc và thành phần nucleotit đặc thù gồm những đoạn lặp nucleotit, tuy ở các loài khác nhau thì khác nhau nhưng thường thể

hiện theo phương thức 5’ – T1-4 A0-1 G1-8 – 3’. Ví dụở người cũng như các động vật có xương sống đoạn lặp đó là TTAGGG, ở bọn đơn bào Tetrahymena thermophila có đoạn lặp là

TTGGGG, ở thực vật Arabidopsis thaliana có đoạn lặp là TTTAGGG. Đối với động vật có xương sống thì đoạn lặp TTAGGG mang tính ổn định cao và đã được phát hiện thấy trên 100 loài khác nhau bao gồm động vật có vú, chim, bò sát, ếch nhái và cá. Số lượng đoạn lặp thay

đổi tùy loài, tùy thể nhiễm sắc trong bộ của loài, hoặc ngay trong một thể nhiễm sắc nhưng ở

các tế bào biệt hóa khác nhaụ Ở người trong các tế bào soma lành (không bị ung thư) thể mút thường chứa tới 500 – 3.000 đoạn lặp TTAGGG và chúng bị bớt ngắn dần theo tuổi thọ. Trái lại trong các tế bào dòng sinh dục và tế bào ung thư thì số lượng đoạn lặp của thể mút không bị bớt đi theo tuổị Nhiều nghiên cứu về thành phần nucleotit và cấu trúc phân tử của thể mút

đã chứng minh rằng các trình tự lặp nucleotit của thể mút được tạo nên với sự tham gia của enzym telomeraza (nếu thiếu enzym telomeraza các điểm mút sẽ bị ngắn dần dẫn tới làm mất các gen quan trọng) và có các protein đặc thù liên kết với tiết mút tạo nên tính bền vững của thể mút (không cho các thể nhiễm sắc dính nhau). Như vậy, thể mút có vai trò không chỉ là ngăn cản không cho các thể nhiễm sắc trong bộ dính kết lại với nhau nhưng đồng thời còn tham gia vào sựđiều chỉnh tần số phân bàọ Nhiều dẫn liệu còn cho rằng thể mút còn có vai trò tạo điều kiện cho các thể nhiễm sắc tương đồng nhận biết nhau và bắt cặp ở tiền kỳ giảm phân Ị

Đa số các tế bào soma của người thiếu hoạt tính của enzym telomeraza và khi các tế bào soma được đem nuôi cấy invitro chúng có có số lượng lần phân bào hạn chế (chỉ khoảng 20- 70 lần), sau đó đi vào thoái hóa và chết. Người ta đã quan sát thấy tỷ lệ chiều dài của thể mút với số lần phân bàọ Tế bào có thể mút dài hơn có số lần phân bào nhiều hơn, tức là sống lâu hơn. Các tế bào ung thưđược coi là “bất tử” trong nuôi cấy invitro, chúng luôn phân bào vì các tế bào con luôn có hoạt tính telomeraza như tế bào mẹ (thể mút không bị ngắn đi qua mỗi lần phân bào). Cũng có người đề nghị sử dụng enzym telomeraza như là tác nhân chống ung thư vì hoạt tính phân bào của chúng sẽ bịức chế và giảm dần. Khi nghiên cứu những người bị

bệnh già trước tuổi (progeria) đã có biểu hiện sự già ở tuổi 8 - 10 (giống các cụ già 70 - 80) người ta thấy rằng thể mút của các tế bào soma của họ rất ngắn do đó khả năng tăng sinh tế

bào invitro bị giảm hẳn. Chắc chắn là có sự tương quan giữa chức năng của thể mút với sự

già.

Một phần của tài liệu Di truyền tế bào (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)